Hành động thiết thực để bảo vệ tài nguyên nước

Việt Nam có 3.450 sông, suối với chiều dài từ 10km trở lên, trong đó có 405 sông liên tỉnh, 3.045 sông, suối nội tỉnh. Tổng dòng chảy hằng năm khoảng 844 tỷ mét khối nhưng chủ yếu tập trung vào mùa mưa.

Làm sạch nguồn nước để bảo vệ tài nguyên nước. (Ảnh: Tài nguyên và Môi trường)
Làm sạch nguồn nước để bảo vệ tài nguyên nước. (Ảnh: Tài nguyên và Môi trường)

Dòng chảy hằng năm phân bố không đều, chủ yếu trên lưu vực sông Cửu Long (khoảng 56%), lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình (khoảng 18%), còn lại ở các lưu vực sông khác. Mặt khác, phần lớn các hệ thống sông lớn của Việt Nam là các sông xuyên biên giới, lượng nước từ nước ngoài chảy vào chiếm khoảng gần 60% tổng lượng nước trung bình hằng năm.

Trong khi đó, quá trình đô thị hóa nhanh, sự gia tăng dân số, các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp ngày càng tăng đã và đang tác động, gây sức ép lớn, nghiêm trọng đến số lượng và chất lượng nguồn nước các sông, suối và tầng chứa nước. Hầu hết các đoạn sông chảy qua khu vực tập trung đông dân cư, các khu công nghiệp đã và đang bị ô nhiễm với các mức độ khác nhau.

Quá trình đô thị hóa nhanh, sự gia tăng dân số, các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp ngày càng tăng đã và đang tác động, gây sức ép lớn, nghiêm trọng đến số lượng và chất lượng nguồn nước các sông, suối và tầng chứa nước.

Nguyên nhân gây ô nhiễm chủ yếu là do nước thải sinh hoạt, nước thải của các cơ sở sản xuất, làng nghề xả trực tiếp xuống các dòng sông trên địa bàn. Ngoài ra, nhiều tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm pháp luật về tài nguyên nước và môi trường làm cho tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm không ngừng gia tăng về mức độ lẫn quy mô.

Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2023 được Liên hợp quốc phát động với chủ đề “Thúc đẩy sự thay đổi” (Accelerating Change) nhấn mạnh vai trò của nước là nền tảng cho tất cả các khía cạnh của cuộc sống và là cốt lõi của sự phát triển bền vững ở mỗi quốc gia, đồng thời hướng đến giải quyết cuộc khủng hoảng về nước và vệ sinh môi trường trên toàn cầu. Qua đó, kêu gọi cộng đồng cùng thực hiện các chương trình hành động bảo vệ tài nguyên nước để tạo sự khác biệt bằng cách thay đổi nhận thức sử dụng, khai thác và quản lý nước trong cuộc sống hằng ngày.

Để bảo vệ tài nguyên nước, không thể thiếu sự tham gia có ý nghĩa của nhiều bên liên quan. Mỗi tổ chức, cá nhân cần có những hành động thiết thực và cụ thể như tiết kiệm nước sạch khi sử dụng, không vứt, xả rác thải bừa bãi ra môi trường, tránh tình trạng xả trực tiếp vào nguồn nước sinh hoạt; nước thải tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, bệnh viện phải được xử lý trước khi thải ra môi trường; hạn chế đến mức thấp nhất chất dinh dưỡng dư thừa, thuốc bảo vệ thực vật ngấm vào đất, nguồn nước ngầm…

Chính quyền các địa phương cần tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư, khởi công, xây dựng và bàn giao các công trình, dự án thuộc lĩnh vực môi trường, tài nguyên nước, nhất là các công trình cung cấp nước sinh hoạt cho người dân ở các vùng núi cao, hải đảo, vùng khan hiếm nước.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cần sớm hoàn thành, trình Chính phủ xem xét, trình Quốc hội Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Trong đó, cần bổ sung các quy định nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn nước từ nước ngoài và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; quy định phòng ngừa, kiểm soát và phục hồi các nguồn nước bị suy giảm, cạn kiệt và ô nhiễm; quy định cụ thể về bảo vệ nguồn nước quan trọng cấp cho sinh hoạt; quy định về sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí, bảo vệ nguồn nước trong các hoạt động khai thác, sử dụng nước…

Đồng thời, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần triển khai có hiệu quả các cơ chế, điều phối, giám sát liên ngành trong quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn nước lưu vực sông; triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn hồ đập, sử dụng hiệu quả nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, hợp tác chia sẻ hài hòa nguồn nước xuyên biên giới…

Thời gian tới, các cơ quan chức năng cần kiểm soát chặt hơn nữa các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; tăng cường việc quản lý hoạt động xả nước vào nguồn và đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tại các khu đô thị, khu dân cư tập trung, cụm công nghiệp, làng nghề. Cùng với đó, cần kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc trong việc áp dụng các sáng kiến, giải pháp công nghệ để quản lý, bảo vệ và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước trên địa bàn, đơn vị mình quản lý…

Theo ĐCSVN
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • ' Xe ô tô bị bốc cháy khi đang lưu thông

    Xe ô tô bị bốc cháy khi đang lưu thông

    Alo 114 -
    Theo thông tin từ Đội 5, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an tỉnh Sơn La, vào hồi 09 giờ 41 phút ngày 30/5, Đội 5 nhận được tin của người dân báo tại bản Pi Tạnh, xã Pi Toong, huyện Mường La xảy ra vụ cháy xe ô tô.
  • 'Hội nghị lấy ý kiến góp ý sửa đổi, bổ sung Quy định số 132-QĐ/TW của Bộ Chính trị

    Hội nghị lấy ý kiến góp ý sửa đổi, bổ sung Quy định số 132-QĐ/TW của Bộ Chính trị

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 30/5, đồng chí Hoàng Đăng Quang, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương chủ trì Hội nghị trực tuyến góp ý dự thảo báo cáo kết quả thực hiện và nội dung sửa đổi, bổ sung Quy định số 132-QĐ/TW ngày 8/3/2018 của Bộ Chính trị về kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị.
  • 'Đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới

    Đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới

    An ninh trật tự -
    Ngày 30/5, Công an tỉnh đã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chương trình phối hợp số 09/CTr-BCA-MTTW ngày 1/8/2013 giữa Bộ Công an với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về “Đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới” giai đoạn 2013 - 2023. Hội nghị được tổ chức trực tuyến đến điểm cầu các huyện, thành phố.
  • 'Mộc Châu đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

    Mộc Châu đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

    Văn hóa - Xã hội -
    Nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư, sớm hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng các tiêu chí của đô thị loại IV, hướng tới mục tiêu xây dựng Mộc Châu trở thành thị xã vào năm 2025, UBND huyện Mộc Châu đã tập trung chỉ đạo các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Hội nghị đối thoại với các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện Bắc Yên

    Hội nghị đối thoại với các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện Bắc Yên

    Xã hội -
    Ngày 30/5, UBND huyện Bắc Yên đã tổ chức Hội nghị Chủ tịch UBND huyện đối thoại với chủ các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện. Tham dự có lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo huyện Bắc Yên và đại diện các chủ cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện.
  • 'Thêm cơ chế, chính sách để doanh nghiệp phát triển

    Thêm cơ chế, chính sách để doanh nghiệp phát triển

    Kinh tế -
    Sau gần 4 năm triển khai, thực hiện Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh, hiện nay toàn tỉnh có 3.340 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, tổng vốn điều lệ gần 52 nghìn tỷ đồng, tạo việc làm cho hơn 110.000 lao động với mức thu nhập từ 4-7 triệu đồng/người/tháng; mỗi năm đóng góp hàng trăm tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước.
  • 'Tinh gọn bộ máy các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

    Tinh gọn bộ máy các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

    Khoa Giáo -
    Sau gần 6 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã sắp xếp cơ cấu ngành, nghề phù hợp với tình hình phát triển KT-XH, chất lượng đào tạo không ngừng được nâng lên. Tuy nhiên, qua rà soát, hoạt động đào tạo, dạy nghề tại một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn bộc lộ bất cập, cần sớm có giải pháp tháo gỡ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
  • 'Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sơn La tổ chức Đại lễ Phật Đản năm 2023

    Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sơn La tổ chức Đại lễ Phật Đản năm 2023

    Xã hội -
    Ngày 30/5, Ban trị sự Giáo Hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sơn La đã tổ chức Đại lễ Phật Đản Phật lịch 2567 - năm 2023, tại Chùa Trúc Lâm Hưng Quốc, phường Chiềng Sinh, thành phố. Dự Đại lễ có đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành và UBND Thành phố.
  • 'Phiên họp thứ 27, Thường trực HĐND tỉnh khóa XV

    Phiên họp thứ 27, Thường trực HĐND tỉnh khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 30/5, đồng chí Nguyễn Thái Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, chủ trì Phiên họp thứ 27, Thường trực HĐND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026. Dự phiên họp có đồng chí Tráng Thị Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện các ban HĐND tỉnh và các sở, ngành của tỉnh.
  • 'Tinh gọn bộ máy các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

    Tinh gọn bộ máy các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

    Cải cách hành chính -
    Sau gần 6 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã sắp xếp cơ cấu ngành, nghề phù hợp với tình hình phát triển KT-XH, chất lượng đào tạo không ngừng được nâng lên. Tuy nhiên, qua rà soát, hoạt động đào tạo, dạy nghề tại một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn bộc lộ bất cập, cần sớm có giải pháp tháo gỡ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
  • 'Kỹ sư năng động, yêu nghề

    Kỹ sư năng động, yêu nghề

    Với mục tiêu mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất về dịch vụ viễn thông, internet, trong quá trình công tác, kỹ sư Cầm Văn Chung, nhân viên kỹ thuật Trung tâm Viễn thông Mai Sơn - Yên Châu đã có những sáng kiến góp phần cùng đơn vị cải thiện, nâng cao chất lượng các dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo niềm tin và uy tín với khách hàng.
  • 'Bảo đảm an toàn thực phẩm vì sức khỏe người tiêu dùng

    Bảo đảm an toàn thực phẩm vì sức khỏe người tiêu dùng

    Sức khỏe -
    Thực hiện mục tiêu bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, những năm qua, các cơ quan chức năng đã phối hợp với các địa phương tăng cường công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành thanh tra, kiểm soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến, nhằm hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra.
  • 'Quỳnh Nhai sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT

    Quỳnh Nhai sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT

    Khoa Giáo -
    Chưa đầy một tháng nữa, hơn 500 học sinh lớp 12 trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT. Thầy và trò các nhà trường đang gấp rút ôn thi, chuẩn bị chu đáo để bước vào kỳ thi đạt kết quả tốt nhất.
  • 'Thêm cơ chế, chính sách để doanh nghiệp phát triển

    Thêm cơ chế, chính sách để doanh nghiệp phát triển

    Kinh tế -
    Sau gần 4 năm triển khai, thực hiện Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh, hiện nay toàn tỉnh có 3.340 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, tổng vốn điều lệ gần 52 nghìn tỷ đồng, tạo việc làm cho hơn 110.000 lao động với mức thu nhập từ 4-7 triệu đồng/người/tháng; mỗi năm đóng góp hàng trăm tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước.