Tó má lẹ - trò chơi dân gian của dân tộc Thái

Trò chơi tó má lẹ của đồng bào Thái thường được tổ chức vào các ngày lễ, tết, mừng nhà mới, đám cưới, ngày vui đại đoàn kết toàn dân hoặc thời gian rảnh rỗi của bà con... Tó má lẹ đã trở thành trò chơi phổ biến, đặc sắc, mang tính đoàn kết cao, mang đậm nét bản sắc văn hóa của dân tộc.

 

Trò chơi dân gian tó má lẹ của đồng bào dân tộc Thái được nhiều người ưa thích.

Từ bao đời nay, trò chơi tó má lẹ được đồng bào dân tộc Thái lưu truyền, gìn giữ như một nét văn hóa riêng, được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là phụ nữ. Má lẹ có hình tròn, dẹt, độ dày khoảng 1 cm, đường kính từ 4-6 cm, lấy từ loại cây dây leo ở rừng già. Cách chơi tó má lẹ đơn giản nên tất cả mọi người đều có thể tham gia. Sân chơi chỉ là một bãi đất nhỏ, bằng phẳng hoặc có thể chơi ngay dưới gầm sàn hay nhà văn hóa bản. Thời gian của một cuộc chơi phụ thuộc chủ yếu vào số lượng người tham gia và kỹ năng của từng người. Khi thi đấu người chơi được chia thành 2 đội, mỗi đội nhiều nhất là 7 người. Bên đội đánh sau có nhiệm vụ xếp quả má lẹ tương ứng với số người chơi của một đội.

Việc chuẩn bị cho trò chơi tó má lẹ rất đơn giản. Trên sân kẻ 3 vạch: Vạch thứ nhất ở đầu sân, là chỗ đứng của người chơi, đây là vạch xuất phát; vạch thứ 2 cách vạch xuất phát từ 3 m trở lên, là vạch để người chơi đánh dấu điểm đánh; vạch thứ 3 là vạch đánh, cách vạch thứ 2 khoảng 1 m. Tó má lẹ có nhiều bước chơi, nhưng thông thường người ta chơi theo bốn bước: Bước thứ nhất, người chơi đặt má lẹ lên đầu gối, dùng ngón cái bật má lẹ sao cho trúng má lẹ đội bạn và bay qua đích (gọi là tó khấu); bước thứ hai, người chơi đứng ở vạch quy định tung má lẹ về phía hàng má lẹ đội bạn, má lẹ dừng ở điểm nào, lấy điểm đó làm điểm để đánh (gọi là băn lai khấu); bước thứ ba, người chơi đặt má lẹ lên mu bàn chân, vừa chạy vừa dùng chân đánh má lẹ để má lẹ bắn vào má lẹ đội bạn (gọi là tựp phá); bước cuối cùng, người đánh tung má lẹ đánh dấu vạch đánh, rồi từ vạch đánh dùng má lẹ của mình đặt xuống dưới đất dùng ngón cái bật má lẹ đánh cho trúng má lẹ đội bạn (gọi là băn lai lin). Tất cả thành viên trong đội phải vượt qua bốn bước trên thì thắng cuộc, nếu có thành viên nào trong đội không vượt qua ở bước nào thì sẽ có thành viên khác cứu bằng cách đánh hộ, nếu cứu được thành viên để qua tất cả các bước thì đội đó sẽ thắng cuộc. Cuộc chơi cứ như vậy kéo dài, không phân biệt trẻ hay già, hò reo cổ vũ trong tiếng trống rộn ràng. Tó má lẹ đòi hỏi người chơi có sự khéo léo, tỉ mỉ, dẻo dai, đặc biệt là độ chính xác cao và có sức mạnh để đánh quả má lẹ của đội bạn bay qua đích.

Hiện nay, trò chơi dân gian tó má lẹ của đồng bào dân tộc Thái đã và đang được lớp trẻ phát huy, gìn giữ và trở thành môn thể thao được nhiều người ưa thích. Chính vì vậy, hằng năm trò chơi này vẫn được các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm và cũng là một trong những bộ môn chính của các trò chơi dân gian dân tộc Thái để thi đấu trong các ngày hội văn hóa dân tộc.

Lò Luận
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
  • 'Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 20/5, Đoàn kiểm tra số 06, Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV năm 2024 do đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Sơn La làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức đại hội tại huyện Quỳnh Nhai.
  • 'Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Xã hội -
    Ngày 21/5/1974, lực lượng Kiểm lâm Sơn La được thành lập, trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT, lực lượng kiểm lâm Sơn La luôn đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • 'Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Khoa Giáo -
    Hiện nay, huyện Mai Sơn có 42/63 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, 10 đơn vị trường được công nhận đạt chuẩn mức độ II, 32 đơn vị trường đạt chuẩn mức độ I. Năm học 2023-2024, huyện Mai Sơn tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp theo hướng chuẩn hóa, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn.
  • 'Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Xã hội -
    Bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Phòng 9), Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã tham mưu cho lãnh đạo Viện thực hiện tốt công tác đột phá về lĩnh vực dân sự, hành chính, nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp.
  • 'Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Xã hội -
    Thuận Châu là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn của tỉnh. Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp, công tác tuyên truyền quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của các chủ rừng và nhân dân.
  • 'Rừng xanh Pạ Lò

    Rừng xanh Pạ Lò

    Xã hội -
    Trung tuần tháng 5, chúng tôi có dịp cùng cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Quỳnh Nhai trở lại bản Pạ Lò, xã Cà Nàng. Nằm ngay bên hồ sông Đà, sau cơn mưa đầu mùa, những cánh rừng trải dài khắp các sườn đồi như được thay màu xanh tươi mới. Nhiều năm qua, ở bản không còn đất trống, đồi trọc, Pạ Lò trở thành điểm sáng của huyện Quỳnh Nhai về bảo vệ, PCCCR, phát triển mô hình kinh tế dưới tán rừng và quản lý, sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng.
  • 'Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Xã hội -
    Đẩy mạnh giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho học sinh ở những khu di tích lịch sử, để từ đó, mỗi học sinh tự hào và am hiểu về lịch sử địa phương, có ý thức bảo vệ, gìn giữ những di tích lịch sử của quê hương mình, đó là những hoạt động đang được các nhà trường trên địa bàn huyện Yên Châu thực hiện.
  • 'Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, có 510 đảng viên, sinh hoạt tại 33 chi bộ trực thuộc. Những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng luôn được Đảng bộ xã quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.
  • 'Thành phố phát triển kinh tế số

    Thành phố phát triển kinh tế số

    Chuyển đổi số -
    Thúc đẩy phát triển kinh tế số, thành phố Sơn La tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và nhân dân ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng.
  • 'Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    hững năm qua, Việt Nam luôn nhất quán chính sách thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; coi con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Tuy nhiên, với động cơ thiếu trong sáng, vẫn có một số tổ chức quốc tế cố tình đưa ra những báo cáo phiến diện nhằm xuyên tạc tình hình, phủ nhận các thành tựu trong bảo vệ và thực thi quyền con người ở Việt Nam.