Mất an toàn vệ sinh thực phẩm từ các điểm giết mổ gia cầm

Xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng, hầu hết các chợ lớn, nhỏ trên địa bàn thành phố đều có dịch vụ giết mổ gia cầm. Tình trạng giết mổ nhỏ lẻ, tự phát, hằng ngày vẫn diễn ra tràn lan, cho thấy khả năng dịch bệnh lây lan là rất cao. Hầu hết người dân đều chủ quan với những nguy cơ tiềm ẩn mất an toàn vệ sinh thực phẩm tại các khu vực này.

Gia cầm được nhúng chung vào một nồi nước sôi đục ngàu trước khi được làm lông.
Ghi nhận của phóng viên tại chợ Trung tâm của Thành phố, hoạt động giết mổ gia cầm diễn ra cả ngày, nhiều điểm giết mổ gia cầm tự phát của người dân mọc lên ngay bên cạnh chợ. Những điểm giết mổ này luôn trong tình trạng mất vệ sinh, thường xuyên bốc mùi hôi tanh, gây khó chịu cho người qua lại. Qua quan sát, hàng chục con gia cầm các loại được giết mổ, nhưng tất cả đều được nhúng chung trong một nồi nước sôi đục ngàu đun từ sáng đến chiều tối, thành nồi cáu bẩn thành một vệt đen đặc quánh pha lẫn lông, đất cát, phân gia cầm. Việc giết mổ ở đây được thực hiện nhanh, gọn. Gia cầm sống được đưa vào một cái lồng sắt úp ngược để cắt tiết. Sau khi gia cầm được mổ xong, phần lông, nội tạng moi ra đều để hết xuống nền gạch, gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Tìm hiểu thêm được biết, những điểm giết mổ tự phát này, ngoài giết mổ gia cầm còn nhận thêm cả giết mổ các loại vật nuôi khác theo yêu cầu của khách hàng như: Chó, lợn, thỏ, mèo... Điều đáng chú ý là ngay bên cạnh các điểm giết mổ gia súc, là những hàng quán bán thức ăn chín, càng làm cho tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm trở nên nghiêm trọng hơn.  

Tại chợ 308, phường Quyết Thắng (Thành phố), hoạt động giết mổ gia cầm diễn ra tấp nập không kém. Đa phần người dân mua gia cầm còn sống tại chợ và thuê giết mổ ngay. Trong không gian chật hẹp, môi trường tại các điểm giết mổ gia cầm vô cùng ô nhiễm, nước bẩn trộn lẫn với chất thải gia cầm chảy tràn ra xung quanh. Những chậu nước nhuốm màu đỏ đục sau khi giết mổ gia cầm lại được các tiểu thương tận dụng lại... Dù mất vệ sinh như vậy, nhưng khách hàng ra vào điểm giết mổ gia cầm vẫn rất đông.

Khi được hỏi về tình trạng vệ sinh thực phẩm, hầu hết người giết mổ gia cầm tại các chợ đều chung một câu trả lời: Sau khi thuê mổ gia cầm, khách hàng còn mang về xát muối, rửa lại rồi sơ chế, chế biến nữa nên yên tâm về an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, thực tế các loại gia cầm thuê mổ tại đây có sạch như người tiêu dùng nghĩ hay không lại không thể kiểm chứng bằng mắt thường. Nếu được tận mắt chứng kiến quy trình giết mổ, cũng như môi trường tại những điểm giết mổ gia cầm thì mới thấy hết việc mất an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Phần nội tạng, lông của gia cầm để lẫn dưới nền gạch rất mất vệ sinh (Ảnh chụp tại chợ Trung tâm (Thành phố).

Sở dĩ, việc những khu giết mổ gia cầm tại các chợ vẫn luôn tồn tại là do xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng. Chị Kiều Hương, phường Quyết Thắng (Thành phố) chia sẻ: Do không yên tâm về chất lượng gia cầm đã giết mổ bán sẵn tại chợ, nên tôi thường chọn mua gia cầm sống rồi thuê giết mổ ngay tại chỗ. Tuy biết việc giết mổ gia cầm ở chợ không được đảm bảo, nhưng muốn nhanh và tiện nên đành chấp nhận. Cũng đồng quan điểm, chị Nguyễn Nhàn, phường Chiềng Lề (Thành phố) cho biết: Với giá thuê mổ 10.000 đồng/con gà và 15.000 đồng/con vịt, sau 7-10 phút đã có thành phẩm mang về. Chính vì lý do nhanh gọn, tiết kiệm thời gian, nên tôi chọn hình thức thuê mổ tại các điểm giết mổ gia cầm.

Việc mua bán, giết mổ gia cầm sống tại chỗ tuy đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, nhưng lại gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, đây là mối nguy tiềm ẩn nguy cơ phát tán các loại dịch bệnh, đặc biệt trong bối cảnh dịch cúm gia cầm đang có nguy cơ bùng phát. Hiện nay, tỉnh ta đang triển khai nhiều biện pháp để ngăn chặn dịch cúm gia cầm đang có nguy cơ lây lan trên địa bàn. Thế nhưng, nếu chỉ quan tâm đến việc phòng chống dịch mà không kiểm soát được các điểm giết mổ gia cầm thì nguồn bệnh sẽ không được xử lý triệt để. Các cơ quan chức năng trên địa bàn cần có các biện pháp để ngăn chặn, xử lý nghiêm các điểm giết mổ gia cầm không đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.

Thanh Huyền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đồng chí Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội

    Đồng chí Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội

    Thời sự - Chính trị -
    Chiều 20/5, tại Kỳ họp thứ 7, với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội khóa XV đã bầu đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, đại biểu Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.
  • 'Đua xe đạp địa hình trên thảo nguyên

    Đua xe đạp địa hình trên thảo nguyên

    Ảnh -
    Giữa khung cảnh thơ mộng của điểm đến thiên nhiên hàng đầu thế giới, gần 270 vận động viên đã tham gia chinh phục Giải đua xe đạp địa hình VTV Cup 2024 tại Vân Hồ với chủ đề “Vân Hồ du lịch xanh – Nông nghiệp sạch”. Giải đua nằm trong chuỗi các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch và công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu.
  • 'Khánh thành công trình cầu "Vì đàn em thân yêu"

    Khánh thành công trình cầu "Vì đàn em thân yêu"

    Xã hội -
    Ngày 20/5, Huyện đoàn Phù Yên, Câu lạc bộ "Cỏ ba lá" Phù Yên đã phối hợp với Câu lạc bộ "Thiện Thanh Tâm" Hà Nội, tổ chức Lễ khánh thành, bàn giao công trình cầu dân sinh "Thiện Thanh Tâm số 01"  tại bản Dinh, xã Mường Bang, huyện Phù Yên.
  • 'Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
  • 'Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 20/5, Đoàn kiểm tra số 06, Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV năm 2024 do đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Sơn La làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức đại hội tại huyện Quỳnh Nhai.
  • 'Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Xã hội -
    Ngày 21/5/1974, lực lượng Kiểm lâm Sơn La được thành lập, trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT, lực lượng kiểm lâm Sơn La luôn đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • 'Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Khoa Giáo -
    Hiện nay, huyện Mai Sơn có 42/63 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, 10 đơn vị trường được công nhận đạt chuẩn mức độ II, 32 đơn vị trường đạt chuẩn mức độ I. Năm học 2023-2024, huyện Mai Sơn tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp theo hướng chuẩn hóa, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn.
  • 'Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Xã hội -
    Bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Phòng 9), Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã tham mưu cho lãnh đạo Viện thực hiện tốt công tác đột phá về lĩnh vực dân sự, hành chính, nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp.
  • 'Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Xã hội -
    Thuận Châu là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn của tỉnh. Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp, công tác tuyên truyền quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của các chủ rừng và nhân dân.
  • 'Rừng xanh Pạ Lò

    Rừng xanh Pạ Lò

    Xã hội -
    Trung tuần tháng 5, chúng tôi có dịp cùng cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Quỳnh Nhai trở lại bản Pạ Lò, xã Cà Nàng. Nằm ngay bên hồ sông Đà, sau cơn mưa đầu mùa, những cánh rừng trải dài khắp các sườn đồi như được thay màu xanh tươi mới. Nhiều năm qua, ở bản không còn đất trống, đồi trọc, Pạ Lò trở thành điểm sáng của huyện Quỳnh Nhai về bảo vệ, PCCCR, phát triển mô hình kinh tế dưới tán rừng và quản lý, sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng.
  • 'Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Xã hội -
    Đẩy mạnh giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho học sinh ở những khu di tích lịch sử, để từ đó, mỗi học sinh tự hào và am hiểu về lịch sử địa phương, có ý thức bảo vệ, gìn giữ những di tích lịch sử của quê hương mình, đó là những hoạt động đang được các nhà trường trên địa bàn huyện Yên Châu thực hiện.
  • 'Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, có 510 đảng viên, sinh hoạt tại 33 chi bộ trực thuộc. Những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng luôn được Đảng bộ xã quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.