Tín dụng chính sách cho đồng bào dân tộc

Nội dung: Chuyện xảy ra ở tỉnh Nghệ An, nơi có đường biên giới giáp với nước bạn Lào. Quàng Văn Tình là người con của dân tộc Thái, anh quyết tâm xây dựng kinh tế để giúp cuộc sống khấm khá hơn. May mắn, Quàng Văn Tình biết được chương trình vay vốn tín dụng của Ngân hàng chính sách từ chị cán bộ xã. Từ khi vay được vốn, Tình chăm chỉ phát triển kinh tế và có thêm được hai đứa con. Hai vợ chồng cũng tích cực vận động bà con có chí hướng đi vay vốn ngân hàng chính sách xã hội để phát triển như mình.

Radio tiếng Thái:

Radio tiếng Mông:

Hôm nay, trời mưa tầm tã, Tình đang đợi chị Pó, người cùng xã đến gặp. Nghe nói, xã đang có chính sách gì đó để giúp đỡ những người khó khăn như hoàn cảnh gia đình anh. Chị Pó hoàn cảnh trước cũng nghèo như gia đình anh, nhưng chỉ 2 năm nay chị giờ có trại gà lớn nhất xã. Hôm nay chị Pó ghé qua bản chơi, Tình có hẹn chị đến nhà uống nước để hỏi thêm, nhưng trời mưa thế này không biết chị ấy có sang không nữa?

           

Chị Pó: Chú Tình, chú Tình ơi, có ở nhà không đấy

           

Quàng Văn Tình: Chị Pó ạ, mưa thế này em cứ sợ là chị không tới chứ, chị có bị ướt không ạ?

           

Chị Pó: Đương nhiên là phải sang chứ, ai chứ chú đã nhờ thì tôi chắc chắn phải sang rồi. Mà bây giờ chú mới hỏi đến tôi là hơi muộn đấy nhé. Trước hai nhà gần nhau, ông cụ nhà chú vẫn coi tôi như con, bế ẵm suốt ngày

           

Quàng Văn Tình: Vâng, ngày xưa, ông cụ nhà em quý nhất chị đấy. Chị chuyển sang xã bên cũng phải đến chục năm rồi ấy nhỉ

           

Chị Pó: Ừ, đúng rồi, cũng được khoảng 12 năm rồi đấy. Thế cậu định làm gì mà lại muốn vay vốn của Ngân hàng chính sách thế?

           

Quàng Văn Tình: Vâng, chẳng là nhà em nghèo quá. Em mở trang trại giống nhà chị để phát triển kinh tế còn nuôi vợ, nuôi con em nữa.

           

Chị Pó: Cậu nghĩ được thế rất là tốt. Chính sách tốt như thế mà bà con mình nhiều người vẫn cứ do dự. Nay tôi mang cả văn bản của xã đến tôi đọc cậu nghe đây này.

           

Để được vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện thì người vay chỉ được vay vốn để sử dụng vào một trong các mục đích sau: Một là, vốn vay được sử dụng vào việc chi phí khai hoang, phục hóa, cải tạo đất sản xuất hoặc tự nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất sản xuất.

           

Hai là, đối với người vay vốn để chuyển đổi nghề hoặc để phát triển sản xuất, kinh doanh: vốn vay được sử dụng để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh ngành nghề không trái pháp luật (như: mua sắm máy móc, công cụ sản xuất, dịch vụ nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp, buôn bán,...).

           

 Ba là, mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo là 50 triệu đồng/hộ. Thời hạn cho vay tối đa là 10 năm. Người vay được miễn lệ phí làm thủ tục hành chính khi vay vốn. Thêm vào đó là lãi xuất chỉ bằng 50% lãi xuất cho vay hộ nghèo trong từng thời kỳ thôi. Gia đình tôi có được trang trại gà lớn như vậy cũng bắt đầu từ vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội để phát triển sản xuất, kinh doanh đấy.

           

Quàng Văn Tình: Mà chị ơi, nhưng hiện giờ nhà em không có kinh nghiệm sản xuất, lại cũng không biết mở nghề gì. Vậy theo chị, chúng em nên vay vốn theo hình thức nào chị nhỉ?

           

Chị Pó: À, với hoàn cảnh của cô chú, tôi nghĩ cô chú  nên vay vốn theo hình thức chuyển đổi nghề. Sau khi có nghề trong tay, cô chú bắt tay vào đầu tư sản xuất kinh doanh theo nghề cô chú có thì sẽ tốt hơn. Mới đầu cũng khó khăn lắm, cô chú cứ cố gắng lên, có gì thì bảo tôi, tôi giúp được tôi sẽ giúp.

           

Quàng Văn Tình: Ôi, được thế thì còn gì bằng ạ. Thế để vay vốn được thì hồ sơ vay vốn như thế nào chị nhỉ?

           

Chị Pó: À, hồ sơ vay vốn, và quy trình cho vay đối với người vay thì cần làm Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay. Giấy này phải có xác nhận của Chủ tịch UBND cấp xã ghi, ký tên, đóng dấu. Khi hồ sơ được hoàn thiện, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ bộ hồ sơ vay vốn, Ngân hàng chính sách sẽ làm các kiểm tra hồ sơ, và phê duyệt cho vay. Cụ thể hơn cô chú lên ngân hàng nhé, các anh chị trên ấy hướng dẫn tận tình lắm.

           

Quàng Văn Tình: Cảm ơn chị Pó, vợ chồng em quyết tâm sẽ vay vốn. Sau này, nếu phát triển được như chị, thì chúng em sẽ không quên ơn chị ạ.

           

Chị Pó: Ôi, ơn huệ gì. Cô chú còn trẻ, còn làm được nhiều, cố gắng lên. Chính sách của Đảng và nhà nước là để người dân phát triển mà.

           

Quàng Văn Tình: Vâng, em cảm ơn chị ạ

           

Người dẫn: một năm sau hướng dẫn tận tình của chị Lò Thị Pó và nguồn vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội, gia đình chú Tình đã có được cuộc sống đầy đủ hơn trước./.

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới