Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu cà-phê Việt

Giá cà-phê đang duy trì tại mức cao trong lịch sử, vốn là tin vui đối với nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu cà-phê. Tuy nhiên, điều này chưa hoàn toàn đúng trong bối cảnh hiện tại khi nguồn cung cà-phê nước ta đang rơi vào tình trạng khan hiếm. Từ đó, đặt ra bài toán về nguyên nhân cốt lõi của thực trạng này và cần làm gì để tháo gỡ khó khăn hiện tại.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)

Giá cà-phê cao khi nguồn cung trở nên khan hiếm

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), giá cà-phê Robusta đang giao dịch trên Sở Giao dịch Liên lục địa Châu Âu (ICE-EU) tính đến hết ngày 2/8/2023 ở mức 2.681 USD/ tấn. Đây là mức giá cao trong 15 năm và đã duy trì kể từ giữa tháng 6.

Tương tự, trên thị trường Việt Nam, giá cà-phê nội địa ghi nhận ở mức 67.200 đồng/kg, cũng là một trong những mức giá cao nhất từng được ghi nhận. Mức giá này cũng đã được duy trì trong hơn 1 tháng trở lại đây.

Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu cà-phê Việt ảnh 1

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà-phê Robusta lớn nhất thế giới, những biến động trong nguồn cung cà-phê từ nước ta sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên diễn biến giá cà-phê toàn cầu. Đây cũng chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến mức giá giao dịch cao như hiện tại.

Trong 7 tháng đầu năm 2023, Việt Nam chỉ xuất khẩu 1,09 triệu tấn cà-phê, giảm 6% so với cùng kỳ năm 2022, ước tính từ Tổng cục Thống kê (GSO).

Bên cạnh sự hỗ trợ từ việc nguồn cung suy yếu, nhu cầu cà-phê Robusta gia tăng trong bối cảnh kinh tế ảm đạm cũng góp phần giúp giá mặt hàng này duy trì được mức cao trong hơn 1 tháng.

Cà-phê là hàng hóa không thiết yếu, trong bối cảnh kinh tế khó khăn người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm chi tiêu cho các loại hàng hóa này. Do đó, cà-phê Robusta với ưu thế giá thành rẻ hơn cà-phê Arabica được ưu tiên sử dụng. Đặc biệt, tại các doanh nghiệp sản xuất cà-phê rang xay và hòa tan, tỷ lệ pha trộn Robusta và Arabica trong các sản phần đã được nâng lên đến 80%-20%, trong khi đó, ở giai đoạn trước đây tỷ lệ Robusta thường ở thế yếu.

Dù vậy, ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam nhận định: “Giá cà-phê ở mức cao có thể không duy trì lâu. Hiện nay, Brazil và Indonesia, hai quốc gia xuất khẩu cà-phê hàng đầu thế giới đã có nguồn cung từ niên vụ mới và đang tích cực đẩy mạnh xuất khẩu. Đồng thời, Việt Nam sẽ bắt đầu thu hoạch cà-phê niên vụ 2023/24 vào quý IV năm nay, góp phần bổ sung lượng lớn cà-phê cho thị trường”.

Giá cao hạn chế lợi thế đối với hoạt động xuất khẩu

Bên cạnh việc nguồn cung thu hẹp do sản lượng cà-phê niên vụ 2023/24 giảm 10-15% so với dự kiến, tình trạng doanh nghiệp trong nước không đủ vốn để tích trữ và gom hàng cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến xuất khẩu cà-phê ảm đạm tại Việt Nam.

Trước những nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, hỗ trợ phục hồi kinh tế của Ngân hàng nhà nước, sau 4 lần liên tiếp điều chỉnh giảm lãi suất điều hành, mặt bằng lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân phát sinh mới ngoài thị trường đã giảm 1%/năm so cuối năm 2022. Tuy vậy, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng tương đối chậm cùng với “bài toán” lạm phát khó giải, các doanh nghiệp trong nước vẫn gặp khó khăn trong việc huy động dòng vốn để gom hàng từ nông dân.

Đồng thời, việc lãi suất vay hiện vẫn ở mức cao so với thời điểm trước tháng 9/2022, trong khi giá cà-phê ở mức đỉnh lịch sử cũng làm gia tăng chi phí cho hoạt động xuất khẩu cà-phê. Đa phần các doanh nghiệp nội địa của Việt Nam hiện nay chủ yếu nhập hàng mới từ nông dân ở mức cao sau đó xuất khẩu, nên biên lợi nhuận từ chênh lệch giá thấp.

 
Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu cà-phê Việt ảnh 2

Ngoài ra, sức ép cạnh tranh từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng là một thách thức. Dòng vốn dồi dào từ các doanh nghiệp FDI, trong khi ít chịu ảnh hưởng hơn bởi biến động lãi suất tại Việt Nam do lợi thế dòng vốn được đầu tư từ nước thứ hai. Điều này đã giúp các đơn vị gom hàng của nông dân sau khi hoạt động thu hoạch diễn ra, thời điểm giá cà-phê nội địa tại Việt Nam chỉ đang dao động dưới 50.000 đồng/kg.

Sự chênh lệch trong dòng vốn tại thời điểm giá cà-phê cao khiến việc xuất khẩu cà-phê từ Việt Nam ra quốc tế có lợi cho các doanh nghiệp FDI. Dù việc xuất khẩu từ các doanh nghiệp FDI vẫn được tính vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cũng như tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hằng năm của quốc gia, nhưng những tác động thực sự về kinh tế và lợi ích mang lại cho người dân trong nước vẫn còn hạn chế.

Tuy nhiên, với nỗ lực khơi thông tín dụng, và xu hướng hạ lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong nước của Ngân hàng Nhà nước trong giai đoạn hiện nay, cũng đã mở ra cơ hội cạnh tranh cao hơn cho các doanh nghiệp trên thị trường nội địa. Đồng thời, việc hạ lãi suất cũng góp phần làm giảm áp lực tỷ giá. Giá trị đồng nội tệ thấp hơn sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường tiềm lực xuất khẩu.

Giải quyết triệt để câu chuyện “cũ”

“Trong khi nguồn cung khan hiếm tại Việt Nam, Brazil đang đẩy mạnh bán hàng với mục tiêu tranh thủ mức giá cao và chiếm lĩnh thị phần xuất khẩu cà-phê. Điều này đòi hỏi Việt Nam cần nhanh chóng khắc phục triệt để những khó khăn, tạo nền tảng tốt để chúng ta sớm trở lại đường đua xuất khẩu và củng cố cho vị thế số 1 trên thị trường cà-phê Robusta. Xa hơn nữa là hướng tới sự phát triển lâu dài và bền vững cho ngành cà-phê Việt”, ông Quang Anh cho biết thêm.

Để hướng tới những mục tiêu bền vững, việc trước mặt là giải quyết bài toán về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa so với doanh nghiệp FDI. Đây vốn là một bài toán “cũ” đã từng có giải pháp từ chục năm trước.

Từ ngày 7/6, Bộ Công Thương quy định cấm doanh nghiệp FDI thu mua trực tiếp nông sản của Việt Nam trước tình trạng lấn át xuất khẩu của các doanh nghiệp này. Với bối cảnh thị trường cà-phê hiện tại, giải pháp trên dường như không còn hữu hiệu. Nhìn sâu vào vướng mắc, sự chênh lệch về vốn và khả năng dự báo những biến động thị trường tạo nên sự khác biệt giữa doanh nghiệp cà-phê nội địa và doanh nghiệp FDI.

Trong vấn đề vốn, sự can thiệp từ phía Nhà nước với những ưu đãi về lãi suất trước bối cảnh chi phí đi vay của các doanh nghiệp ở mức cao như hiện tại là điều cần thiết. Giải pháp này sẽ góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp có thêm dư lượng vốn cạnh tranh với doanh nghiệp FDI. Đây không chỉ phương án giải quyết hướng tới vấn đề ổn định nguồn cung cà-phê cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, còn là bài toán làm chủ của thị trường nội địa.

Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu cà-phê Việt ảnh 3

Song song với đó, việc nâng cao công tác thống kê và dự báo những dữ liệu trên thị trường cà-phê cũng cần được chú trọng và đẩy mạnh trong thời gian tới. Hiện nay, công tác này vẫn còn rất yếu tại Việt Nam, nông dân hay người tham gia vào thị trường thiếu vắng những thông tin chung, khiến họ trở nên dè dặt với những chiến lược mang tính dài hạn và phù hợp với xu hướng thị trường.

Như vậy, dù là giải quyết bài toán trong ngắn hạn hay hướng tới sự phát triển lâu dài của ngành cà-phê Việt, điều quan trọng nhất ở thời điểm hiện tại là việc giải quyết triệt để vấn đề vốn mỏng của doanh nghiệp cà-phê nội địa, đồng thời nâng cao khả năng thống kê và dự báo dữ liệu thị trường.

Theo Báo Nhân dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama 'Chiến dịch Điện Biên Phủ'

    Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama 'Chiến dịch Điện Biên Phủ'

    Văn hoá - Xã hội -
    Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.
  • 'Thuận Châu tập trung cao cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

    Thuận Châu tập trung cao cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

    Khoa Giáo -
    Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 27 đến 29/6. Thời điểm này, các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Thuận Châu đang tập trung cao cho công tác kiểm tra, đánh giá; phân hóa học sinh theo năng lực; xây dựng phương án ôn tập phù hợp. Không khí ôn tập khẩn trương, nghiêm túc, quyết tâm cao.
  • 'Sôi động ngày hội hái quả trên cao nguyên

    Sôi động ngày hội hái quả trên cao nguyên

    Du lịch -
    Nằm trong chuỗi các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch và công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Ngày hội hái quả mận hậu Mộc Châu, diễn ra tại thung lũng mận Nà Ka, bản Pa Khen 1, thị trấn Nông trường Mộc Châu, là một trong những điểm nhấn quan trọng, thu hút đông đảo du khách gần xa.
  • 'Đưa di sản đến gần hơn với công chúng

    Đưa di sản đến gần hơn với công chúng

    Văn hoá - Xã hội -
    Bảo tàng tỉnh là nơi lưu trữ, bảo quản hàng nghìn tư liệu, hiện vật từ thời tiền sử, là những di sản văn hóa có giá trị quan trọng đại diện cho các thời đại lịch sử và văn hóa tại Sơn La. Với mục tiêu quản lý hiệu quả và phát huy giá trị các di sản, Bảo tàng tỉnh đã và đang không ngừng nỗ lực đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng công tác bảo tồn, bảo tàng.
  • 'Cách làm kinh tế của cựu chiến binh Thuận Châu

    Cách làm kinh tế của cựu chiến binh Thuận Châu

    Kinh tế -
    Sau những năm tháng trong quân ngũ, trở về quê hương, những hội viên Hội Cựu chiến binh huyện Thuận Châu vẫn vẹn nguyên ý chí, phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, gương mẫu trong các phong trào thi đua, trở thành những điển hình trong phát triển kinh tế tại địa phương.
  • 'Bay trên thảo nguyên xanh

    Bay trên thảo nguyên xanh

    Du lịch -
    Độc đáo và ấn tượng là những cảm nhận của nhân dân và du khách khi chứng kiến màn biểu diễn dù lượn- một trong những hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch và công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu- diễn ra sáng nay 18/5, tại cao nguyên Mộc Châu.
  • 'Chương trình văn nghệ “Quà tháng 5 dâng Bác”

    Chương trình văn nghệ “Quà tháng 5 dâng Bác”

    Xã hội -
    Chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh nhật Bác Hồ (19/5/1890-19/5/2024), tối 17/5, Trường mầm non Quyết Thắng, Thành phố đã phối hợp với đơn vị kết nghĩa Kho K4, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức Chương trình văn nghệ “Quà tháng 5 dâng Bác”.
  • 'Bản tin Podcast ngày 17/5/2024

    Bản tin Podcast ngày 17/5/2024

    Audio -
    Tin tức đáng chú ý có trong Bản tin thời sự ngày 17/5/2024: • Đại hội thi đua Quyết thắng lực lượng vũ trang thành phố Sơn La giai đoạn 2019-2024 • Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp huyện Phù Yên năm 2024 • Sơn La giành 40 huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc khu vực 1 • Đề xuất tăng lương tối thiểu từ 1/7/2024 và điều chỉnh phân vùng một số địa bàn • Tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024