Xây dựng, thi hành pháp luật, ngăn ngừa tham nhũng

Trước yêu cầu phát triển trong tình hình mới, công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật những năm qua còn bộc lộ một số bất cập. Ngày 14/8/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 126/NQ-CP về một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật, nhằm ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ.

Quán triệt, triển khai thực hiện nghị quyết, các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh tập trung tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật thuộc lĩnh vực được giao quản lý, đảm bảo đầy đủ, thống nhất, kịp thời, đúng quy định của pháp luật, ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong xây dựng, thi hành pháp luật.

Các cấp, các ngành, địa phương chủ động rà soát, đánh giá kết quả triển khai thực hiện, kịp thời phát hiện những tồn tại, khó khăn, tham mưu, đề xuất các giải pháp, biện pháp phù hợp tiếp tục triển khai thực hiện các chỉ đạo về xây dựng thể chế và tổ chức thi hành pháp luật ở ngành, địa phương. Đồng thời, tập trung nghiên cứu chủ trương, đường lối của Đảng, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các Điều ước quốc tế và thực tiễn thi hành pháp luật để tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực được giao quản lý.

Tham mưu, đề xuất, đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Quá trình soạn thảo văn bản phải bám sát các chính sách đã được thông qua; tuân thủ nghiêm trình tự, thủ tục.

Các cơ quan được giao chủ trì soạn thảo văn bản tổ chức lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách và các tổ chức, hiệp hội, các chuyên gia, nhà khoa học, người làm thực tiễn bằng các hình thức phù hợp. Tăng cường phản biện xã hội, truyền thông đối với các văn bản quy phạm pháp luật có tác động lớn đến người dân và doanh nghiệp.

Rà soát đầy đủ, nghiên cứu, tập trung đề xuất một văn bản để quy định chi tiết nhiều nội dung của luật, pháp lệnh, nghị quyết; nhằm hạn chế việc xây dựng, ban hành nhiều văn bản quy định chi tiết thi hành, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, tạo thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện.

Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực ngành, địa phương quản lý để xem xét sự phù hợp với hệ thống pháp luật và đòi hỏi của thực tiễn; xác định rõ khó khăn, vướng mắc, đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; đẩy mạnh hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Chú trọng tổ chức đối thoại với doanh nghiệp, người dân về vướng mắc, bất cập trong thực thi chính sách, pháp luật.

Nghiên cứu, đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung của luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định, thông tư và các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND tỉnh ban hành.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra trong quá trình tổ chức thi hành pháp luật; xử lý nghiêm các vi phạm trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản; xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, cá nhân trong việc tham mưu xây dựng, ban hành văn bản trái pháp luật; nhất là việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, người dân, doanh nghiệp.

Nâng cao năng lực, phẩm chất của công chức làm công tác xây dựng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật, nêu cao tinh thần cảnh giác, không để bị chi phối, tác động bởi các hành vi không lành mạnh, làm sai lệch chủ trương, chính sách, nội dung văn bản quy phạm pháp luật.

Ngọc Thuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới