Thêm những công trình cấp nước sinh hoạt cho nhân dân

Những năm qua, huyện Sốp Cộp đã quản lý, nâng cao hiệu quả các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn, từng bước khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt trong thời điểm nắng nóng, khô hạn ở địa phương, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Công trình cấp nước sinh hoạt bản Púng Tòng, xã Nậm Lạnh, huyện Sốp Cộp. Ảnh: Trường Sơn

Huyện có 40 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn do các xã, bản quản lý, tổng mức đầu tư gần 70 tỷ đồng với hơn 20.000 người được hưởng lợi. Qua thống kê, có 32 công trình hoạt động bình thường, 8 công trình bị hư hỏng hoạt động không thường xuyên hoặc không hoạt động. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh từ công trình cấp nước tập trung chiếm trên 50%, còn lại là nước sinh hoạt do nhóm liên gia tự quản, nhóm hộ góp kinh phí dẫn từ mó nước về sử dụng.

Ông Vì Văn Định, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, cho biết: Hiện nay, có một số công trình cấp nước sinh hoạt được đầu tư từ những năm 2000-2001. Nguồn kinh phí sửa chữa, nâng cấp các công trình khá lớn, trong khi ngân sách của huyện và xã hạn chế; ý thức của nhân dân trong quản lý, vận hành, bảo vệ công trình chưa cao. Hơn nữa, huyện không có hồ chứa nước lớn, chủ yếu dựa vào nguồn nước suối, mó tự nhiên, nguồn nước lại xa khu dân cư, nên việc đầu tư, duy trì hoạt động của các công trình nước sạch gặp không ít khó khăn.

Hằng năm, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đã tổ chức tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho nhân dân về quản lý, vận hành nước sinh hoạt của xã, bản, hộ gia đình, về vận hành công trình bền vững, bảo vệ nguồn nước. Hướng dẫn cách xử lý nhanh nguồn nước ô nhiễm trong trường hợp khẩn cấp; cách trữ nước an toàn tại hộ gia đình. Khuyến cáo các hộ dân mua sắm các vật dụng, như: Bồn chứa nước inox, lu, thùng phi, thùng nhựa... để chứa đủ nước sinh hoạt trong gia đình những tháng khô hạn, ít nước. Đầu năm 2023, Công ty cổ phần cấp nước Sơn La chi nhánh huyện Sốp Cộp đã đầu tư xây dựng trạm cấp nước và đường ống tại bản Mường Và, xã Mường Và; bản Púng Tòng, xã Nậm Lạnh với 520 hộ được hưởng lợi, giá bán 7.600 đồng/m³ nước.

Xã Púng Bánh có 11 công trình nước sinh hoạt tập trung nông thôn với tổng mức đầu tư trên 15 tỷ đồng, cung cấp nước cho gần 1.000 hộ dân. Trong đó, công trình bản Liềng, bản Lùn cấp nước sinh hoạt cho 304 hộ; công trình bản Bánh, bản Phải, bản Kéo cấp nước cho trên 500 hộ dân. Ông Lò Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã Púng Bánh, cho biết: Các công trình được xây dựng từ 2016, sau khi nhận bàn giao, UBND xã đã họp với các bản, thống nhất giao cho ban quản lý các bản vận hành, bảo dưỡng. Hiện nay, các công trình đều hoạt động tốt, đảm bảo nước sinh hoạt cho 99% tổng hộ dân trong xã. Ngoài ra, nhân dân trong các bản còn mua sắm bồn nước inox để dự trữ nước sử dụng khi thời tiết nắng nóng kéo dài, lượng nước tự chảy thấp.

Ông Lò Văn Ón  Bí thư chi bộ, Trưởng bản Púng Tòng, xã Nậm Lạnh, phấn khởi: Từ đầu tháng 4/2023, công trình cấp nước sinh hoạt tại bản Púng Tòng được xây dựng, cung cấp nước sinh hoạt cho 120 hộ trong bản và 459 hộ ở các bản lân cận. Nước được bơm vào khung giờ cố định hằng ngày, nên không lo thiếu nước sinh hoạt.

Với mục tiêu vì chất lượng cuộc sống của nhân dân, huyện Sốp Cộp tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng và các xã huy động nguồn xã hội hóa để đầu tư xây dựng thêm các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn. Kiện toàn tổ chức và hoạt động của các ban quản lý công trình cấp nước, kịp thời khắc phục, sửa chữa những công trình bị ảnh hưởng do mưa lũ, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của nhân dân trên địa bàn.

Trường Sơn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng lần thứ IX

    Chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng lần thứ IX

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 17/10, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng chủ trì cuộc họp triển khai công tác chấm các tác phẩm báo chí về xây dựng Đảng (giải Búa liềm vàng) tỉnh Sơn La lần thứ IX, năm 2024.
  • 'Cầu nối giữa doanh nghiệp với chính quyền

    Cầu nối giữa doanh nghiệp với chính quyền

    Kinh tế -
    Thành lập năm 2017, Chi hội Doanh nghiệp huyện Quỳnh Nhai luôn phát huy tốt vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp, HTX với chính quyền và các cơ quan quản lý nhà nước trong việc hỗ trợ doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Tham mưu giúp cấp ủy giải quyết kịp thời, hiệu quả, khoa học các nhiệm vụ chính trị

    Tham mưu giúp cấp ủy giải quyết kịp thời, hiệu quả, khoa học các nhiệm vụ chính trị

    Xây dựng Đảng -
    Hội nghị lần thứ nhất, Ban Chấp hành Trung ương Đảng diễn ra từ ngày 14 đến 31/10/1930 tại Hương Cảng (Trung Quốc), quyết định thành lập các bộ phận chuyên môn giúp việc Trung ương Đảng - tiền thân của Văn phòng cấp ủy sau này. Ngày 29/1/2002, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã lấy ngày 18/10/1930 là Ngày truyền thống của Văn phòng Trung ương Đảng, đồng thời là Ngày truyền thống của Văn phòng cấp ủy Đảng.
  • 'Sẵn sàng nguồn cung thực phẩm dịp cuối năm

    Sẵn sàng nguồn cung thực phẩm dịp cuối năm

    Xã hội -
    Thời điểm này, nhiều doanh nghiệp, trang trại, hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Sơn La đang tích cực tái đàn, chuẩn bị nguồn hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp cuối năm và dịp Tết Nguyên đán 2025. Ngành nông nghiệp đã yêu cầu các cơ quan chức năng và địa phương chú trọng phòng chống dịch bệnh, cân đối cung cầu, góp phần ổn định giá cả thị trường.
  • 'Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tiêu biểu

    Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tiêu biểu

    Gương sáng bản làng -
    Gắn bó với công tác hội và phong trào phụ nữ, chị Phạm Thị Thu Hường, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mường La luôn tận tâm, trách nhiệm cao với công việc, đem lại nhiều kết quả tích cực cho phong trào phụ nữ ở địa phương. Chị vinh dự là một trong hai Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện tiêu biểu của tỉnh được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam biểu dương toàn quốc.
  • 'Trao đổi kinh tế, văn hóa, giữ vững an ninh khu vực biên giới

    Trao đổi kinh tế, văn hóa, giữ vững an ninh khu vực biên giới

    Đối ngoại -
    Cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của tỉnh trong công tác đối ngoại, huyện Mộc Châu đã không ngừng duy trì, củng cố và phát triển mối quan hệ đối ngoại bền chặt với huyện Sốp Bâu, tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào thông qua nhiều hoạt động trao đổi kinh tế, văn hóa và giữ vững an ninh khu vực biên giới.
  • 'Chủ động ứng phó, giảm nhẹ thiệt hại về thiên tai

    Chủ động ứng phó, giảm nhẹ thiệt hại về thiên tai

    Xã hội -
    Những năm gần đây, huyện Phù Yên thường xuyên xảy ra thiên tai, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân. Do đó, huyện chú trọng nâng cao năng lực cảnh báo thiên tai, nhằm giảm thiểu thiệt hại về tài sản, bảo đảm an toàn tính mạng của nhân dân.