Tết ở Trường Sa

Khi những chuyến tàu của Vùng 4 Hải quân chở các mặt hàng Tết cập bến, cũng là lúc mùa xuân đến với nơi đảo xa. Ở quần đảo Trường Sa, không khí đón Tết sớm của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân diễn ra nhộn nhịp, ngập tràn tình đồng đội và tình quân dân.

Cán bộ, chiến sĩ các đơn vị thuộc Vùng 4 Hải quân vận chuyển nhu yếu phẩm lên các chuyến tàu.

Trong chuyến công tác đến Trường Sa, chúng tôi đã cảm nhận được không khí đón Tết sớm trong suốt chuyến hải trình dài 18 ngày. Từ quân cảng Cam Ranh, trong khoang chứa hàng của các chuyến tàu khởi hành làm nhiệm vụ thăm hỏi, động viên, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân quần đảo Trường Sa đều đầy ắp nhu yếu phẩm, thực phẩm. Cán bộ, chiến sĩ trên các chuyến tàu được Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân giao nhiệm vụ đợt này luôn cố gắng bảo quản các nhu yếu phẩm, thực phẩm tươi nhất, tốt nhất. Các anh luôn tâm niệm rằng, hàng hóa, thực phẩm là hơi ấm của đất liền, là tình cảm của nhân dân trên mọi miền Tổ quốc gửi đến Trường Sa, nên các anh đã giữ gìn, bảo quản tốt nhất có thể. 

Cán bộ, chiến sĩ đảo Trường Sa tiếp nhận nhu yếu phẩm từ đất liền.

Đại úy Hồng Long, Chính trị viên Tàu 561, Hải đội 411, Lữ đoàn 955, Vùng 4 Hải quân, cho biết: Mỗi năm, Tàu 561 được giao nhiệm vụ thực hiện từ 5-6 chuyến đi đến quần đảo Trường Sa, với chúng tôi thì chuyến đi vào dịp Tết là đặc biệt nhất. Bởi đó là hải trình mang mùa xuân từ đất liền đến với các đảo, điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Chúng tôi luôn dành những tình cảm đặc biệt nhất cho những người đồng đội và nhân dân Trường Sa thông qua mỗi chuyến hàng để Tết ở nơi đảo xa cũng ấm áp, đủ đầy.

Vận chuyển cây quất ra các đảo, để cán bộ, chiến sĩ đón Tết 

Mỗi dịp Tết đến, quân và dân quần đảo Trường Sa lại tổ chức nhiều hoạt động chào đón năm mới, như: Trang trí hội trường, sắp mâm ngũ quả và gói bánh chưng… Những chiếc lá dong được gửi ra đất liền trước Tết gần 1 tháng luôn được bảo quản trong các kho lạnh của nhà bếp để chờ đến ngày tổ chức hoạt động gói bánh chưng. Nhân dân tham gia gói bánh, tiến hành rửa sạch những chiếc lá dong; chuẩn bị gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn để gói bánh chưng. Điểm đặc biệt của những chiếc bánh chưng ở Trường Sa đó là, có thêm một lớp lá bàng vuông được gói bên ngoài lá dong.

Không khí hội thi gói bánh chưng trên đảo Đá Tây A

Lần đầu tiên tham gia gói bánh, binh nhất Đinh Thành Vinh, Cụm chiến đấu 1, đảo Trường Sa, chia sẻ: Năm nay, tại nơi đảo xa, được cùng đồng đội  gói bánh chung, chiếc bánh do chính tay mình gói bằng lá dong, sau đó lấy lá bàng vuông gói bên ngoài, tôi phần nào cảm nhận được ý nghĩa của việc này, đó là tình cảm của đất liền luôn gắn bó với đảo xa.

Cán bộ, chiến sĩ cùng nhân dân gói bánh chưng ngày Tết.

Ngoài tổ chức gói bánh chưng, ở một số đảo như: Trường Sa, Đá Tây, Song Tử Tây… các đơn vị còn tổ chức các hoạt động thể thao, văn nghệ chào đón năm mới. Trung tá Lê Ngọc Nam, Chính trị viên đảo Đá Tây, chia sẻ: Tạo không khí vui tươi, phấn khởi, tăng cường tình đoàn kết quân dân, chúng tôi đã tổ chức các trò chơi tập thể, như kéo co, nhảy bao bố, ném vòng cổ chai… thu hút đông đảo cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tham gia. Những tờ báo tường cũng đã được các chiến sĩ chuẩn bị trước hàng tháng để mừng Đảng, mừng Xuân. Dù thiếu vắng không khí gia đình, nhưng bù lại các chiến sĩ luôn có đồng đội kề vai, sát cánh, cùng nhau vượt qua những thử thách khắc nghiệt nơi đầu sóng ngọn gió.

Các em nhỏ trên đảo Trường Sa tham gia trò chơi ném vòng cổ chai.

Không chỉ cán bộ, chiến sĩ hải quân háo hức với phần việc chuẩn bị đón Tết, tại các ngôi nhà của nhân dân trên đảo cũng ngập tràn hương sắc mùa xuân. Hàng cây bàng vuông, phong ba trước cửa nhà mỗi hộ dân đều được cắt tỉa gọn gàng, gốc được quét sơn trắng. Chị Đoàn Thị Hương Giang, hộ dân trên đảo Trường Sa, chia sẻ: Gia đình tôi đã dọn dẹp, trang trí nhà cửa, tạo không khí vui tươi, nhộn nhịp trong những ngày đầu xuân. Gia đình nào cũng có cây quất, cành mai được treo những phong bao lì xì đỏ. Trẻ con được mặc quần áo mới tung tăng đi chúc tết các gia đình.

Biểu diễn ca khúc Nơi đảo xa.

Hoạt động được cán bộ, chiến sĩ và nhân dân quần đảo Trường Sa mong chờ nhất có lẽ là chương trình giao lưu văn nghệ. Quân và dân trên đảo quây quần bên nhau hát vang bài ca kết đoàn, những bài hát ca ngợi Đảng, Bác Hồ kính yêu, cùng thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Những công dân nhí trên đảo cũng rất mạnh dạn hát vang bài “Quê em ở Trường Sa” khiến những ai được chứng kiến cũng phải bồi hồi xúc động. Những phong bao lì xì đỏ được chỉ huy đảo trao tận tay đến các em nhỏ và các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ đứng gác dịp đầu xuân mới.

Các em nhỏ biểu diễn tiết mục "Quê em ở Trường Sa".

Tết ở Trường Sa giản dị, nhưng tình cảm, sự gắn kết tình quân dân nơi đảo xa thật ấm áp, đáng trân trọng. Vui xuân đón Tết nhưng không quên nhiệm vụ, đó là trọng trách thiêng liêng của những người lính đảo. Sau những ca trực, canh gác, họ lại cùng ngồi bên nhau đón Tết cổ truyền đủ đầy, vui tươi và cùng nhau hát vang bài hát “Quê em ở Trường Sa”.

Bài, ảnh: Khải Hoàn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tuổi trẻ BĐBP xung kích, sáng tạo, quyết thắng

    Tuổi trẻ BĐBP xung kích, sáng tạo, quyết thắng

    Quốc phòng -
    Những năm qua, tuổi trẻ lực lượng Bộ đội Biên phòng Sơn La đã phát huy vai trò xung kích trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới; tham gia xây dựng “Thế trận biên phòng toàn dân” vững chắc, góp phần phát triển kinh tế, xã hội khu vực biên giới của tỉnh, xây dựng được hình ảnh đẹp người lính quân hàm xanh.
  • 'Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

    Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

    Xã hội -
    Những năm qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh đã phối hợp với các đơn vị triển khai chương trình phẫu thuật miễn phí cho trẻ bị khuyết tật khe hở môi, khe hở vòm miệng trên địa bàn tỉnh, mang lại nụ cười và cho các em một tương lai tốt đẹp hơn.
  • 'Người giữ nghề rèn truyền thống ở bản Pặt Pháy

    Người giữ nghề rèn truyền thống ở bản Pặt Pháy

    Gương sáng bản làng -
    Là thế hệ thứ 3 trong gia đình có nghề rèn truyền thống, lò rèn của gia đình ông Vì Văn Xiên, bản Pặt Pháy, xã Dồm Cang, huyện Sốp Cộp, vẫn sớm tối “đỏ lửa” trong gần 40 năm qua. Với những bí quyết gia truyền, sản phẩm rèn có độ tinh xảo, sắc và bền, được nhiều khách hàng ưa chuộng.
  • 'Cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI

    Cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI

    Cải cách hành chính -
    PAPI là Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam nhằm đo lường và so sánh trải nghiệm, cảm nhận của người dân về hiệu quả, chất lượng thực thi chính sách, cung cấp dịch vụ công của chính quyền địa phương. Thời gian qua, chính quyền các cấp trong tỉnh đã đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công vụ, góp phần nâng chỉ số PAPI tỉnh Sơn La năm 2023 vươn lên đứng thứ 30/63 tỉnh, thành phố, tăng 17 bậc so với năm 2022.
  • 'Xây dựng và phát triển các sản phẩm cá sông Đà

    Xây dựng và phát triển các sản phẩm cá sông Đà

    Kinh tế -
    Quỳnh Nhai hiện có hơn 10.000 ha mặt nước lòng hồ, đây là lợi thế để huyện phát triển nuôi cá lồng và đánh bắt thủy sản. Với sản lượng thủy sản nuôi và đánh bắt lớn, các HTX, hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện đã từng bước phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương, xây dựng thương hiệu cá sông Đà của Quỳnh Nhai.
  • 'Chung tay xóa nghèo ở xã đặc biệt khó khăn

    Chung tay xóa nghèo ở xã đặc biệt khó khăn

    Xã hội -
    Những năm qua, huyện Mai Sơn đã huy động hiệu quả các nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn, giúp hộ nghèo từng bước nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
  • 'Nông dân Sơn La tích cực chuyển đổi số

    Nông dân Sơn La tích cực chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp đang được nông dân trong tỉnh tích cực triển khai, áp dụng từ quy trình sản xuất đến quảng bá, kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, nâng cao giá trị sản phẩm, hướng tới hình thành nền sản xuất nông nghiệp hiện đại.
  • 'HTX tiêu biểu trong sản xuất nông nghiệp

    HTX tiêu biểu trong sản xuất nông nghiệp

    Kinh tế -
    Với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hỗ trợ nhau tiêu thụ sản phẩm, liên kết phát triển bền vững, HTX nông nghiệp An Phú, tổ 2, phường Chiềng An, Thành phố, là HTX tiêu biểu của tỉnh, đã tạo việc làm, thu nhập ổn định cho các thành viên và nhiều lao động.
  • 'Ổn định sản xuất, chăm lo đời sống người lao động

    Ổn định sản xuất, chăm lo đời sống người lao động

    Xã hội -
    Những ngày tháng 5 lịch sử, cán bộ, công nhân, người lao động tại các nhà máy trên địa bàn huyện Mai Sơn đang nỗ lực thi đua, sản xuất, phấn đấu lập nhiều thành tích chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ; 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và kỷ niệm 134 năm Ngày Quốc tế lao động 1/5.
  • 'Đẩy mạnh phong trào thi đua trong cán bộ, công chức, viên chức

    Đẩy mạnh phong trào thi đua trong cán bộ, công chức, viên chức

    Xã hội -
    Công đoàn Viên chức tỉnh có 69 công đoàn cơ sở, 3.508 đoàn viên. Những năm qua, phong trào thi đua tại các công đoàn cơ sở được triển khai sâu rộng, góp phần quan trọng hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, khơi dậy ý thức trách nhiệm, sức sáng tạo trong quá trình công tác, học tập của cán bộ, đoàn viên công đoàn.
  • 'Thanh niên xung phong trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh niên xung phong trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    70  năm đã trôi qua, nhưng ký ức của những thanh niên xung phong trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn in đậm về những ngày tháng hào hùng tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ tuyến giao thông huyết mạch lên chiến trường Điện Biên Phủ. Không để một giờ “mạch máu giao thông ngừng chảy”, những thanh niên xung phong đã hiến dâng tuổi thanh xuân, xương máu, góp sức làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
  • 'Lực lượng vũ trang Sơn La trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    Lực lượng vũ trang Sơn La trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, mốc son chói lọi trong lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, là cuộc chiến không cân sức của một dân tộc nhỏ, yếu, mới thoát khỏi ách nô lệ đã đánh thắng đế quốc, thực dân sừng sỏ, hùng mạnh bậc nhất thế giới trong thế kỷ XX. Buộc thực dân Pháp phải ký vào hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 11/7/1954, công nhận nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương.