Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, xây dựng huyện Bắc Yên phát triển bền vững

Cách đây 60 năm, ngày 17/8/1964, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 128-QĐ/CP tách huyện Phù Yên thuộc tỉnh Nghĩa Lộ thành 2 huyện Phù Yên và Bắc Yên. Ngày 29/9/1964, Ban Thường vụ tỉnh ủy Nghĩa Lộ ban hành Quyết nghị số 67-QN/TU thành lập Ban Chấp hành lâm thời huyện Bắc Yên. Ngày 20/10/1964, huyện Bắc Yên chính thức đi vào hoạt động. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu sự ra đời và phát triển của huyện.

Giọng nữ
Thị trấn Bắc Yên.   Ảnh: Huy Ngoan

Là vùng đất có truyền thống cách mạng trong thời kỳ chống thực dân Pháp, với địa danh nổi tiếng là Khu căn cứ kháng chiến 99, Bắc Yên đã góp phần vào thắng lợi của Chiến dịch Tây Bắc của quân và dân ta. Khi mới thành lập, huyện Bắc Yên có 8 xã, hơn 13.000 người. Từ năm 1964 đến năm 1975, thuộc tỉnh Nghĩa Lộ. Từ năm 1976 đến nay, thuộc tỉnh Sơn La. Trải qua các lần chia tách, sáp nhập, đến nay, huyện có 15 xã, 1 thị trấn, 99 bản, tiểu khu; dân số trên 70 nghìn người, với 7 dân tộc; trong đó, dân tộc Mông chiếm trên 47%.

Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự giúp đỡ của các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Bắc Yên luôn phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh và nguồn lực, khát vọng xây dựng huyện Bắc Yên phát triển phồn vinh, hạnh phúc.

Đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao đổi với lãnh đạo huyện Bắc Yên về công tác quy hoạch.

Lật lại trang sử vàng, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân các dân tộc Bắc Yên đã phối hợp với bộ đội phòng không đánh trả máy bay Mỹ, truy bắt gián điệp, biệt kích. Quân, dân Bắc Yên bắn rơi 13 máy bay Mỹ, bắt sống nhiều biệt kích, góp phần cùng quân dân trong tỉnh và cả nước đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ. Đồng thời, chi viện sức người, sức của, giải phóng miền Nam và làm tròn nghĩa vụ quốc tế với nước bạn Lào. Hàng nghìn người con của dân tộc Bắc Yên đã anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Ở hậu phương, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, Bắc Yên hình thành nhiều HTX nông nghiệp. Năm 1961, HTX Cao Đa được công nhận là HTX điển hình tiên tiến, lá cờ đầu các tỉnh miền núi phía Bắc, được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất. Năm 1962, HTX Cao Đa được công nhận là HTX tiên tiến toàn miền Bắc, được Bác Hồ tặng 1 chiếc máy cày và nhiều tập thể, cá nhân được Đảng, Nhà nước khen thưởng.

Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đất nước thống nhất, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo ra sức thi đua phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Bước vào những năm 80 của thế kỷ XX, vì dòng điện của Tổ quốc, cùng với một số địa phương khác, huyện Bắc Yên vận động trên 1.480 hộ, gần 8.900 nhân khẩu thuộc 40 bản của 6 xã dọc sông Đà di chuyển đến nơi tái định cư để xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng bộ huyện Bắc Yên đã vận dụng sáng tạo, nắm bắt thời cơ, vượt qua khó khăn, thử thách, khai thác tiềm năng, thế mạnh, thu hút đầu tư phát triển và đạt được những thành tựu to lớn về mọi mặt. Đến nay, đã hình thành một số vùng sản xuất lớn, như phát triển táo sơn tra tại các xã vùng cao; phát triển cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc thuộc các xã dọc sông Đà. Nhiều sản phẩm nông sản của Bắc Yên được chứng nhận nhãn hiệu OCOP, như: rượu sơn tra; nước lọc Bắc Sơn, La Sơn, chè Tà Xùa; rượu Hang Chú...

Công tác bảo vệ, phát triển rừng được nhân dân tích cực tham gia. Công nghiệp khai khoáng đồng - Nikel, thạch anh, thủy điện vừa và nhỏ tiếp tục phát triển, tổng công suất đạt trên 220 MW. Hệ thống kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư, điện, đường, trường, trạm, nước sinh hoạt, diện mạo từ đô thị đến nông thôn nhiều khởi sắc. 16/16 xã có trụ sở kiên cố, có đường giao thông đến trung tâm xã được cứng hóa; 99% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia, 100% số xã được phủ sóng viễn thông; xã Phiêng Ban và Mường Khoa được công nhận xã nông thôn mới; bình quân toàn huyện đạt 9,4 tiêu chí/xã.

Văn hóa, giáo dục, y tế có bước phát triển vượt bậc. Toàn huyện có 45 trường học, 21.000 học sinh; 25/44 trường đạt chuẩn quốc gia, toàn huyện không còn phòng học tạm bợ. 16/16 xã được công nhận đạt chuẩn y tế. Các công trình nhà văn hóa xã, bản được quan tâm đầu tư, các lễ hội được bảo tồn gắn với phát triển du lịch; an sinh xã hội bảo đảm, công tác giảm nghèo bền vững được thực hiện tốt, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 28,81%. Năm 2023, huyện Bắc Yên được công nhận thoát diện huyện đặc biệt khó khăn. Quốc phòng, an ninh được quan tâm, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh; quan hệ đối ngoại được mở rộng.

Công tác xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị được quan tâm. Đảng bộ huyện Bắc Yên đã trải qua 16 kỳ đại hội. Lúc mới thành lập, có 17 chi bộ, 270 đảng viên. Đến nay, Đảng bộ huyện có 21 đảng bộ cơ sở và 33 chi bộ cơ sở; 209 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, với 5.130 đảng viên. Đảng bộ đã đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, XIII. Thực hiện Kết luận 1037 của tỉnh ủy về Bí thư cấp ủy đồng thời là trưởng bản, trưởng ban công tác Mặt trận trong toàn huyện. Hiện nay, 12/16 xã, thị trấn có bí thư cấp ủy không phải người địa phương; 4/16 xã, thị trấn có chủ tịch UBND cấp xã không phải người địa phương; 99/99 chi bộ bản, tiểu khu có chi ủy; 98/99 bản, tiêu khu có bí thư chi bộ kiêm trưởng bản, trưởng tiểu khu; 16/16 xã, thị trấn thành lập được chi bộ công an, chi bộ quân sự xã. Khối đoàn kết các dân tộc được phát huy, tổ chức thực hiện hiệu quả các cuộc vận động và phong trào thi đua yêu. Năng lực lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền trong toàn huyện không ngừng được củng cố và nâng cao.

Ghi nhận sự nỗ lực cố gắng và những đóng góp của nhân dân các dân tộc trong huyện trong quá trình xây dựng, phát triển, Đảng bộ, chính quyền, quân và nhân dân các dân tộc huyện Bắc Yên vinh dự được Đảng, Nhà nước và tỉnh Sơn La tặng nhiều phần thưởng cao quý: Nhân dân và LLVT huyện Bắc Yên được tặng danh hiệu Anh hùng LLVT (năm 2005); xã Hồng Ngài, xã Mường Khoa được tặng danh hiệu Anh hùng LLVT. Hàng nghìn lượt tập thể, cá nhân được tặng huân, huy chương các loại; 15 mẹ được truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.

Phấn khởi, tự hào với những kết quả đạt được, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc huyện Bắc Yên tiếp tục vận dụng sáng tạo các chủ trương của Đảng vào thực tiễn; huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, tinh thần cần cù, sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, củng cố hệ thống chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Đẩy mạnh xây dựng chính quyền thân thiện, phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển toàn diện, đáp ứng mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân các dân tộc, vì mục tiêu dân giàu, huyện mạnh, dân chủ, xã hội công bằng, văn minh.

Một số hình ảnh, hoạt động trên các lĩnh vực của huyện Bắc Yên

Ra mắt mô hình Chính quyền thân thiện thị trấn Bắc Yên.
Ruộng bậc thang xã Xím Vàng, huyện Bắc Yên thu hút đông đảo du khách tham quan, trải nghiệm.
Cán bộ nông nghiệp huyện hướng dẫn nhân dân chăm sóc cây ăn quả.
Tuyến đường bản Nà Dòn, xã Chiềng Sại, huyện Bắc Yên, được bê tông.
Lễ hội xòe Thái xã Mường Khoa năm 2024.
Hà Thị Ngọc Yến - Bí thư Huyện ủy Bắc Yên
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tú Nang giữ xanh rừng

    Tú Nang giữ xanh rừng

    Nằm dọc theo quốc lộ 6, xã Tú Nang, huyện Yên Châu có tổng diện tích tự nhiên 9.699 ha, nhưng địa hình chủ yếu là đồi dốc, đất canh tác ít. Những năm qua, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cấp ủy, chính quyền xã đặc biệt quan tâm công tác bảo vệ, phát triển rừng, tạo điều kiện cho người dân có thêm thu nhập từ nghề rừng.
  • 'Đảng bộ Thành phố nâng cao năng lực lãnh đạo, phát huy dân chủ, đổi mới, sáng tạo

    Đảng bộ Thành phố nâng cao năng lực lãnh đạo, phát huy dân chủ, đổi mới, sáng tạo

    Xây dựng Đảng -
    Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định mục tiêu tổng quát của nhiệm kỳ là tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, phát huy dân chủ; đổi mới, sáng tạo; tích cực thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ; huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí nâng cao; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; đảm bảo an sinh xã hội; giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh; xây dựng thành phố Sơn La phát triển xanh, nhanh và bền vững.
  • 'Tăng cường đối thoại tạo sự đồng thuận của nhân dân

    Tăng cường đối thoại tạo sự đồng thuận của nhân dân

    Xây dựng Đảng -
    Những năm qua, huyện Vân Hồ đã thực hiện tốt công tác đối thoại, giải quyết kịp thời các kiến nghị, phản ánh chính đáng, hợp pháp của nhân dân, tạo sự đồng thuận trong triển khai các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
  • 'Chung sức đảm bảo an ninh trật tự tại cơ sở

    Chung sức đảm bảo an ninh trật tự tại cơ sở

    Gương sáng bản làng -
    Năng nổ, nhiệt tình trong công tác hội, gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua, quan tâm, chăm lo đời sống hội viên... Là những nhận xét của đồng nghiệp về chị Lường Thị Thanh Thủy, Chủ tịch Hội LHPN huyện Thuận Châu. Không chỉ làm tốt trách nhiệm của mình, chị còn có nhiều đóng góp xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” tại cơ sở.
  • 'Phong trào thể dục thể thao quần chúng ở Sông Mã

    Phong trào thể dục thể thao quần chúng ở Sông Mã

    Thể thao -
    Những năm qua, huyện Sông Mã đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động thể dục, thể thao quần chúng, góp phần thúc đẩy phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, nâng cao sức khỏe và tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.
  • 'Đổi thay vùng cao gió ngàn

    Đổi thay vùng cao gió ngàn

    Kinh tế -
    Đến huyện Bắc Yên hôm nay, không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay của vùng đất nghèo khó năm xưa. Huyện đã tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế, huy động mọi nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
  • 'Tạo hình ảnh điểm đến và thương hiệu du lịch đặc trưng

    Tạo hình ảnh điểm đến và thương hiệu du lịch đặc trưng

    Du lịch -
    Vùng cao Bắc Yên được thiên nhiên ban tặng núi non hùng vĩ, khí hậu mát mẻ, biển mây trắng bồng bềnh và nét văn hóa truyền thống đặc sắc cộng đồng các dân tộc. Những cảnh đẹp đang ngày càng cuốn hút du khách thập phương đến những địa danh mới nổi như: săn mây Tà Xùa, trải nghiệm “Sống lưng khủng long”, thăm hang vợ chồng A Phủ, ngắm ruộng bậc thang Xím Vàng. Khai thác lợi thế, huyện Bắc Yên đang từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững.
  • 'Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, xây dựng huyện Bắc Yên phát triển bền vững

    Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, xây dựng huyện Bắc Yên phát triển bền vững

    Xã hội -
    Cách đây 60 năm, ngày 17/8/1964, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 128-QĐ/CP tách huyện Phù Yên thuộc tỉnh Nghĩa Lộ thành 2 huyện Phù Yên và Bắc Yên. Ngày 29/9/1964, Ban Thường vụ tỉnh ủy Nghĩa Lộ ban hành Quyết nghị số 67-QN/TU thành lập Ban Chấp hành lâm thời huyện Bắc Yên. Ngày 20/10/1964, huyện Bắc Yên chính thức đi vào hoạt động. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu sự ra đời và phát triển của huyện.