Hình tượng người phụ nữ trong văn học dân gian dân tộc Thái

Kho tàng văn học dân gian dân tộc Thái ở Tây Bắc vốn rất đa dạng với nhiều thể loại phong phú và nhiều tác phẩm có giá trị.

Phụ nữ dân tộc Thái giỏi thêu thùa, dệt may.

Trong đó, phải kể đến hình ảnh người phụ nữ dân tộc Thái được xây dựng bằng ngôn ngữ biểu đạt sống động, hình ảnh chân thực, tạo nên một biểu tượng đẹp của văn học, đại diện cho hình ảnh mang tính nhân văn và khơi nguồn cho những câu chuyện đặc sắc trong nền văn hóa, lịch sử của dân tộc.

Đồng bào Thái là một trong số ít dân tộc vùng Tây Bắc có chữ viết từ rất sớm. Nhờ vậy, những tác phẩm văn học dân gian được ghi lại một cách hệ thống và bài bản, nổi bật là những tác phẩm truyện thơ có khối lượng nội dung đồ sộ đã được nhiều dịch giả phiên dịch thành sách, là một phần trong kho tàng văn học các dân tộc Việt Nam và được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông. Cùng với đó là rất nhiều các thể loại văn học phong phú và đặc sắc, như: thần thoại, ca cao, dân ca, tục ngữ, phương ngữ, truyện cổ tích, truyện cười,... Xuyên suốt nội dung văn học dân gian dân tộc Thái, hình ảnh người phụ nữ luôn được nhắc đến với ý nghĩa chính là đề cao và tôn vinh những phẩm chất cao đẹp, đức hy sinh và tài năng của họ.

Hình tượng người phụ nữ dân tộc Thái được thể hiện rõ nét nhất phải kể đến là trong các tác phẩm truyện thơ nổi tiếng. Bằng ngôn ngữ mộc mạc, chân phương, những tác phẩm ấy đã khắc họa hình ảnh người phụ nữ dân tộc Thái một cách trọn vẹn nhất theo cả không gian và thời gian. Ngay từ khi sinh ra, nàng Ủa (truyện thơ Khun Lú - Nàng Ủa) đã mang hình dáng hình đẹp như hoa, như ngọc: “Sinh cô gái rượu nuột nà/Như hoa đào nở thật là đẹp tươi”. Lớn lên trở thành cô gái xinh đẹp, dịu dàng, khéo léo nên “Trai bản xa ướm nàng làm vợ/Trai cùng mường muốn ngỏ lời yêu  thương”. Nhưng nàng Ủa lại không tránh khỏi số phận trớ trêu để rồi tình yêu với chàng Khun Lú gặp bao trắc trở, gập ghềnh, mãi chẳng được đến được với nhau...

Hay trong tác phẩm truyện thơ “Xống chụ xon sao”, hình ảnh người phụ nữ dân tộc Thái cũng được khắc họa vô cùng tỉ mỉ, chi tiết và sống động. Cũng vẫn là người con gái xinh đẹp, trong sáng, mang trong mình khát vọng về hạnh phúc với một tình yêu từng thề non hẹn biển: “Sông Mã cạn lòng trơ bằng đĩa/Sông Đà nông bằng đũa hãy quên”. Nhưng cuối cùng cũng không thoát khỏi những ràng buộc và tư tưởng cổ hủ của một giai đoạn phong kiến hà khắc, để cô phải thốt lên rằng “Ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa/Bằng con chẫu chuộc thôi”. Đó là 2 hình tượng điển hình được xây dựng bằng cốt truyện dài, dung lượng đồ sộ, khắc họa đậm nét về người phụ nữ dân tộc Thái trong xã hội cũ, là bản trường ca thay cho tiếng nói của những người yếu thế, và hơn hết, tôn vinh phẩm chất cao đẹp của người con gái Thái, dù số phận có trắc trở đến đâu vẫn giữ trọn lòng thủy chung, son sắt và đức hy sinh, khiêm nhường đáng trân trọng.

Vẻ đẹp và sự tài hoa của người phụ nữ trong ca dao, dân ca dân tộc Thái cũng được thể hiện rất đặc sắc. Đó là hình ảnh những cô gái không chỉ xinh đẹp mà còn dịu dàng, nết na và chăm chỉ, khéo léo: “Em xe sợi thành vóc hoa dâu/Em dệt cửi thành gấm vân chéo/Em dệt tơ thành đóa hoa vàng”, hay “Ngồi xổm thêu được hình chim phượng/Ngồi nghiêng quay sợi thành chùm hoa xo xe...”. Vốn dĩ từ xưa, việc thêu thùa luôn là tiêu chí được dùng để đánh giá tài năng và đức hạnh của một cô gái bước vào tuổi trưởng thành. Vậy nên, ngay từ khi còn nhỏ, họ đã được rèn rũa trở thành những người phụ nữ đảm đang, vừa biết lo toan việc đồng áng, vun vén cho gia đình, vừa phải giỏi thêu dệt, khâu vá. Trong xã hội cũ, vai trò của người phụ nữ không được đề cao, thậm chí là không có quyền quyết định số phận của mình. Có lẽ vì thế mà tác giả dân gian đã dành cho họ những ngôn từ trân trọng, thân thương nhất và khắc họa hình ảnh người phụ nữ trở nên đẹp toàn diện nhất. Những người phụ nữ ấy rất mạnh mẽ và luôn có khát vọng tiềm tàng và có thể sở hữu những năng lực mà người khác không có: Đụng vào khung cửi vải thành hoa/ Tung nắm tấm thành ra đàn gà/ Khua cái chầy ra hoa gạo trắng/ Đụng vào cỏ thì cỏ chết nắng/ Vuốt lên lúa, bụi lúa ra bông.

Ở mỗi thể loại trong văn học dân gian dân tộc Thái đều khắc họa hình tượng người phụ nữ với những góc cạnh khác nhau, nhưng tựu chung lại là đề cao những phẩm chất cao quý, đức tính cam chịu nhưng không khuất phục, yếu mềm nhưng vẫn đủ mạnh mẽ để nuôi trong mình khát vọng vươn lên. Và hơn hết là tài năng và vai trò quan trọng của họ đối với gia đình, xã hội được ngòi bút dân gian ghi lại, truyền đời mãi về sau. Các tác phẩm văn học dân gian dù truyền khẩu, hay được ghi chép lại cho đến nay vẫn luôn có sức sống bền vững trong đời sống đồng bào dân tộc Thái, là những bài học sâu sắc cho bao thế hệ và là điểm sáng trong kho tàng văn hóa và tri thức ngàn đời của một dân tộc có lịch sử gắn bó lâu đời với đại ngàn Tây Bắc.

Thảo Nguyên
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Dự kiến trên 10.000 vận động viên tham dự Giải Bình Phước Marathon - Trường Tươi Group lần thứ II, năm 2024

    Dự kiến trên 10.000 vận động viên tham dự Giải Bình Phước Marathon - Trường Tươi Group lần thứ II, năm 2024

    Thể thao -
    Tiếp nối thành công sau lần đầu tổ chức, chiều 25-4, tại Đài Phát thanh - truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV) đã diễn ra lễ công bố Giải Bình Phước Marathon - Trường Tươi Group lần thứ II, năm 2024. Giải do BPTV chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa, thể thao và du lịch, Tỉnh đoàn Bình Phước, UBND thành phố Đồng Xoài tổ chức. Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Tươi tiếp tục là nhà tài trợ chính của giải.
  • 'Tọa độ lửa Ngã ba Cò Nòi • Kỳ II: Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước

    Tọa độ lửa Ngã ba Cò Nòi • Kỳ II: Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước

    Chiến tranh đã lùi xa, Bản anh hùng ca, Khu di tích lịch sử Ngã Ba Cò Nòi đã trở thành một điểm đến trong hành trình du lịch hướng về cội nguồn “Qua miền Tây Bắc”, là địa chỉ đỏ trong những trang sử vàng của dân tộc giáo dục truyền thống yêu nước cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
  • 'Du lịch Mộc Châu trong dịp nghỉ lễ

    Du lịch Mộc Châu trong dịp nghỉ lễ

    Du lịch -
    Mùa hè đến, nhưng cao nguyên Mộc Châu vẫn giữ không khí trong lành mát mẻ, luôn là điểm đến của du khách gần xa để trải nghiệm cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, con người thân thiện và mến khách cùng những nét văn hóa, ẩm thực độc đáo. Đặc biệt là Khu du lịch Mộc Châu vừa được công nhận là Khu du lịch quốc gia lại càng sôi động đón khách du lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
  • 'Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân, tự vệ

    Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân, tự vệ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Thực hiện tốt phương châm “3 thực chất” trong huấn luyện, xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ, Bộ CHQS tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra, phúc tra, góp phần nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
  • 'Mường Lèo phát triển chăn nuôi đại gia súc

    Mường Lèo phát triển chăn nuôi đại gia súc

    Kinh tế -
    Với lợi thế có bãi chăn thả rộng, nguồn thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp dồi dào, những năm qua, nhân dân xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp, đã tập trung phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng hàng hóa, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.
  • 'Trang bị kỹ năng phòng cháy, chữa cháy trong trường học

    Trang bị kỹ năng phòng cháy, chữa cháy trong trường học

    Xã hội -
    Trên địa bàn toàn tỉnh có 616 cơ sở giáo dục, với trên 23.400 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và 370.000 học sinh. Các trường học đã tích cực phối hợp trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy cho cán bộ, giáo viên và học sinh, góp phần giảm thiểu nguy cơ và hạn chế thiệt hại do cháy, nổ gây ra.
  • 'Sôi nổi các phong trào thi đua ở Bắc Yên

    Sôi nổi các phong trào thi đua ở Bắc Yên

    Xây dựng Đảng -
    Hướng tới kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (29/9/1964 - 29/9/2024) và thành lập huyện Bắc Yên (20/10/1964-20/10/2024), những ngày này, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Bắc Yên đang tích cực thi đua, tổ chức nhiều phần việc thiết thực, ý nghĩa, tạo khí thế sôi nổi, rộng khắp.
  • 'Tăng cường kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng

    Tăng cường kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng

    Xây dựng Đảng -
    Những năm qua, Huyện ủy Yên Châu đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng, kịp thời uốn nắn, ngăn ngừa sự suy thoái đạo đức, lối sống của đảng viên, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tạo sự đoàn kết, thống nhất trong toàn đảng bộ.
  • 'Nhiều hoạt động thiết thực giúp đỡ xã khó khăn

    Nhiều hoạt động thiết thực giúp đỡ xã khó khăn

    Xã hội -
    Thực hiện giúp đỡ xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu giai đoạn 2021-2026 theo quyết định phân công của UBND tỉnh, VNPT Sơn La đã tích cực đồng hành, hỗ trợ địa phương phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện nhiều hoạt động an sinh xã hội thiết thực, ý nghĩa.
  • 'Khai mạc triển lãm ảnh Tổ quốc bên bờ sóng

    Khai mạc triển lãm ảnh Tổ quốc bên bờ sóng

    Văn hoá - Xã hội -
    Chiều tối ngày 25/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, TP Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp cùng Thành ủy TP Hồ Chí Minh, Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm ảnh "Tổ quốc bên bờ sóng, Thành phố Hồ Chí Minh – Vì cả nước, cùng cả nước". Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dự và cắt băng khai mạc triển lãm.
  • 'Giữ vững trụ cột an sinh:
Kỳ I: “Trái ngọt” từ BHXH, BHYT

    Giữ vững trụ cột an sinh: Kỳ I: “Trái ngọt” từ BHXH, BHYT

    Phóng sự -
    Sơn La có 12 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, dân tộc thiểu số chiếm trên 83% dân số toàn tỉnh. Địa bàn rộng, giao thông đi lại cách trở, đời sống nhân dân khó khăn, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, mục tiêu bao phủ BHXH, BHYT đến toàn dân đạt được kết quả tích cực. Nhờ tham gia BHXH, BHYT, người dân được hưởng “trái ngọt” chính sách ưu việt của Đảng, Nhà nước. Nhiều lao động tự do, có lương hưu từ việc tham gia BHXH tự nguyện; tấm thẻ BHYT, trở thành điểm tựa và là “phao cứu sinh” người dân khi không may bị ốm đau, mắc bệnh hiểm nghèo.