Quản lý chặt chẽ mã số vùng trồng cho nông sản

Mã số vùng trồng là mã số định danh cho một vùng trồng trọt để theo dõi tình hình sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc cây trồng, đưa khâu tổ chức sản xuất bắt kịp xu thế phát triển nông nghiệp hiện đại, tạo thuận lợi để xuất khẩu nông sản chính ngạch. Làm tốt công tác cấp, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói sẽ giúp nông sản của tỉnh có thị trường xuất khẩu ổn định, nâng cao giá trị, đem lại hiệu quả cho người sản xuất và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Giọng nữ
Nông dân xã Mường Sang, huyện Mộc Châu chăm sóc cam.

Toàn tỉnh hiện có 5 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; có 2.714ha cây trồng áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt và các tiêu chuẩn tương đương, sản lượng 43.570 tấn/năm; có 8.200ha sản xuất hữu cơ và theo hướng hữu cơ; duy trì 280 chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn; cấp 294 mã số vùng trồng với diện tích trên 3.150 ha; 28 sản phẩm được cấp bảo hộ nhãn hiệu mang địa danh của tỉnh... Tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân thiết lập, xây dựng mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói nông sản luôn được tỉnh ta quan tâm chỉ đạo các ngành chức năng và địa phương thực hiện, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu về xuất khẩu. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã được đẩy mạnh đã làm thay đổi tư duy, tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị bền vững để nâng cao sức cạnh tranh cho các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh trên thị trường xuất khẩu.

Hiện nay, nhiều quốc gia yêu cầu trái cây tươi cùng một số nông sản khác của Việt Nam phải có cấp mã số thì mới đủ điều kiện nhập khẩu nhằm mục đích theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất, kiểm soát sinh vật gây hại, vệ sinh an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc. Nhiều nước nhập khẩu đã tăng cường tần suất giám sát mã vùng trồng, cơ sở đóng gói theo định kỳ hàng tuần.

Để bảo vệ và duy trì mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, ngoài việc giám sát của cơ quan quản lý, các doanh nghiệp và nông dân phải xem đây như một loại tài sản và có ý thức tự bảo vệ, nếu phát hiện ra các hành vi sai phạm phải có động thái thông báo cho các cơ quan chức năng biết để bảo vệ mã số của mình.

Các ngành chức năng cần đẩy mạnh tập huấn nhằm tuyên truyền, hướng dẫn các địa phương, cơ sở thực hiện xây dựng vùng trồng đảm bảo cho việc cấp mã. Trước mắt, tập trung xây dựng mã số vùng trồng phục vụ tiêu thụ nội địa. Khi đảm bảo hình thành được các chuỗi liên kết, tìm được thị trường thì mở rộng ra xuất khẩu.

Tiếp tục tham mưu cho tỉnh ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các địa phương hình thành mã vùng trồng. Tăng cường tổ chức liên kết sản xuất cho nông dân tại các vùng trồng được cấp mã số xuất khẩu; chủ động làm tốt công tác vệ sinh vườn trồng, hồ sơ, tài liệu ghi chép toàn bộ quá trình tác động vào vườn trồng, theo dõi việc phát hiện và xử lý các loài sinh vật gây hại tại vườn, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón.

Thực hiện tốt việc thiết lập, quản lý, giám sát mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2022-2025 đã được UBND tỉnh ban hành, góp phần đưa nông sản của tỉnh Sơn La ngày càng phát triển bền vững.

 Phong Lưu
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tú Nang giữ xanh rừng

    Tú Nang giữ xanh rừng

    Nằm dọc theo quốc lộ 6, xã Tú Nang, huyện Yên Châu có tổng diện tích tự nhiên 9.699 ha, nhưng địa hình chủ yếu là đồi dốc, đất canh tác ít. Những năm qua, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cấp ủy, chính quyền xã đặc biệt quan tâm công tác bảo vệ, phát triển rừng, tạo điều kiện cho người dân có thêm thu nhập từ nghề rừng.
  • 'Đảng bộ Thành phố nâng cao năng lực lãnh đạo, phát huy dân chủ, đổi mới, sáng tạo

    Đảng bộ Thành phố nâng cao năng lực lãnh đạo, phát huy dân chủ, đổi mới, sáng tạo

    Xây dựng Đảng -
    Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định mục tiêu tổng quát của nhiệm kỳ là tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, phát huy dân chủ; đổi mới, sáng tạo; tích cực thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ; huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí nâng cao; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; đảm bảo an sinh xã hội; giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh; xây dựng thành phố Sơn La phát triển xanh, nhanh và bền vững.
  • 'Tăng cường đối thoại tạo sự đồng thuận của nhân dân

    Tăng cường đối thoại tạo sự đồng thuận của nhân dân

    Xây dựng Đảng -
    Những năm qua, huyện Vân Hồ đã thực hiện tốt công tác đối thoại, giải quyết kịp thời các kiến nghị, phản ánh chính đáng, hợp pháp của nhân dân, tạo sự đồng thuận trong triển khai các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
  • 'Chung sức đảm bảo an ninh trật tự tại cơ sở

    Chung sức đảm bảo an ninh trật tự tại cơ sở

    Gương sáng bản làng -
    Năng nổ, nhiệt tình trong công tác hội, gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua, quan tâm, chăm lo đời sống hội viên... Là những nhận xét của đồng nghiệp về chị Lường Thị Thanh Thủy, Chủ tịch Hội LHPN huyện Thuận Châu. Không chỉ làm tốt trách nhiệm của mình, chị còn có nhiều đóng góp xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” tại cơ sở.
  • 'Phong trào thể dục thể thao quần chúng ở Sông Mã

    Phong trào thể dục thể thao quần chúng ở Sông Mã

    Thể thao -
    Những năm qua, huyện Sông Mã đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động thể dục, thể thao quần chúng, góp phần thúc đẩy phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, nâng cao sức khỏe và tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.
  • 'Đổi thay vùng cao gió ngàn

    Đổi thay vùng cao gió ngàn

    Kinh tế -
    Đến huyện Bắc Yên hôm nay, không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay của vùng đất nghèo khó năm xưa. Huyện đã tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế, huy động mọi nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
  • 'Tạo hình ảnh điểm đến và thương hiệu du lịch đặc trưng

    Tạo hình ảnh điểm đến và thương hiệu du lịch đặc trưng

    Du lịch -
    Vùng cao Bắc Yên được thiên nhiên ban tặng núi non hùng vĩ, khí hậu mát mẻ, biển mây trắng bồng bềnh và nét văn hóa truyền thống đặc sắc cộng đồng các dân tộc. Những cảnh đẹp đang ngày càng cuốn hút du khách thập phương đến những địa danh mới nổi như: săn mây Tà Xùa, trải nghiệm “Sống lưng khủng long”, thăm hang vợ chồng A Phủ, ngắm ruộng bậc thang Xím Vàng. Khai thác lợi thế, huyện Bắc Yên đang từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững.
  • 'Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, xây dựng huyện Bắc Yên phát triển bền vững

    Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, xây dựng huyện Bắc Yên phát triển bền vững

    Xã hội -
    Cách đây 60 năm, ngày 17/8/1964, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 128-QĐ/CP tách huyện Phù Yên thuộc tỉnh Nghĩa Lộ thành 2 huyện Phù Yên và Bắc Yên. Ngày 29/9/1964, Ban Thường vụ tỉnh ủy Nghĩa Lộ ban hành Quyết nghị số 67-QN/TU thành lập Ban Chấp hành lâm thời huyện Bắc Yên. Ngày 20/10/1964, huyện Bắc Yên chính thức đi vào hoạt động. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu sự ra đời và phát triển của huyện.