Thời điểm này, nông dân các xã Phổng Lái, Phổng Lăng, Phổng Lập, Mường É… huyện Thuận Châu tập trung thu hoạch vụ chè thu. Nông dân phấn khởi, vì vụ này chè được mùa, được giá.
Thành lập ngày 19/5/2023, Tổ hợp tác mây tre đan tiểu khu 19, thị trấn Hát Lót, có 7 thành viên, chuyên sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ bằng mây, tre đan, như rổ, rá, đũa, nong, nia, giỏ… Sau 4 tháng hoạt động, Tổ đã sản xuất được 700 sản phẩm và 5.000 đôi đũa giao đến tay khách hàng. Các thành viên của Tổ đều phấn khởi vì sản phẩm sản xuất ra đến đâu, tiêu thụ hết đến đó.
Cây măng tre bát độ những năm gần đây được huyện Vân Hồ tập trung phát triển tại các xã, như: Tân Xuân, Chiềng Xuân, Xuân Nha. Hiện nay nhiều diện tích đã cho thu hoạch, bước đầu mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
Na là một trong những cây trồng chủ lực của huyện Mai Sơn, thời điểm này, nông dân đang khẩn trương bước vào vụ thu hoạch. Mỗi ngày, có hàng chục chuyến xe chở na đi các tỉnh tiêu thụ.
Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh tăng cường hỗ trợ tư vấn tài chính, pháp lý, đưa ra các gói tín dụng ưu đãi, giúp doanh nghiệp có vốn duy trì, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh và tìm kiếm đối tác, bạn hàng mới, thị trường tiềm năng.
Chuyển đổi số là "chìa khóa" tạo động lực cho HTX phát triển nhanh và bền vững. Nắm bắt xu thế đó, HTX Rau an toàn Tự Nhiên ở xã Đông Sang, huyện Mộc Châu đã đi đầu chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp ở địa phương và đạt nhiều kết quả tích cực. Có điều đặc biệt ở đây, đa số thành viên là người cao tuổi nhưng đã bắt kịp xu thế công nghệ để thành công.
Trong 6 tháng qua, giá thịt lợn hơi tăng lên 58-60 nghìn đồng/kg, tăng 20% so với mức giá trung bình các tháng đầu năm, đây là mức giá cao nhất từ năm 2022 trở lại đây. Giá lợn hơi tăng giúp cho ác hộ chăn nuôi, doanh nghiệp có lãi sau thời gian dài thua lỗ, tiếp tục đầu đầu tư, mở rộng quy mô tái đàn.
Cao nguyên Mộc Châu có khí hậu trong lành mát mẻ, thích hợp với nhiều loại cây ăn quả, trong đó có cây hồng giòn. Nhiều nông dân nơi đây đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao giá trị cây hồng giòn, tăng thu nhập, hướng tới nền nông nghiệp bền vững.
Sau gần một năm chính thức đi vào hoạt động, Nhà máy phân bón Sông Lam Tây Bắc đã sản xuất gần 10.000 tấn phân bón hữu cơ vi sinh, 20.000 tấn phân bón NPK và thu mua gần 20.000 tấn phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân.
Những năm qua, Liên minh HTX tỉnh luôn quan tâm công tác tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ năng lực, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý, thành viên các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh của các HTX, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Vốn là loại quả đặc trưng của các nước Nam Mỹ, hiện nay, chanh leo vàng đã có mặt trên cao nguyên Mộc Châu, góp phần đa dạng hóa cây trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.
Những năm qua, cây nhãn đã trở thành cây trồng chủ lực, thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển, mang lại việc làm, thu nhập cho nông dân huyện Sông Mã. Đặc biệt, nhãn Sông Mã đã tạo được thương hiệu, từng bước vươn ra thị trường thế giới.
Khu nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN về nông lâm nghiệp tại huyện Mộc Châu được khởi công năm 2016, hoàn thành đưa vào hoạt động năm 2020. Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, Khu nghiên cứu đã triển khai được nhiều đề tài nghiên cứu mang lại giá trị, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
Thành phố Sơn La hiện có gần 5.000 ha cà phê, tập trung trên địa bàn các xã Hua La, Chiềng Đen, Chiềng Cọ, Chiềng Ngần và các phường Chiềng Sinh, Chiềng An, với sản lượng bình quân trên 40.000 tấn/năm, chiếm 46% tổng giá trị các loại cây trồng của Thành phố. Để phát triển cà phê bền vững, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc tổ chức các lớp tập huấn quản lý dịch hại tổng hợp IPM cây cà phê cho các hộ nông dân, cán bộ kỹ thuật vùng trồng cà phê của Thành phố.
Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân Sơn La đã quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước vào điều kiện cụ thể địa phương…Hôm nay, Sơn La đang vươn lên mạnh mẽ, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, rõ nhất là nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Từ một tỉnh miền núi với nền nông nghiệp lạc hậu, tự cung tự cấp, Sơn La đã bứt phá trở thành hiện tượng nông nghiệp của cả nước, với hơn 85 nghìn ha cây ăn quả, nhiều hộ dân có thu nhập từ sản xuất nông nghiệp đạt hàng trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng/ha. Diện mạo nông thôn Sơn La ngày càng khởi sắc. Góp sức vào thành tựu chung ấy, với sứ mệnh được định vị từ ngày đầu thành lập, Agribank Chi nhánh tỉnh Sơn La tự hào là ngân hàng chủ lực, tiên phong trong việc cung cấp tín dụng cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trải qua 35 năm xây dựng và trưởng thành, Agribank Sơn La luôn trọn nghĩa vẹn tình cùng với tam nông trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Ngày 5/7, Ban Chỉ đạo Đổi mới phát triển kinh tế tập thể, HTX tỉnh đã tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và đối thoại chính sách phát triển HTX tỉnh. Dự Hội nghị, có lãnh đạo các sở, ngành và đại diện các HTX trên địa bàn tỉnh.
Trong những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân huyện Yên Châu đang khẩn trương thu hoạch lúa vụ xuân và chuẩn bị các điều kiện chuẩn bị cho vụ mùa tới.
Thời tiết nắng nóng kéo dài, lượng mưa ít, lưu lượng nước về hồ thấp hơn trung bình nhiều năm thời gian qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động cung cấp điện của Nhà máy thủy điện Sơn La.