Món quà nhỏ, ý nghĩa lớn

Vui, hạnh phúc, cảm động là những tâm sự của những hộ được hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết mà chúng tôi đến thăm vào những ngày giáp Tết Mậu Tuất. Được trò chuyện với các gia đình hoàn cảnh khó khăn vừa được dựng nhà mới, chúng tôi càng hiểu hơn ý nghĩa nhân văn của Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, cảm nhận mùa xuân ấm áp đang đến gần.

Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện  Mộc Châu trao nhà “Đại đoàn kết” cho hộ nghèo xã Hua Păng.

Theo bà Giàng Thị Hương, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, triển khai Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tranh thủ sự hỗ trợ của nguồn quỹ từ trung ương, tỉnh, tổ chức, cá nhân để hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho các đối tượng hoàn cảnh khó khăn. Cũng từ đó, phát huy vai trò của mặt trận các cấp trong công tác phối hợp, tuyên truyền, vận động theo hướng cụ thể, thiết thực, góp phần khơi dậy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái và nhiều hộ hoàn cảnh khó khăn đã có ngôi nhà mới để yên tâm “an cư, lạc nghiệp”. Đặc biệt, Tết này, toàn tỉnh có 207 hộ khó khăn trên địa bàn được vui tết đón xuân trong ngôi nhà mới.

Để Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” thu hút được sự tham gia của tổ chức, cá nhân, đơn vị, nhà hảo tâm... tại cơ sở, ủy ban mặt trận các cấp đã có nhiều cách làm cụ thể, thiết thực, phù hợp với điều kiện của địa phương, tiêu biểu như: Thành phố, Mai Sơn, Quỳnh Nhai, Mộc Châu… Đặc biệt, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố, cùng các thành viên đã tổ chức nhiều hoạt động giúp đỡ hộ nghèo cải thiện nhà ở, hỗ trợ vốn vay, vật tư, chuyển giao kỹ thuật...; kêu gọi các tổ chức, cá nhân xây dựng “Quỹ vì người nghèo” gần 200 triệu đồng, hỗ trợ làm 9 nhà “Đại đoàn kết” cho hộ nghèo, neo đơn; tiếp nhận, chuyển trao quà của Trung ương, tỉnh cho các đối tượng chính sách, người có công với tổng số tiền gần 850 triệu đồng; trao tặng 1.273 suất quà cho các đối tượng chính sách và người có công nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thương binh, liệt sỹ, tặng 61 sổ tiết kiệm, mỗi sổ 3 triệu đồng.

Những ngày cuối năm, đến thăm gia đình ông Cà Văn Chiu (bản Giỏ, phường Chiềng Sinh), rót chén trà đặc mời khách, ông Chiu phấn khởi nói: Tháng 7 vừa qua, gia đình tôi được Ủy ban MTTQ Thành phố hỗ trợ 10 triệu đồng xây nhà “đại đoàn kết”. Sau hơn 2 tháng thi công, căn nhà cấp 4 rộng 60 m2 được đưa vào sử dụng. Bây giờ gia đình tôi đã có nhà ở vững chãi, yên tâm sản xuất để thoát nghèo.

Dọc con đường vào xã Mường Chanh (Mai Sơn), những cây đào phai trước nhà khoe sắc thắm, những nương cà phê vào mùa đơm hoa kết trái. Chúng tôi ghé vào nhà vợ chồng anh chị Hà Văn Hoàng - Lò Thị Diên ở bản Đen. Trong ngôi nhà cấp 4, lợp fibro ximăng rộn rã tiếng nói, cười của các thành viên. Vợ chồng anh Hoàng chị Diên có với nhau 3 mặt con, thì 2 cháu thiểu năng trí tuệ, kinh tế gia đình chỉ phụ thuộc vào 3.000m2 trồng cây cà phê và 200m2 đất ruộng nên làm mãi vẫn không đủ ăn, chứ nói đến việc dựng nhà. Khi được hỏi về giá trị của ngôi nhà, anh Hoàng bảo, không thể tính được bằng tiền, bởi giá trị lớn nhất là những tấm lòng sẻ chia, đùm bọc của mọi người dành cho gia đình anh. Được sống trong ngôi nhà mới, khang trang là niềm vui, niềm hạnh phúc, là lòng biết ơn các ban, ngành, đoàn thể, bà con trong bản đã giúp gia đình anh chị ổn định cuộc sống.

Với sự hỗ trợ của Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Quỳnh Nhai và Công đoàn cơ sở Chi cục Thuế huyện, sau 2 tháng thi công, ngôi nhà đại đoàn kết rộng 30m2 của chị Lò Thị Hinh, bản He, xã Chiềng Khoang (Quỳnh Nhai) được hoàn thành đưa vào sử dụng. Chị Hinh xúc động: Gia đình tôi khó khăn, lo cái ăn đã khó, không dám nghĩ đến việc xây được nhà để ở. Được sự hỗ trợ của Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện, Công đoàn cơ sở Chi cục Thuế huyện và vay thêm anh em, bà con trong bản giúp ngày công mà gia đình tôi đã không còn phải ở ngôi nhà “nắng xuyên, gió lùa” nữa. Không có sự giúp đỡ của các cấp, các ngành thì không biết bao giờ gia đình tôi mới có căn nhà mới để ở.

Dù “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, nhưng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, những hộ nghèo đã có thể “an cư lạc nghiệp”. Năm cũ sắp qua, năm mới đang về, được sống trong những ngôi nhà ấm áp tình người, họ như có thêm niềm vui, tin tưởng, tự tin xóa đói, vượt nghèo, hân hoan đón những mùa xuân mới.

Trần Hiền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
  • 'Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 20/5, Đoàn kiểm tra số 06, Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV năm 2024 do đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Sơn La làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức đại hội tại huyện Quỳnh Nhai.
  • 'Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Xã hội -
    Ngày 21/5/1974, lực lượng Kiểm lâm Sơn La được thành lập, trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT, lực lượng kiểm lâm Sơn La luôn đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • 'Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Khoa Giáo -
    Hiện nay, huyện Mai Sơn có 42/63 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, 10 đơn vị trường được công nhận đạt chuẩn mức độ II, 32 đơn vị trường đạt chuẩn mức độ I. Năm học 2023-2024, huyện Mai Sơn tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp theo hướng chuẩn hóa, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn.
  • 'Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Xã hội -
    Bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Phòng 9), Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã tham mưu cho lãnh đạo Viện thực hiện tốt công tác đột phá về lĩnh vực dân sự, hành chính, nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp.
  • 'Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Xã hội -
    Thuận Châu là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn của tỉnh. Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp, công tác tuyên truyền quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của các chủ rừng và nhân dân.
  • 'Rừng xanh Pạ Lò

    Rừng xanh Pạ Lò

    Xã hội -
    Trung tuần tháng 5, chúng tôi có dịp cùng cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Quỳnh Nhai trở lại bản Pạ Lò, xã Cà Nàng. Nằm ngay bên hồ sông Đà, sau cơn mưa đầu mùa, những cánh rừng trải dài khắp các sườn đồi như được thay màu xanh tươi mới. Nhiều năm qua, ở bản không còn đất trống, đồi trọc, Pạ Lò trở thành điểm sáng của huyện Quỳnh Nhai về bảo vệ, PCCCR, phát triển mô hình kinh tế dưới tán rừng và quản lý, sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng.
  • 'Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Xã hội -
    Đẩy mạnh giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho học sinh ở những khu di tích lịch sử, để từ đó, mỗi học sinh tự hào và am hiểu về lịch sử địa phương, có ý thức bảo vệ, gìn giữ những di tích lịch sử của quê hương mình, đó là những hoạt động đang được các nhà trường trên địa bàn huyện Yên Châu thực hiện.
  • 'Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, có 510 đảng viên, sinh hoạt tại 33 chi bộ trực thuộc. Những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng luôn được Đảng bộ xã quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.
  • 'Thành phố phát triển kinh tế số

    Thành phố phát triển kinh tế số

    Chuyển đổi số -
    Thúc đẩy phát triển kinh tế số, thành phố Sơn La tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và nhân dân ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng.
  • 'Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    hững năm qua, Việt Nam luôn nhất quán chính sách thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; coi con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Tuy nhiên, với động cơ thiếu trong sáng, vẫn có một số tổ chức quốc tế cố tình đưa ra những báo cáo phiến diện nhằm xuyên tạc tình hình, phủ nhận các thành tựu trong bảo vệ và thực thi quyền con người ở Việt Nam.