Số hóa đối tượng an sinh xã hội và chi trả trợ cấp

Toàn tỉnh có 760.070 người lao động từ 15 tuổi trở lên; 43.254 đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp hằng tháng, 35.654 người có công với cách mạng, 382.714 trẻ em dưới 16 tuổi. Thực hiện chuyển đổi số cho các nhóm đối tượng thuộc lĩnh vực ngành quản lý, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã tích cực triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số để hoàn thiện cơ sở dữ liệu chuyên ngành, góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý, điều hành, xây dựng và phát triển chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số theo lộ trình chuyển đổi số của tỉnh.

Giọng nữ
Cán bộ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội nhập dữ liệu người có công trên hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh.

Ông Nguyễn Duy Dũng, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết: Bám sát nhiệm vụ được giao, Sở đã tham mưu cho UBND chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số cho các nhóm đối tượng thuộc lĩnh vực ngành quản lý; trong đó, tập trung vào hai nhóm chính, là: Nhóm tạo cơ sở dữ liệu an sinh xã hội và nhóm chi trả chính sách an sinh xã hội không dùng tiền mặt. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu chuyên ngành hệ thống phần mềm tra cứu hồ sơ trực tuyến người có công; cơ sở dữ liệu hộ nghèo, cận nghèo và bảo trợ xã hội; cơ sở dữ liệu cung, cầu lao động; cơ sở dữ liệu tài chính, trợ cấp ưu đãi người có công... và thực hiện kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia.

Thực hiện việc tạo cơ sở dữ liệu nhóm đối tượng an sinh xã hội, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã chủ động tham mưu trình UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch “Chuẩn hóa và làm sạch dữ liệu trẻ em, đối tượng bảo trợ thực hiện Đề án 06” trên địa bàn tỉnh; kế hoạch tổ chức thu thập, cập nhật, chỉnh sửa, tổng hợp thông tin về người lao động trên địa bàn tỉnh năm 2023. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành công văn về chuyển danh sách đối tượng người có công và thân nhân đang hưởng trợ cấp hằng tháng cho UBND cấp xã thực hiện rà soát, đối chiếu làm sạch và nhập dữ liệu người có công trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, tính đến ngày 11/3/2024 đã làm sạch dữ liệu 261.717 trẻ em, thực hiện rà soát 41.568 đối tượng hưởng bảo trợ xã hội, 3.838 đối tượng người có công. Đối với dữ liệu người lao động, đến nay đã thu thập dữ liệu về người lao động được 489.816 người, cập nhập lên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư 335.854 người.

Hiện nay, ngành Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp tục phối hợp với sở, ngành có liên quan hướng dẫn các huyện, thành phố tiếp tục việc rà soát, thu thập, cập nhật thông tin các đối tượng thuộc lĩnh vực quản lý của ngành góp phần thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

Đối tượng chi trả an sinh xã hội thuộc ngành quản lý là người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng yếu thế khác. Thực hiện số hóa hoạt động chi trả an sinh xã hội, sở đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch về triển khai thực hiện chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt cho đối tượng bảo trợ xã hội và người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, phối hợp với UBND các huyện, thành phố, các ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn tuyên truyền, vận động các đối tượng bảo trợ xã hội và người có công với cách mạng mở tài khoản và nhận tiền trợ cấp hằng tháng qua tài khoản. Đến 6/3/2024, toàn tỉnh thực hiện mở tài khoản được 13.958/43.809 đối tượng bảo trợ xã hội và người có công với cách mạng; thực hiện chi trả trợ cấp xã hội qua tài khoản cho 7.900/43.809 đối tượng hưởng trợ cấp xã hội.

Tại huyện Mộc Châu, việc thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt chi trả chế độ cho đối tượng bảo trợ xã hội và người có công đáp ứng được yêu cầu của Ðề án 06. Ông Vì Văn Tuấn, thị trấn Mộc Châu, là người khuyết tật cao tuổi đều được nhận trợ cấp qua tài khoản với số tiền 900 nghìn đồng, ông Tuấn chia sẻ: Từ khi tôi được mở tài khoản để nhận tiền chi trả trợ cấp an sinh xã hội tôi thấy rất tiện lợi, nhất là với những người khuyết tật, không mất công, chi phí đi lại, cứ đến ngày, đến tháng là tôi được nhận đủ số tiền trợ cấp của mình.

Với kế hoạch, chương trình cụ thể về chuyển đổi số, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã tập trung khai thác công nghệ số, làm thay đổi tư duy, nhận thức, góp phần nâng cao năng lực quản lý, điều hành, cải thiện dịch vụ công. Hiện nay, đơn vị tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố rà soát, đối chiếu bổ sung các đối tượng còn thiếu, thông tin chưa đầy đủ đảm bảo chính xác, đầy đủ vào phần mềm để chuẩn hóa dữ liệu và cập nhật đồng bộ sang Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định, đáp ứng yêu cầu chính quyền điện tử, bảo đảm kết nối, chia sẻ, tích hợp với cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương.

Bài, ảnh: Lam Giang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Bản tin Podcast ngày 2/5/2024

    Bản tin Podcast ngày 2/5/2024

    Audio -
    Tin tức đáng chú ý có trong Bản tin thời sự, thứ 5, ngày 2/5/2024: • Trao thưởng thành tích xuất sắc trong đấu tranh với tội phạm ma túy • Mường La mưa to, gió lốc gây thiệt hại trên 330 triệu đồng • Vòng sơ khảo Hội thi tìm kiếm tài năng nhí • Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ • Chính phủ Nhật Bản trao tặng huân chương cao quý cho nguyên Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương
  • 'Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Quốc hội đã thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026, phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Vương Đình Huệ.
  • '“Tượng đài mừng công” – khẳng định chiến thắng của quân và dân ta

    “Tượng đài mừng công” – khẳng định chiến thắng của quân và dân ta

    Cùng với di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, cụm Tượng đài tại di tích Bãi họp các quân binh chủng tuyên bố chiến thắng, mô tả Ðại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp với bộ đội các binh chủng, dân công hỏa tuyến và đồng bào các dân tộc trong buổi lễ mừng công Chiến dịch Ðiện Biên Phủ toàn thắng, cũng là một điểm dừng chân không thể bỏ qua khi đến với xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ.
  • 'Tuổi trẻ BĐBP xung kích, sáng tạo, quyết thắng

    Tuổi trẻ BĐBP xung kích, sáng tạo, quyết thắng

    Quốc phòng -
    Những năm qua, tuổi trẻ lực lượng Bộ đội Biên phòng Sơn La đã phát huy vai trò xung kích trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới; tham gia xây dựng “Thế trận biên phòng toàn dân” vững chắc, góp phần phát triển kinh tế, xã hội khu vực biên giới của tỉnh, xây dựng được hình ảnh đẹp người lính quân hàm xanh.
  • 'Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

    Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

    Xã hội -
    Những năm qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh đã phối hợp với các đơn vị triển khai chương trình phẫu thuật miễn phí cho trẻ bị khuyết tật khe hở môi, khe hở vòm miệng trên địa bàn tỉnh, mang lại nụ cười và cho các em một tương lai tốt đẹp hơn.
  • 'Người giữ nghề rèn truyền thống ở bản Pặt Pháy

    Người giữ nghề rèn truyền thống ở bản Pặt Pháy

    Gương sáng bản làng -
    Là thế hệ thứ 3 trong gia đình có nghề rèn truyền thống, lò rèn của gia đình ông Vì Văn Xiên, bản Pặt Pháy, xã Dồm Cang, huyện Sốp Cộp, vẫn sớm tối “đỏ lửa” trong gần 40 năm qua. Với những bí quyết gia truyền, sản phẩm rèn có độ tinh xảo, sắc và bền, được nhiều khách hàng ưa chuộng.
  • 'Cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI

    Cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI

    Cải cách hành chính -
    PAPI là Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam nhằm đo lường và so sánh trải nghiệm, cảm nhận của người dân về hiệu quả, chất lượng thực thi chính sách, cung cấp dịch vụ công của chính quyền địa phương. Thời gian qua, chính quyền các cấp trong tỉnh đã đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công vụ, góp phần nâng chỉ số PAPI tỉnh Sơn La năm 2023 vươn lên đứng thứ 30/63 tỉnh, thành phố, tăng 17 bậc so với năm 2022.
  • 'Xây dựng và phát triển các sản phẩm cá sông Đà

    Xây dựng và phát triển các sản phẩm cá sông Đà

    Kinh tế -
    Quỳnh Nhai hiện có hơn 10.000 ha mặt nước lòng hồ, đây là lợi thế để huyện phát triển nuôi cá lồng và đánh bắt thủy sản. Với sản lượng thủy sản nuôi và đánh bắt lớn, các HTX, hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện đã từng bước phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương, xây dựng thương hiệu cá sông Đà của Quỳnh Nhai.
  • 'Chung tay xóa nghèo ở xã đặc biệt khó khăn

    Chung tay xóa nghèo ở xã đặc biệt khó khăn

    Xã hội -
    Những năm qua, huyện Mai Sơn đã huy động hiệu quả các nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn, giúp hộ nghèo từng bước nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
  • 'Nông dân Sơn La tích cực chuyển đổi số

    Nông dân Sơn La tích cực chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp đang được nông dân trong tỉnh tích cực triển khai, áp dụng từ quy trình sản xuất đến quảng bá, kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, nâng cao giá trị sản phẩm, hướng tới hình thành nền sản xuất nông nghiệp hiện đại.