Mâm cơm ngày Tết của người Kháng

Người Kháng ở Chiềng Ơn (Quỳnh Nhai), hiện có gần 400 hộ dân, chiếm hơn 53% dân số trong toàn xã. Mặc dù, giờ đây cuộc sống đã ít nhiều thay đổi nhưng nhiều bản sắc văn hóa và phong tục ngày Tết của người dân nơi đây vẫn được bảo tồn, gìn giữ. Đặc biệt, mâm cơm ngày Tết Nguyên đán dịp quan trọng nhất trong năm, người Kháng chuẩn bị nhiều món ăn truyền thống với mong muốn, có được một năm mới vui vẻ, may mắn, gia đình hạnh phúc.

 

Ngày Tết, bà con dân tộc Kháng cùng quây quần bên mâm cơm, chúc nhau một năm mới may mắn.

Theo lời giới thiệu của UBND xã Chiềng Ơn, chúng tôi đến gặp ông Hoàng Văn Hay (bản Hát Củ) là người cao tuổi nhất bản cũng như am hiểu về nét văn hóa của người Kháng, ông Hay chia sẻ: Người Kháng chỉ ăn Tết chung với Tết Nguyên đán của cả nước và đã thành truyền thống, trong ngày Tết cổ truyền, mỗi gia đình người Kháng đều phải mổ một con lợn và một con gà dù to hay nhỏ để cúng tổ tiên. Tùy theo từng dòng họ mà mâm cơm dâng lên tổ tiên ngày 30 Tết cũng có những hình thức khác nhau, nhưng không thể thiếu thủ lợn hoặc gà trống.

Tô điểm trên mâm cỗ ngày Tết của người Kháng còn có đầy đủ các món ngon truyền thống và chỉ có người Kháng mới có. Độc đáo nhất là món lá đu đủ nướng (ná húng ợp hịp) người Kháng lấy lá đu đủ về giã nhuyễn, vắt hết nước cho khỏi đắng tiếp đó cho các gia vị như lá gừng, sả, ớt, muối vào băm trộn lẫn, rồi lấy lá đu đủ gói lại bằng nửa bàn tay, kẹp vào vỉ tre, nướng trên than hồng. Hay như không thể thiếu trên mâm cỗ của người Kháng ngày Tết, đó là món da dê nướng trộn hoa chuối (nưng bẻ quá đúa), khi chế biến món này, nướng da dê lên rồi thái nhỏ trộn với hoa chuối hoặc quả núc nác (nếu không có thì cho nậm pịa), rồi trộn đều gia vị lá chanh, ớt, muối vào.

Ngoài hai món ăn không thể thiếu trên, người Kháng cũng nấu các món khác giống như người Thái, gồm có thịt trâu luộc (nhửa tỏm), thịt gà luộc, cá trắm gỏi, cơm nếp trắng (mả rum), các món canh rau cải, canh măng khô (chủ yếu dùng măng tre, măng mương) được người dân ở đây đi hái trong rừng về phơi từ trước Tết. Người Kháng thường gói nhiều bánh chưng (mả miệt) trong ngày Tết, bánh được gói bằng gạo nếp, nhân thịt lợn với đỗ, gói bằng lá dong, cách gói giống như bánh chưng dài, bánh tét của người Kinh, bánh thường được gói trước 29 Tết, để ngày 30 Tết dâng lên tổ tiên, đây cũng là món quà đầu năm, ông bà mừng tuổi cho con cháu. Hầu hết các món ăn truyền thống trên mâm cơm của người Kháng đều lấy nguyên liệu từ trong rừng, vườn, nương rẫy, nhờ đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Kháng mà các món được chế biến thành món ăn đặc sản với các hương vị nguyên liệu rất đặc trưng.

Trong mâm cơm ngày Tết của người Kháng không thể thiếu chum rượu cần (hả háy). Nếu gia chủ làm Tết vào ngày nào thì mời bà con trong bản tới dự và ăn Tết cùng gia đình, mọi người cùng nhau ăn, uống rượu cần, múa hát, chúc tụng nhau những điều tốt lành. Đây cũng là dịp gia chủ cảm ơn bà con lối xóm trong một năm đã giúp đỡ gia đình. Thời gian ăn Tết của người Kháng chỉ kéo dài đến mồng 5 Tết, rồi đến ngày rằm tháng giêng lại tổ chức nữa là hết Tết, sau đó người Kháng lại tất bật chuẩn bị cho công việc đồng áng và nương rẫy.

Với người Kháng, từ xưa đến nay, Tết Nguyên đán không chỉ là dịp để mặc đẹp, thưởng thức các món ăn ngon, mà ngày Tết còn để gắn kết các thành viên trong mỗi gia đình, dòng tộc và cả cộng đồng làng bản, mọi người sẽ gần nhau hơn qua mâm cơm ngày Tết, qua câu hát giao duyên và lời chúc tụng vui vẻ với ước nguyện về một năm mới nhiều may mắn, sum vầy.

Thủy Ngân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
  • 'Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 20/5, Đoàn kiểm tra số 06, Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV năm 2024 do đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Sơn La làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức đại hội tại huyện Quỳnh Nhai.
  • 'Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Xã hội -
    Ngày 21/5/1974, lực lượng Kiểm lâm Sơn La được thành lập, trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT, lực lượng kiểm lâm Sơn La luôn đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • 'Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Khoa Giáo -
    Hiện nay, huyện Mai Sơn có 42/63 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, 10 đơn vị trường được công nhận đạt chuẩn mức độ II, 32 đơn vị trường đạt chuẩn mức độ I. Năm học 2023-2024, huyện Mai Sơn tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp theo hướng chuẩn hóa, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn.
  • 'Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Xã hội -
    Bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Phòng 9), Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã tham mưu cho lãnh đạo Viện thực hiện tốt công tác đột phá về lĩnh vực dân sự, hành chính, nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp.
  • 'Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Xã hội -
    Thuận Châu là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn của tỉnh. Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp, công tác tuyên truyền quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của các chủ rừng và nhân dân.
  • 'Rừng xanh Pạ Lò

    Rừng xanh Pạ Lò

    Xã hội -
    Trung tuần tháng 5, chúng tôi có dịp cùng cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Quỳnh Nhai trở lại bản Pạ Lò, xã Cà Nàng. Nằm ngay bên hồ sông Đà, sau cơn mưa đầu mùa, những cánh rừng trải dài khắp các sườn đồi như được thay màu xanh tươi mới. Nhiều năm qua, ở bản không còn đất trống, đồi trọc, Pạ Lò trở thành điểm sáng của huyện Quỳnh Nhai về bảo vệ, PCCCR, phát triển mô hình kinh tế dưới tán rừng và quản lý, sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng.
  • 'Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Xã hội -
    Đẩy mạnh giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho học sinh ở những khu di tích lịch sử, để từ đó, mỗi học sinh tự hào và am hiểu về lịch sử địa phương, có ý thức bảo vệ, gìn giữ những di tích lịch sử của quê hương mình, đó là những hoạt động đang được các nhà trường trên địa bàn huyện Yên Châu thực hiện.
  • 'Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, có 510 đảng viên, sinh hoạt tại 33 chi bộ trực thuộc. Những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng luôn được Đảng bộ xã quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.
  • 'Thành phố phát triển kinh tế số

    Thành phố phát triển kinh tế số

    Chuyển đổi số -
    Thúc đẩy phát triển kinh tế số, thành phố Sơn La tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và nhân dân ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng.
  • 'Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    hững năm qua, Việt Nam luôn nhất quán chính sách thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; coi con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Tuy nhiên, với động cơ thiếu trong sáng, vẫn có một số tổ chức quốc tế cố tình đưa ra những báo cáo phiến diện nhằm xuyên tạc tình hình, phủ nhận các thành tựu trong bảo vệ và thực thi quyền con người ở Việt Nam.
  • 'Liên hoan các đội tuyên truyền măng non và diễn đàn tiếng nói nguyện vọng trẻ em năm 2024

    Liên hoan các đội tuyên truyền măng non và diễn đàn tiếng nói nguyện vọng trẻ em năm 2024

    Xã hội -
    Chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024) và 83 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2024), tối 19/5, Tỉnh đoàn Sơn La tổ chức Liên hoan các đội tuyên truyền măng non và diễn đàn tiếng nói nguyện vọng trẻ em năm 2024.