Đón nhận bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh"

Tối 15-5, tại Quảng trường Trung tâm huyện A Lưới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) và UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp tổ chức Lễ tổng kết, Bế mạc Liên hoan Tuyên truyền lưu động Kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh và truyền thống Bộ đội Trường Sơn và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích cấp Quốc gia đặc biệt "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh".

Đón nhận bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt

Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy trao bằng xếp hạng Di tích cấp Quốc gia đặc biệt

đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh cho UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế

"Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh" là Di tích cấp Quốc gia đặc biệt

Xuất phát từ yêu cầu tăng viện cho miền Nam đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 19-5-1959, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở tuyến vận tải chi viện chiến lược "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chi Minh". Đây là một quyết định lịch sử, thể hiện quyết tâm và ý chỉ sắt đá của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta “Xẻ dọc Truờng Sơn đi cứu nước”, “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.

Suốt 16 năm (1959-1975), bộ đội Trường Sơn cùng quân, dân các chiến trường từng bước xây dựng Trường Sơn thành một mạng lưới giao thông liên hoàn, vững chắc xuyên qua lãnh thổ ba nước Việt Nam, Campuchia và Lào với năm trục đường dọc, 21 trục đường ngang, 20.000km đường ô-tô, 3.000km đường gùi thồ hàng bằng xe đạp, voi, ngựa và người, 500km đường sông, 1.445km đường ống xăng dầu.

Trong đó, "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh" đoạn qua tỉnh Thừa Thiên - Huế nằm trong hệ thống Di tích Quốc gia đặc biệt được xếp hạng lần này gồm: Ngã ba đầu đường 72 - đường 14B và địa điểm Bốt Đỏ, thuộc các xã Phú Vinh, Hồng Thượng và Sơn Thủy (huyện A Lưới); ngã ba đầu đường 73 - đường 14B thuộc xã Hương Lâm, huyện A Lưới (Thừa Thiên – Huế)... Đây là niềm tự hào của nhân dân cả nước nói chung, nhân dân Thừa Thiên-Huế nói riêng nhằm góp phần giáo dục truyền thống yêu nước đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước cho các thế hệ mai sau.

Tại lễ đón nhận, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thứ trưởng VH-TT-DL Trịnh Thị Thủy trao Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh" cho tỉnh Thừa Thiên - Huế. Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt này cũng được trao cho tỉnh có đường Hồ Chí Minh đi qua (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Bình Phước). Tại Thừa Thiên - Huế, huyện miền núi A Lưới là địa phương có đường Hồ Chí Minh đi qua.

Bế mạc Liên hoan tuyên truyền lưu động “Trường Sơn - Con đường huyền thoại"

Liên hoan Tuyên truyền lưu động Kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh và truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19-5-1959 – 19-5-2019) là hoạt động được tổ chức nhằm tuyên truyền giá trị, ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tôn vinh, tri ân công lao và đóng góp to lớn của quân và dân ta, đặc biệt là Bộ đội Trường Sơn trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, góp phần cũng cố, bồi đắp niềm tin của nhân dân vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đổi mới và hội nhập quốc tế dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Diễn ra từ ngày 10 đến 15-5 tại tám tỉnh có tuyến đường huyền thoại Trường Sơn - Hồ Chí Minh đi qua, gồm: Bình Phước, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Nam và Thừa Thiên - Huế, Liên hoan tuyên truyền lưu động “Trường Sơn - Con đường huyền thoại” do Bộ VH-TT-DL tổ chức có sự tham gia của gần 1.000 tuyên truyền viên, diễn viên, nghệ sĩ, nhạc công. Đến Thừa Thiên - Huế, 32 Đội Tuyên truyền lưu động tham gia biểu diễn tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao TP Huế và thị xã Hương Thủy, Quảng trường trung tâm và ngã ba Bốt Đỏ huyện A Lưới vào tối 13-5.

Theo đánh giá của Ban Tổ chức Liên hoan, các chương trình nghệ thuật tập trung đúng chủ đề “Trường Sơn - Con đường huyền thoại”, sinh động và xác thực, đem đến cho khán giả nhiều chương trình hay, tiết mục đặc sắc mang đậm nét đặc trưng văn hóa của mỗi vùng, miền trên cả nước. Với nhiều thể loại đa dạng: đơn ca, song ca, tốp ca, hát múa, câu chuyện thông tin…, các tuyên truyền viên tìm tòi, sáng tạo trong cách biểu đạt ngôn ngữ để truyền tải cho người xem nhiều tiết mục sâu lắng về người chiến sĩ cách mạng quả cảm, kiên trung. Khán giả đến với liên hoan không chỉ ấn tượng về nghệ thuật sáng tạo mà còn được sống lại không khí hào hùng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc.

Phát biểu tại buổi tổng kết và bế mạc, Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT-D), Phó Ban tổ chức Liên hoan, ông Nguyễn Công Trung cho biết, cùng với Liên hoan tuyên truyền Kỷ niệm 65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra vào tháng 3-2019, Liên hoan Tuyên truyền lưu động Kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh và truyền thống Bộ đội Trường Sơn là hai hoạt động chính trị lớn trong năm 2019 của ngành VH-TT-DL với sự tham gia của gần 1.000 tuyên truyền viên, nghệ sĩ, nhạc công của các đội tuyên truyền lưu động thuộc 32 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Qua năm ngày diễn ra Liên hoan, các đội tuyên truyền lưu động với vũ khí sắc bén của mình là lời ca tiếng hát đã cùng cất lên những bài ca, điệu múa ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, người có công với cách mạng,.. xuyên suốt các chương trình nghệ thuật là những câu chuyện, hình ảnh diễn tả sự chiến đấu hy sinh hướng về khát vọng hòa bình, ca ngợi những chiến công vĩ đại của những con người vĩ đại đã góp phần làm nên lịch sử dân tộc.

“Những thanh âm, điệu múa tha thiết và tinh tế, lay động mạnh mẽ là những gì ta có thể cảm nhận được khi nghe những bài hát, xem những điệu múa. Ý tưởng dàn dựng chương trình của tất cả các đoàn bắt nguồn từ cảm xúc dạt dào, hào hùng kết tụ về một thời khói lửa, cùng nhau hoài cảm để biết ơn những người con của quê hương đã hy sinh xương máu để bảo vệ nền độc lập và tự do của Tổ quốc", Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Nguyễn Công Trung cho biết.

"Thành công lớn nhất của Liên hoan lần này không phải là những giải thưởng hay sự phân chia thứ hạng cao thấp khác nhau mà trên hết là tinh thần đoàn kết, gắn bó, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, tự hào về truyền thống hào hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc, quyết tâm xây dựng tổ quốc Việt Nam giàu đẹp, đi lên chủ nghĩa xã hội", ông Trung nhấn mạnh.

Phát biểu ý kiến tại lễ bế mạc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Dung cho rằng: “Đường Trường Sơn trải dài gần 17.000km từ Nghệ An đến Bình Phước, gồm 37 điểm tiêu biểu trên địa bàn 11 tỉnh, trong đó có Thừa Thiên - Huế đã ghi lại tên tuổi của biết bao anh hùng, liệt sĩ tuổi mười tám đôi mươi phải nằm lại nơi này. Họ đã hiến dâng tuổi thanh xuân làm nên con đường lịch sử, vì độc lập, tự do, thống nhất đất nước. Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một con đường huyền thoại, có giá trị lịch sử tiêu biểu và quan trọng, là con đường thống nhất, nơi thử thách ý chí quyết tâm, lòng dũng cảm của các thế hệ cha ông trong công cuộc bảo vệ hòa bình của đất nước, để hôm nay, chúng ta tự hào về điều đó!”.

Dịp này, Bộ trưởng VH-TT-DL Nguyễn Ngọc Thiện đã tặng tám Bằng khen cho Sở VH-TT-DL các tỉnh: Bình Phước, Hà Tĩnh, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Nam và Sở Văn hóa và Thể thao các Quảng Bình, Nghệ An, Thừa Thiên Huế đã có thành tích xuất sắc phối hợp tổ chức liên hoan.

Theo Báo Nhân Dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
  • 'Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 20/5, Đoàn kiểm tra số 06, Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV năm 2024 do đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Sơn La làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức đại hội tại huyện Quỳnh Nhai.
  • 'Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Xã hội -
    Ngày 21/5/1974, lực lượng Kiểm lâm Sơn La được thành lập, trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT, lực lượng kiểm lâm Sơn La luôn đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • 'Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Khoa Giáo -
    Hiện nay, huyện Mai Sơn có 42/63 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, 10 đơn vị trường được công nhận đạt chuẩn mức độ II, 32 đơn vị trường đạt chuẩn mức độ I. Năm học 2023-2024, huyện Mai Sơn tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp theo hướng chuẩn hóa, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn.
  • 'Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Xã hội -
    Bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Phòng 9), Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã tham mưu cho lãnh đạo Viện thực hiện tốt công tác đột phá về lĩnh vực dân sự, hành chính, nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp.
  • 'Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Xã hội -
    Thuận Châu là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn của tỉnh. Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp, công tác tuyên truyền quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của các chủ rừng và nhân dân.
  • 'Rừng xanh Pạ Lò

    Rừng xanh Pạ Lò

    Xã hội -
    Trung tuần tháng 5, chúng tôi có dịp cùng cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Quỳnh Nhai trở lại bản Pạ Lò, xã Cà Nàng. Nằm ngay bên hồ sông Đà, sau cơn mưa đầu mùa, những cánh rừng trải dài khắp các sườn đồi như được thay màu xanh tươi mới. Nhiều năm qua, ở bản không còn đất trống, đồi trọc, Pạ Lò trở thành điểm sáng của huyện Quỳnh Nhai về bảo vệ, PCCCR, phát triển mô hình kinh tế dưới tán rừng và quản lý, sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng.
  • 'Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Xã hội -
    Đẩy mạnh giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho học sinh ở những khu di tích lịch sử, để từ đó, mỗi học sinh tự hào và am hiểu về lịch sử địa phương, có ý thức bảo vệ, gìn giữ những di tích lịch sử của quê hương mình, đó là những hoạt động đang được các nhà trường trên địa bàn huyện Yên Châu thực hiện.
  • 'Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, có 510 đảng viên, sinh hoạt tại 33 chi bộ trực thuộc. Những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng luôn được Đảng bộ xã quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.
  • 'Thành phố phát triển kinh tế số

    Thành phố phát triển kinh tế số

    Chuyển đổi số -
    Thúc đẩy phát triển kinh tế số, thành phố Sơn La tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và nhân dân ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng.
  • 'Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    hững năm qua, Việt Nam luôn nhất quán chính sách thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; coi con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Tuy nhiên, với động cơ thiếu trong sáng, vẫn có một số tổ chức quốc tế cố tình đưa ra những báo cáo phiến diện nhằm xuyên tạc tình hình, phủ nhận các thành tựu trong bảo vệ và thực thi quyền con người ở Việt Nam.