Đánh thức tiềm năng ngành công nghiệp phần mềm

Thời gian qua, ngành công nghiệp phần mềm giữ được tốc độ phát triển ổn định, đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước. Nhiều chuyên gia đánh giá Việt Nam có cơ hội trở thành cường quốc về công nghiệp phần mềm. Tuy nhiên, để có thể phát triển ngành công nghiệp phần mềm, bên cạnh những tiềm năng và cơ hội, vẫn còn đó nhiều thách thức cần phải vượt qua.

Tiềm năng lớn nhưng đóng góp còn khiêm tốn

Phần mềm và trò chơi giải trí hiện đang là mũi nhọn của ngành công nghệ thông tin-điện tử viễn thông (CNTT-ĐTVT). Đây còn được coi là một ngành công nghiệp văn hóa đầy triển vọng khi có sự kết hợp giữa trí sáng tạo và công nghệ kỹ thuật số. Các sản phẩm phần mềm không những tham gia vào hoạt động của tất cả lĩnh vực xã hội mà còn sở hữu tiềm năng to lớn góp phần quảng bá truyền thống, văn hóa, cảnh quan Việt Nam một cách rộng khắp mà khó lĩnh vực nào có thể làm được.

Đánh thức tiềm năng ngành công nghiệp phần mềm
Sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông thực hành lập trình. Ảnh: KHÁNH LY  

Theo số liệu mới nhất trong Sách trắng Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam năm 2021, Việt Nam đứng thứ 6 trên thế giới về xuất khẩu phần mềm; thứ 7 thế giới về xuất khẩu video và trò chơi giải trí. Năm 2016, cả nước mới có 7.433 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phần mềm, nhưng đến năm 2020 đã tăng lên 13.544 doanh nghiệp, chiếm hơn 30% tổng số doanh nghiệp hoạt động trong ngành CNTT-ĐTVT (44.597 doanh nghiệp). Tính ra mỗi năm có khoảng 1.500 doanh nghiệp phần mềm ra đời. 

Hiện tổng số nhân lực làm việc trong toàn ngành CNTT-ĐTVT ước tính hơn 1 triệu người. Trong đó số người làm việc trong lĩnh vực phần mềm và trò chơi giải trí là 150.000 người, chỉ chiếm 13% nhân lực toàn ngành. Đông nhất là những người làm trong lĩnh vực phần cứng-linh kiện điện tử với hơn 842.000 nhân lực. Tuy nhiên, thu nhập bình quân của người lao động trong lĩnh vực phần mềm lại cao nhất trong toàn ngành CNTT-ĐTVT, đạt hơn 9.000USD/năm. Điều đó cho thấy, tuy số lao động trong lĩnh vực phần mềm ít hơn các lĩnh vực khác nhưng đây lại là lĩnh vực đem lại thu nhập tương đối cao cho người lao động. Điều này cũng dễ hiểu, vì phần mềm là lĩnh vực lao động trí tuệ, đòi hỏi tư duy sáng tạo nên đương nhiên sẽ có mức đãi ngộ tốt hơn so với lĩnh vực lao động chân tay hoặc làm việc theo mô hình rập khuôn.

Doanh thu ngành công nghiệp phần mềm hiện đạt 5,4 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu phần mềm đạt gần 4,63 tỷ USD, chiếm hơn 4% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành CNTT-ĐTVT (106 tỷ USD). Hiện lĩnh vực có chỉ số kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong ngành CNTT-ĐTVT là phần cứng với 95,7 tỷ USD. Điều đó cho thấy, dù có tiềm năng phát triển rất lớn nhưng đóng góp thực tế của lĩnh vực phần mềm vào ngành CNTT-ĐTVT nói riêng, kinh tế đất nước nói chung còn khiêm tốn, chưa được như kỳ vọng.

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, 10 năm tới đây, sẽ có những dịch chuyển quan trọng từ công nghệ thông tin sang công nghệ số, từ phần mềm riêng lẻ sang nền tảng số, từ gia công sang phát triển những phần mềm mang thương hiệu Việt Nam, từ thị trường trong nước là chính sang thị trường quốc tế là chính. Điều này cho thấy những cơ hội và nhiệm vụ mà ngành công nghiệp phần mềm phải nắm bắt và thực hiện được trong tương lai.

Cần động lực từ chính sách

Bên cạnh những thuận lợi, vẫn còn đó những khó khăn, thách thức tồn tại trong lĩnh vực phần mềm mà nếu các doanh nghiệp không nỗ lực vượt qua thì sẽ để mất cơ hội phát triển. 

Hiện các doanh nghiệp phần mềm của Việt Nam chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực gia công, không có nhiều doanh nghiệp chủ động sáng tạo và thiết kế ra các sản phẩm mang thương hiệu của chính mình, điều này sẽ gây khó khăn trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp phần mềm nước ngoài. Hơn nữa, theo số liệu từ Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông, 92% doanh nghiệp phần mềm ở nước ta là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp lớn chỉ chiếm 0,3% (còn lại là doanh nghiệp vừa và nhỏ). Tuy nhiên, 92% doanh nghiệp siêu nhỏ lại chỉ nắm 2,64% doanh thu toàn ngành phần mềm, trong khi 0,3% doanh nghiệp lớn nắm đến 58,25% doanh thu toàn ngành. Thực tế trên cho thấy sự phát triển không cân đối giữa các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam, thiếu các doanh nghiệp lớn mang tính dẫn dắt thị trường...

Thực trạng đó đòi hỏi trong thời gian tới, các cơ quan quản lý cần hoàn thiện môi trường pháp lý, xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam. Trong đó, việc quy định về mức thuế nhập khẩu phù hợp đối với các sản phẩm phần mềm nước ngoài sẽ giúp bảo hộ việc sản xuất phần mềm trong nước. Bên cạnh đó, cần có sự đầu tư bài bản về cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực để phục vụ cho việc phát triển ngành phần mềm, cũng như có những chính sách đãi ngộ phù hợp để giữ chân người tài, tránh để chảy máu chất xám.

Các tổ chức, hiệp hội cũng có vai trò quan trọng trong việc kết nối các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam với nhau, là cầu nối giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp. Theo ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), trong thời gian tới, VINASA sẽ xây dựng hệ sinh thái số lớn, tạo ra môi trường dữ liệu số để các doanh nghiệp phần mềm có thể cùng nhau chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau phát triển, đóng góp cho ngành công nghiệp phần mềm. 

Theo Báo QĐND
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Bảo vệ biên giới từ sớm, từ xa: Bài 1. Bức tường thành vững chắc

    Bảo vệ biên giới từ sớm, từ xa: Bài 1. Bức tường thành vững chắc

    Phóng sự -
    Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, vai trò nòng cốt, chuyên trách của lực lượng Bộ đội Biên phòng, cùng sự tham gia tích cực của nhân dân, những năm qua, khu vực biên giới của tỉnh ta luôn được giữ vững, ổn định, tạo nên bức tường thành vững chắc, bảo vệ và xây dựng tuyến biên giới Việt Nam - Lào hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
  • 'Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín tiêu biểu

    Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín tiêu biểu

    Thời sự - Chính trị -
    Hướng tới kỷ niệm 49 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975/30-4-2024), 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954/7-5-2024) và nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, chiều 19-4, tại trụ sở Chính phủ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín tiêu biểu.
  • 'Huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH tại BHXH tỉnh

    Huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH tại BHXH tỉnh

    Alo 114 -
    Ngày 19/4, BHXH tỉnh Sơn La và Công ty cổ phần kỹ thuật Seen đã phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an tỉnh Sơn La, tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH cho 35 thành viên Đội PCCC và CNCH cơ quan BHXH tỉnh Sơn La và công nhân Nhà máy xử lý nước thải thành phố Sơn La.
  • 'Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

    Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

    Văn hoá - Xã hội -
    Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.
  • 'Thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong trên địa bàn Thành phố

    Thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong trên địa bàn Thành phố

    Văn hoá - Xã hội -
    Hướng tới Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 19/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã thăm và chuyển trao quà tặng của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Điện Biên và Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sơn La cho 11 chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong trực tiếp tham gia Chiến dịch Điên Biên Phủ, đang sinh sống trên địa bàn thành phố Sơn La.
  • 'Sông Mã tập trung phòng chống hạn cho cây trồng

    Sông Mã tập trung phòng chống hạn cho cây trồng

    Kinh tế -
    Thời gian qua, trên địa bàn huyện Sông Mã đã xảy ra nắng nóng kéo dài, ít mưa nên lượng nước tại các công trình hồ chứa, sông, suối, đập giảm mạnh. Qua thống kê, có hơn 88 ha lúa vụ xuân có khả năng bị hạn. UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị tập trung triển khai các biện pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước trên địa bàn.
  • 'Thuận Châu phát triển cây ăn quả

    Thuận Châu phát triển cây ăn quả

    Kinh tế -
    Thực hiện chủ trương của tỉnh về phát triển cây ăn quả trên đất dốc, huyện Thuận Châu đã tuyên truyền, vận động nhân dân đưa cây ăn quả vào trồng ở những diện tích cây nông nghiệp kém hiệu quả. Nhiều mô hình trồng cây ăn quả đã cho thu hoạch đạt hiệu quả cao và đang được nhân rộng, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
  • 'Vân Hồ diễn tập ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn năm 2024

    Vân Hồ diễn tập ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn năm 2024

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 19/4, huyện Vân Hồ đã tổ chức Diễn tập ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn năm 2024. Dự diễn tập có các đồng chí: Đại tá Tô Quang Hanh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh; Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống cháy rừng, tìm kiếm cứu nạn (PCCCR-TKCN); lãnh đạo một số ban, ngành, Hạt Kiểm lâm các huyện, thành phố của tỉnh.
  • 'Tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ hội người cao tuổi cơ sở

    Tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ hội người cao tuổi cơ sở

    Huyện Mộc Châu -
    Trong 6 ngày (từ 14 đến 19/4), Trung tâm Chính trị huyện Mộc Châu đã phối hợp với Thường trực Ban đại diện Hội Người cao tuổi huyện tổ chức 4 lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ 242 cán bộ hội người cao tuổi xã, bản và chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, thành viên câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau của 4 xã Tà Lại, Hua Păng, Quy Hướng, Nà Mường.
  • 'Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống

    Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống

    Emagazine -
    Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, công trình văn hóa có kiến trúc độc đáo, không gian sống động, ghi dấu về chiến thắng "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" năm xưa, với nhiều tư liệu, hiện vật, hình ảnh trưng bày phong phú. Càng gần đến Ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, lượng khách tham quan Bảo tàng ngày càng tăng.
  • 'Triển lãm, trưng bày, giới thiệu sách hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

    Triển lãm, trưng bày, giới thiệu sách hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

    Văn hoá - Xã hội -
    Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức triển lãm, trưng bày, giới thiệu sách với các nội dung, chủ đề, lĩnh vực phù hợp với mọi đối tượng, tầng lớp nhân dân, thu hút sự quan tâm, tham gia của nhiều đơn vị và bạn đọc.