Điện Biên Phủ - Thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng của văn học Sơn La

Trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc và đến hôm nay, đề tài chiến tranh cách mạng nói chung, đề tài về Điện Biên Phủ nói riêng, vẫn luôn là mạch nguồn cảm hứng trong sáng tác của nhiều nhà văn, nhà thơ các dân tộc Sơn La. Trong "Bài ca Điện Biên", nữ nhà thơ Lương Mỹ Hạnh viết: "Điện Biên - Mỗi tấc đất là hàng ngàn trang sử". Hàng ngàn trang sử ấy sẽ là hàng ngàn trang viết, hàng ngàn bài ca, hàng ngàn bức vẽ… của các thế hệ văn nghệ sĩ Việt Nam và Sơn La hôm nay, mai sau.

Giọng nữ
Tác phẩm “Ngã ba Cò Nòi - bản anh hùng ca bất tử” của họa sĩ Lê Chương, Hội Liên hiệp VH-NT tỉnh.

Nhìn lại nửa thế kỷ qua, Sơn La đã có nhiều tác phẩm viết bằng tiếng phổ thông cũng như song ngữ Thái - Việt, Mường - Việt, Mông - Việt, ca ngợi chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ oanh liệt, hào hùng, ca ngợi tinh thần dũng cảm, sự chịu đựng gian khổ, hy sinh của bộ đội Cụ Hồ, nỗi tiếc thương vô hạn những người con của đất Việt đã ngã xuống để giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Tiêu biểu là trường ca "Sóng Nậm Rốm", truyện thơ "Ing Éng" của nhà văn Vương Trung.

"Sóng Nặm Rốm" với hơn một ngàn câu thơ đã lấy con sông Nậm Rốm chảy giữa cánh đồng Mường Thanh - Điện Biên làm hình tượng chủ đạo, tượng trưng cho sức mạnh của nhân dân Tây Bắc, qua những năm tháng lịch sử vừa đau thương vừa hào hùng. Dòng sông miền Tây như một áng sử thi, chảy từ cội nguồn văn hóa dân gian đến những ngày chống Pháp, chống Mỹ. Dòng sông đó còn là dòng sông tâm tưởng, chảy qua kí ức, chảy về tương lai.

Đó là dòng sông ẩn dụ mang tính tượng trưng cho sức mạnh quật khởi của đồng bào các dân tộc Tây Bắc trong suốt quá trình dựng xây và đánh đuổi quân xâm lược. Đọc "Sóng Nậm Rốm", ta lại bắt gặp những tên người, tên đất, tên núi, tên sông, những địa danh đã đi vào lịch sử, những huyền thoại của dân tộc ta trong kháng chiến chống Pháp, làm sống dậy trong chúng ta cả một khung trời ký ức: Đồi Him Lam, Hồng Cúm, Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Tô Vĩnh Diện... những cái tên đã trở thành bất tử - là niềm tự hào của con người Việt Nam.

Truyện thơ “Ing Éng” đã khắc họa hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ, chiến đấu dũng cảm với kẻ thù nhưng cũng sống rất tình nghĩa với người thân và bà con bản mường. Hình ảnh anh bộ đội Lường Ing xông lên vượt qua làn đạn, tiêu diệt gọn những tên phỉ, mang lại bình yên cho bản mường là một hình ảnh đẹp: "Ing nghiến răng lung linh mắt đỏ/ Nhanh như sóc chuyền cành/ Lao qua luồng đạn lửa/ Đồng đội xông tiếp theo/ Dọn sạch lũ kẻ cướp…".

Với bút pháp mộc mạc, lối viết hàm súc, dễ thuộc, dễ nhớ, với lối nghĩ của đồng bào miền núi, nhà thơ Lò Văn Cậy tâm sự với chiếc đòn gánh - người bạn thân thiết, gắn bó suốt chặng đường lên Điện Biên đánh giặc: "Này anh bạn đòn gánh/Tôi cùng anh kết đôi/Tăng sức mạnh muôn lần/Nhờ khí thế mặt trận/Kĩu kịt ta đến nơi…/Đi dân công góp gạo/Đâu ít giặc đi đời"(Anh bạn đòn gánh). 

Trường ca "Những người con của bản" của nhà thơ Cầm Hùng đã phản ánh cả một quá trình cách mạng từ "thủa đầu tiên" đến những năm đầu thế kỷ 21 - đó là những sự kiện lịch sử có tầm vóc lớn lao của đồng bào các dân tộc Sơn La dưới sự lãnh đạo của Đảng làm nên những kỳ tích vĩ đại trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tất cả những vấn đề đó được biểu hiện sinh động trong thể thơ tự do, phóng khoáng, khoẻ khắn, thể hiện trong những cảm xúc sôi nổi, dạt dào.

Tác giả khẳng định một bình minh mới của đồng bào các dân tộc Sơn La đã và đang tới. Không gian với những địa điểm, sự việc, con người ... đều mang đậm bản sắc thiên nhiên, con người Miền Tây. Những câu thơ với ngôn từ chính xác từ ngày tháng, đến địa danh đã khái quát những ngày toàn dân đánh giặc. Sơn La thời kỳ chống Pháp đã thành lập thành trung đoàn gồm con em các dân tộc: "Có người Kinh, người Thái, người Lào, người Dao, người Mông, người Xá…" đã theo Sông Đà trôi xuôi bắt địch trả tự do bằng máu.

Cho dù kẻ thù có độc ác như bầy thú dữ "Chúng uất ức, đốt lửa vùng Sông Mã, thiêu sống trai bản…" nhưng từ trong đau thương, tình yêu đất nước kết hợp với lòng căm thù giặc sâu sắc, những người con của bản đã góp phần cùng đồng bào các dân tộc Việt Nam tạo nên những ngọn sóng lửa: "Sức mạnh của Việt Nam/Nổ tung đồi Lam chương(đồi A1)/Vang dội khắp bản mường/Trái đất tròn khấp khởi/Nhân loại mừng hò reo…". Trong bản trường ca, bằng những câu thơ giàu hình ảnh, giàu sự suy tưởng, tác giả Cầm Hùng cũng đã khắc họa sự hy sinh cho đất nước của những người con ưu tú của dân tộc "… Những người con/Đã hóa thánh thần/Thân tan/Hòa vào biển/Thành thần của biển/Thành thần sông, thần núi/Nơi nằm/ở lại chiến trường/Thành thần đất…".

Bài thơ "Peo hưa Mướng Thanh" (Ánh hồng Điện Biên) của nhà thơ Cầm Biêu với lối tư duy trực giác, lối so sánh liên tưởng theo hướng cụ thể hóa những cái trìu tượng đã khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ như ánh hào quang, đã tạo niềm tin, sức mạnh cho đồng bào các dân tộc Tây Bắc đi tới ngày mai tươi đẹp: "Nước Việt Nam cho ta tim sắt/ Đất Điện Biên cho ta gan đồng" để "Ta sẽ làm những việc mà người xưa chưa hề mơ ước".

Nhiều nhà thơ Sơn La có cha tham gia chiến dịch Điện Biên, đã hy sinh anh dũng. Họ luôn nhớ lời cha "Đường hành quân có mưa ngàn, gió núi/Có tình quân dân ấm áp sẻ chia/Trong gian khổ, luôn vững niềm tin/Như hoa ban gọi mùa xuân xanh biếc" (Nhớ chuyện cha kể - Phan Thu Hồng) và để tự dặn mình, nhắc nhở con cháu "Đời cha nối tiếp đời con/ Đánh giặc giữ nước sắt son một lòng" (Giữ trọn niềm tin - Hoàng Việt Thắng).

Đến thăm các địa danh lịch sử tại Điện Biên, các tác giả liên tưởng đến những dòng máu đỏ tươi của biết bao thanh niên đổ xuống đất này để góp phần giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc "Tuổi hai mươi hóa mùa hoa bất diệt/Cho Điện Biên vững mạnh, đẹp giàu /Màu hoa phượng nhuộm từ bao dòng máu/ Của những anh hùng ngã xuống nơi đây" (Màu hoa đỏ - Hoàng Minh Niệm)…

Còn rất nhiều tác phẩm khác như "Mường Thanh anh hùng" của nhà thơ Lò Văn Cậy; "Vang mãi lời ru" của nhà thơ nữ Cầm Thị Chiêu; "Mừng chị công nhân làm đường" của nhà thơ Hoàng Nó; "Mừng Điện Biên", "Cánh đồng Điện Biên" của nhà thơ Lương Quy Nhân…Tất cả đã phản ánh tinh thần đoàn kết các dân tộc và những đóng góp to lớn của nhân dân các dân tộc Sơn La trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đã tái hiện sinh động trang lịch sử "vàng" chói lọi, hào hùng của dân tộc Việt Nam.

Âm vang của cuộc kháng chiến chống Pháp và chiến thắng Điện Biên Phủ qua các tác phẩm văn học sẽ trở thành những khúc tráng ca lưu truyền qua các thế hệ, góp phần giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất và sự hy sinh vô bờ bến của quân dân ta. Hy vọng một ngày không xa, những người cầm bút Sơn La sẽ ra mắt những tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, xứng tầm với tầm vóc, giá trị, ý nghĩa lịch sử của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

 

Hoàng Kim Ngọc (CTV)
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống thiên tai

    Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống thiên tai

    Xã hội -
    Trước những diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu, gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, trái với quy luật thông thường, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân. Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống thiên tai, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho nhân dân.
  • 'Giữ vững an ninh trật tự từ cơ sở

    Giữ vững an ninh trật tự từ cơ sở

    An ninh trật tự -
    Phát huy vai trò nòng cốt trong đảm bảo an ninh trật tự, Công an xã Chim Vàn, huyện Bắc Yên đã tham mưu cho Đảng ủy, UBND xã chỉ đạo xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, góp phần phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
  • 'Gắn kết hội viên, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng

    Gắn kết hội viên, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng

    Xã hội -
    Thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn huyện Thuận Châu đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên triển khai thực hiện và đạt nhiều kết quả thiết thực, góp phần đẩy lùi tình trạng bạo lực gia đình, giảm tỷ lệ hộ nghèo, trẻ em suy dinh dưỡng... giúp hội viên xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
  • '“Tăng tốc” ôn luyện, củng cố kiến thức cho học sinh

    “Tăng tốc” ôn luyện, củng cố kiến thức cho học sinh

    Khoa Giáo -
    Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, huyện Mộc Châu có 1.259 thí sinh đăng ký dự thi tại 4 điểm thi, gồm: Trường THPT Mộc Lỵ; Trường THPT Chiềng Sơn; Trường THPT Thảo Nguyên và Trường THPT Tân Lập. Chuẩn bị tốt cho kỳ thi, các trường có học sinh bậc THPT trên địa bàn huyện Mộc Châu đang “tăng tốc” ôn luyện, củng cố kiến thức cho học sinh, giúp các em thi đạt hiệu quả cao nhất.
  • 'Quản lý vận hành cấp điện an toàn

    Quản lý vận hành cấp điện an toàn

    Xã hội -
    Chủ động trước tình hình nắng nóng kéo dài, những tháng đầu năm nay, Điện lực khu vực Mộc Châu - Vân Hồ đã xây dựng kế hoạch, tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp kỹ thuật, quản lý vận hành hệ thống lưới điện, bảo đảm cấp điện an toàn, ổn định phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, nhu cầu điện, sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.
  • 'Sốp Cộp sẵn sàng cho Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV

    Sốp Cộp sẵn sàng cho Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV

    Xã hội -
    Với chủ đề “Các dân tộc huyện Sốp Cộp đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Sốp Cộp lần thứ IV năm 2024 sẽ được tổ chức vào cuối tháng 5 tại Trung tâm hội nghị huyện. Đến nay, công tác chuẩn bị cho Đại hội được các phòng chuyên môn và các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương hoàn tất.
  • 'Phát triển đảng viên ở Đảng bộ huyện Mai Sơn

    Phát triển đảng viên ở Đảng bộ huyện Mai Sơn

    Xây dựng Đảng -
    Công tác bồi dưỡng và phát triển đảng viên luôn được Đảng bộ huyện Mai Sơn xác định là nhiệm vụ thường xuyên, góp phần củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, nâng cao năng lực lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh.
  • 'Đầu tư trang trại nuôi gia cầm hiện đại

    Đầu tư trang trại nuôi gia cầm hiện đại

    Gương sáng bản làng -
    Đầu tư trang trại nuôi gia cầm hiện đại, mô hình nuôi gà đẻ trứng của gia đình chị Trần Thị Yến, bản Thống Nhất, xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, đã đem lại thu nhập cao, là mô hình sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu trên địa bàn huyện.
  • 'Toàn tỉnh tiêu thụ trên 7.000 tấn xoài

    Toàn tỉnh tiêu thụ trên 7.000 tấn xoài

    Nông nghiệp -
    Vụ xoài năm nay, đến thời điểm này bước vào thu hoạch chính vụ, tỉnh ta đã chỉ đạo các đơn vị chức năng thành lập đoàn công tác làm việc, kết nối tiêu thụ với Công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Minh Khai (tỉnh Lào Cai) và Công ty TNHH thương mại xuất nhập khẩu Tôn Lượng Vân Nam (Trung Quốc).
  • 'Thành phố quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục

    Thành phố quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục

    Văn hoá - Xã hội -
    Quan tâm đầu tư cho giáo dục và đào tạo, từ năm 2020 đến nay Thành phố đã đầu tư 1.440 tỷ đồng cho giáo dục, chiếm 33,7% tổng chi ngân sách toàn Thành phố, hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, đáp ứng yêu cầu dạy và học, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.