Chợ phiên vùng hồ những ngày giáp Tết

Chợ phiên vùng hồ thủy điện Hòa Bình (Sơn La) những ngày cuối năm thật nhộn nhịp. Trên bến, dưới thuyền, dòng người ngược xuôi tấp nập làm sống động vùng quê sông nước.

 

Người dân mua sắm tại chợ phiên Suối Vải, xã Đá Đỏ (Phù Yên).

 

Theo tàu chợ chuyên chở hàng hóa phục vụ tết cho bà con vùng hồ thủy điện Hòa Bình qua các chợ phiên bến Vạn (xã Tân Phong - Phù Yên), Suối Sáy (xã Tân Hợp - Mộc Châu), Suối Vải (xã Đá Đỏ - Phù Yên), Nà Dòn (xã Chiềng Sại - Bắc Yên)... càng thấy nhu cầu mua sắm của bà con rất lớn. Chủ tàu Nguyễn Văn Hậu, ở phường Đồng Tiến, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, thâm niên hơn 25 năm chạy trên tuyến vùng hồ này, kể: Sau khi hồ thủy điện Hòa Bình tích nước, gia đình gom vốn mua tàu chuyên chở khách, cả năm lênh đênh trên sông nước, gắn bó với đồng bào các dân tộc dọc vùng hồ thủy điện Hòa Bình. Mỗi chuyến đi, con tàu có trọng tải hơn 300 tấn với 80 khách đăng ký đi thường xuyên, nhưng dịp tết thì lúc nào cũng quá tải. Chúng tôi thực sự không đủ sức mua hết hàng hóa nông sản của bà con, cho thấy cuộc sống của bà con vùng hồ cũng khá giả lắm.

Bến Vạn là cửa ngõ giao thương giữa đường bộ và đường thủy, dòng người đổ dồn về mua sắm càng đông hơn khi giáp tết. Từ mờ sáng, bà con các bản ven hồ đã í ới gọi nhau khuân hàng xuống thuyền, nổ máy rền vang bến sông đi chợ trao đổi hàng hóa. Từng đoàn thuyền chở khách, thuyền cá của bà con từ các xã lân cận như Bắc Phong, Quy Hướng, Nam Phong, Tường Tiến cứ đổ dồn về, neo đậu dài cả cây số ven bờ sông. Chị Đinh Thị Tình, bản Mùng (Tân Phong) rất thông thạo: Chợ phiên bến Vạn là trung tâm giao thương của cả vùng, nên bà con đến đây mua bán, trao đổi hàng hóa đông đúc hơn các chợ phiên khác. Mặt khác, xã Tân Phong có hơn 620 ha ngô vụ xuân hè, 300 ha ngô vụ thu, sản lượng trung bình đạt trên 2.500 tấn ngô hàng hóa/năm và 350 ha sắn, sản lượng đạt trên 2.500 tấn, cùng hàng trăm ha cây ăn quả như chuối, nhãn, xoài... nên việc trao đổi hàng hóa nông sản, mua sắm vật dụng tiêu dùng nhiều gấp nhiều lần nơi khác. Được biết, xã Tân Phong hiện còn đầu tư chăn nuôi gia súc, gia cầm với tổng đàn hằng năm duy trì trên 10.000 con, đáp ứng nhu cầu phục vụ thực phẩm tại các chợ phiên trong tháng. Mặt khác, bà con còn phát triển nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy sản trên hồ, với sản lượng hằng năm đạt trên 35 tấn cá thịt, 20 tấn tôm tươi...

Có mặt tại phiên chợ đón Suối Vải (Đá Đỏ) trời đã về chiều, làng bản dọc hai bên bờ hồ đã lập lòe ánh điện, vậy mà từng đoàn tàu chợ như những ngôi nhà di động vẫn tấp nập cập bến. Mọi người khẩn trương bốc hàng xuống chợ, căng bạt, dựng lều. Trên tàu, ánh điện lung linh, loa đài xập xình, kèm theo tiếng rao mời mua bán hàng vang dậy cả khúc sông. Trên tàu, không thiếu dịch vụ gì, từ tấm tôn Hoa Sen, đến sửa chữa máy nổ, ti vi, bán sim thẻ điện thoại di động, rồi cả nghiền chả cá, làm xúc xích, bánh phở... tất tần tật, bà con có nhu cầu đều được phục vụ. Sáng sớm, phiên chợ chính Suối Vải, dòng người từ các ngả về đây mua bán trao đổi hàng hóa. Trên bến, dưới thuyền, hàng hóa nông sản bày bán la liệt; dòng người hối hả qua lại mua sắm chật kín cả bến sông. Trên khắp các ngả đường từ trên triền núi xuống chợ, vang vọng tiếng ngựa hý, tiếng khèn gọi bạn của các chàng trai, cô gái Mông từ các bản vùng cao Sập Xa, Kim Bon, tung tăng xuống chợ mua xắm, làm cho phiên chợ càng thêm rực rỡ sắc màu. Anh Đinh Văn Thuận, ở bản Tang Lang, xã Đá Đỏ, kể: “Dù bận đến mấy, nhưng chợ phiên ngày Tết, năm nào tôi cũng đi, bởi gia đình có mở thêm cửa hàng dịch vụ tạp hóa. Cho nên, ngoài trao đổi mua sắm tiêu dùng dịp Tết, tôi còn phải mua thêm các mặt hàng thiết yếu để sau tết còn có hàng hóa phục vụ bà con khi chợ phiên chưa đến”.

Đứng trên lan can tàu chợ cập bến Nà Dòn (Chiềng Sại) - điểm cuối chuyến đi này, điều mà chúng tôi cảm thấy vui lây là không chỉ ngô, lúa, gia súc, gia cầm bà con làm ra đều được tiêu thụ hết, mà cả rau, củ, quả sạch và các sản vật đặc trưng vùng miền cũng được mua gom chuyển về xuôi; có gia đình đổi ngô lấy cả chục tấm lưới ba lớp để đánh cá; người đổi con bò mộng lấy cả trăm tấm lợp để làm nhà mới; người sang luôn cả thuyền ngô đổi lấy hàng tấn gạo dự trữ cho mùa giáp hạt... tất cả cứ nườm nượp ngược xuôi, sôi động cả một vùng sông nước.

Chia tay tàu chợ trở về phố huyện, hình ảnh chợ phiên vùng hồ những ngày giáp tết tấp nập kẻ bán, người mua như tiếp thêm niềm tin trong tôi cuộc sống tươi mới trước thềm xuân sang.

Anh Đức
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
  • 'Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 20/5, Đoàn kiểm tra số 06, Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV năm 2024 do đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Sơn La làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức đại hội tại huyện Quỳnh Nhai.
  • 'Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Xã hội -
    Ngày 21/5/1974, lực lượng Kiểm lâm Sơn La được thành lập, trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT, lực lượng kiểm lâm Sơn La luôn đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • 'Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Khoa Giáo -
    Hiện nay, huyện Mai Sơn có 42/63 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, 10 đơn vị trường được công nhận đạt chuẩn mức độ II, 32 đơn vị trường đạt chuẩn mức độ I. Năm học 2023-2024, huyện Mai Sơn tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp theo hướng chuẩn hóa, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn.
  • 'Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Xã hội -
    Bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Phòng 9), Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã tham mưu cho lãnh đạo Viện thực hiện tốt công tác đột phá về lĩnh vực dân sự, hành chính, nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp.
  • 'Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Xã hội -
    Thuận Châu là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn của tỉnh. Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp, công tác tuyên truyền quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của các chủ rừng và nhân dân.
  • 'Rừng xanh Pạ Lò

    Rừng xanh Pạ Lò

    Xã hội -
    Trung tuần tháng 5, chúng tôi có dịp cùng cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Quỳnh Nhai trở lại bản Pạ Lò, xã Cà Nàng. Nằm ngay bên hồ sông Đà, sau cơn mưa đầu mùa, những cánh rừng trải dài khắp các sườn đồi như được thay màu xanh tươi mới. Nhiều năm qua, ở bản không còn đất trống, đồi trọc, Pạ Lò trở thành điểm sáng của huyện Quỳnh Nhai về bảo vệ, PCCCR, phát triển mô hình kinh tế dưới tán rừng và quản lý, sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng.
  • 'Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Xã hội -
    Đẩy mạnh giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho học sinh ở những khu di tích lịch sử, để từ đó, mỗi học sinh tự hào và am hiểu về lịch sử địa phương, có ý thức bảo vệ, gìn giữ những di tích lịch sử của quê hương mình, đó là những hoạt động đang được các nhà trường trên địa bàn huyện Yên Châu thực hiện.
  • 'Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, có 510 đảng viên, sinh hoạt tại 33 chi bộ trực thuộc. Những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng luôn được Đảng bộ xã quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.
  • 'Thành phố phát triển kinh tế số

    Thành phố phát triển kinh tế số

    Chuyển đổi số -
    Thúc đẩy phát triển kinh tế số, thành phố Sơn La tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và nhân dân ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng.
  • 'Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    hững năm qua, Việt Nam luôn nhất quán chính sách thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; coi con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Tuy nhiên, với động cơ thiếu trong sáng, vẫn có một số tổ chức quốc tế cố tình đưa ra những báo cáo phiến diện nhằm xuyên tạc tình hình, phủ nhận các thành tựu trong bảo vệ và thực thi quyền con người ở Việt Nam.