Đẩy mạnh phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

Phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ, phân luồng học sinh là một nhiệm vụ quan trọng, mục tiêu cơ bản trong chiến lược phát triển giáo dục của Đảng, Nhà nước. Những năm qua, tỉnh ta đã chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương và nhân dân cùng tham gia để giữ vững kết quả và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ (PCGD-XMC).

Giọng nữ

Với hệ thống mạng lưới trường lớp được mở rộng, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư theo hướng kiên cố hóa và chuẩn hóa, chất lượng PCGD-XMC tiếp tục duy trì và nâng cao. Các địa phương trong tỉnh thực hiện tốt quy trình kiểm tra; bố trí cán bộ theo dõi công tác PCGD-XMC; các tiêu chuẩn, điều kiện về PCGD-XMC được thực hiện theo quy định. Đến nay, toàn tỉnh có 100% số xã và 12/12 huyện, thành phố đạt chuẩn PCGD mầm non trẻ 5 tuổi; 2/12 huyện, thành phố đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 2 và 10/12 huyện, thành phố đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 3; có 12/12 huyện, thành phố đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 2; tỉnh Sơn La duy trì kết quả đạt chuẩn PCGD tiểu học, THCS mức độ 2 và đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.

Mục tiêu đến năm 2030, đối với phổ cập giáo dục mầm non, toàn tỉnh có trên 50% số trẻ trong độ tuổi nhà trẻ ra lớp, trên 98% số trẻ trong độ tuổi mẫu giáo đến trường; 98% số người khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục. Đối với giáo dục phổ thông, 100% số trẻ 6 tuổi vào lớp 1, có 97,5% số trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học, 99,5% số trẻ 14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học; 100% số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, THCS mức độ 3; 100% huyện, thành phố đạt chuẩn PCGD tiểu học, THCS mức độ 3; tỉnh Sơn La đạt chuẩn PCGD tiểu học, THCS mức độ 3. Có 98,5% số thanh niên, thiếu niên độ tuổi 15-18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS; 93% số thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi 15-18 tuổi đang học chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp; 100% người khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục; 40% số học sinh tốt nghiệp THCS được học nghề trình độ trung cấp. Đối với xóa mù chữ, có 100% số người trong độ tuổi 15-35 hoàn thành chương trình XMC giai đoạn 2; có 99,5% số người 15-60 tuổi hoàn thành chương trình XMC giai đoạn 1 và 99% số người hoàn thành chương trình xóa mù chữ giai đoạn 2; có 65% số người khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục; 100% số xã, 12/12 huyện, thành phố duy trì chuẩn XMC mức độ 2; tỉnh Sơn La duy trì vững chắc chuẩn XMC mức độ 2.

Để thực hiện mục tiêu trên, trước hết các cấp ủy, chính quyền; các ngành, đoàn thể, địa phương, lực lượng vũ trang tập trung quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 5/1/2024 của Bộ Chính trị và Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030”, Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2030” của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 217-KH/TU ngày 12/3/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ, phân luồng học sinh. Đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh gắn với thi đua gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập và đơn vị học tập; đẩy mạnh phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023-2030” trên địa bàn tỉnh.

Đổi mới tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, đoàn thể, các lực lượng xã hội về tầm quan trọng của công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ, phân luồng học sinh đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Lồng ghép một số chuyên đề về công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ, phân luồng học sinh trong chương trình giáo dục chính trị.

Đổi mới căn bản, toàn diện nội dung, chương trình, phương thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục nghề nghiệp theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, gắn với quy hoạch nhân lực ngành giáo dục. Hoàn thiện mạng lưới trường, lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục; quan tâm phát triển mạng lưới trường mầm non, phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú; quy hoạch, sắp xếp hợp lý điểm trường, lớp học ở địa bàn vùng sâu, vùng xa. Phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục thường xuyên, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân.

Củng cố bền vững kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Bảo đảm cho công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ học tập; duy trì bền vững kết quả xóa mù chữ cho người lớn. Thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người được học tập suốt đời. Đẩy mạnh ứng dụng, khai thác công nghệ thông tin trong việc tổ chức đào tạo từ xa, dạy học qua mạng internet.

Thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ kinh phí tài liệu, sinh hoạt trong thời gian tham gia học tập đối với đồng bào sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn. Tăng cường công tác quản lý nhà nước; thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm vi phạm.

Ngọc Thuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tú Nang giữ xanh rừng

    Tú Nang giữ xanh rừng

    Nằm dọc theo quốc lộ 6, xã Tú Nang, huyện Yên Châu có tổng diện tích tự nhiên 9.699 ha, nhưng địa hình chủ yếu là đồi dốc, đất canh tác ít. Những năm qua, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cấp ủy, chính quyền xã đặc biệt quan tâm công tác bảo vệ, phát triển rừng, tạo điều kiện cho người dân có thêm thu nhập từ nghề rừng.
  • 'Đảng bộ Thành phố nâng cao năng lực lãnh đạo, phát huy dân chủ, đổi mới, sáng tạo

    Đảng bộ Thành phố nâng cao năng lực lãnh đạo, phát huy dân chủ, đổi mới, sáng tạo

    Xây dựng Đảng -
    Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định mục tiêu tổng quát của nhiệm kỳ là tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, phát huy dân chủ; đổi mới, sáng tạo; tích cực thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ; huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí nâng cao; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; đảm bảo an sinh xã hội; giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh; xây dựng thành phố Sơn La phát triển xanh, nhanh và bền vững.
  • 'Tăng cường đối thoại tạo sự đồng thuận của nhân dân

    Tăng cường đối thoại tạo sự đồng thuận của nhân dân

    Xây dựng Đảng -
    Những năm qua, huyện Vân Hồ đã thực hiện tốt công tác đối thoại, giải quyết kịp thời các kiến nghị, phản ánh chính đáng, hợp pháp của nhân dân, tạo sự đồng thuận trong triển khai các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
  • 'Chung sức đảm bảo an ninh trật tự tại cơ sở

    Chung sức đảm bảo an ninh trật tự tại cơ sở

    Gương sáng bản làng -
    Năng nổ, nhiệt tình trong công tác hội, gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua, quan tâm, chăm lo đời sống hội viên... Là những nhận xét của đồng nghiệp về chị Lường Thị Thanh Thủy, Chủ tịch Hội LHPN huyện Thuận Châu. Không chỉ làm tốt trách nhiệm của mình, chị còn có nhiều đóng góp xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” tại cơ sở.
  • 'Phong trào thể dục thể thao quần chúng ở Sông Mã

    Phong trào thể dục thể thao quần chúng ở Sông Mã

    Thể thao -
    Những năm qua, huyện Sông Mã đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động thể dục, thể thao quần chúng, góp phần thúc đẩy phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, nâng cao sức khỏe và tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.
  • 'Đổi thay vùng cao gió ngàn

    Đổi thay vùng cao gió ngàn

    Kinh tế -
    Đến huyện Bắc Yên hôm nay, không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay của vùng đất nghèo khó năm xưa. Huyện đã tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế, huy động mọi nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
  • 'Tạo hình ảnh điểm đến và thương hiệu du lịch đặc trưng

    Tạo hình ảnh điểm đến và thương hiệu du lịch đặc trưng

    Du lịch -
    Vùng cao Bắc Yên được thiên nhiên ban tặng núi non hùng vĩ, khí hậu mát mẻ, biển mây trắng bồng bềnh và nét văn hóa truyền thống đặc sắc cộng đồng các dân tộc. Những cảnh đẹp đang ngày càng cuốn hút du khách thập phương đến những địa danh mới nổi như: săn mây Tà Xùa, trải nghiệm “Sống lưng khủng long”, thăm hang vợ chồng A Phủ, ngắm ruộng bậc thang Xím Vàng. Khai thác lợi thế, huyện Bắc Yên đang từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững.
  • 'Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, xây dựng huyện Bắc Yên phát triển bền vững

    Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, xây dựng huyện Bắc Yên phát triển bền vững

    Xã hội -
    Cách đây 60 năm, ngày 17/8/1964, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 128-QĐ/CP tách huyện Phù Yên thuộc tỉnh Nghĩa Lộ thành 2 huyện Phù Yên và Bắc Yên. Ngày 29/9/1964, Ban Thường vụ tỉnh ủy Nghĩa Lộ ban hành Quyết nghị số 67-QN/TU thành lập Ban Chấp hành lâm thời huyện Bắc Yên. Ngày 20/10/1964, huyện Bắc Yên chính thức đi vào hoạt động. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu sự ra đời và phát triển của huyện.