Chủ động triển khai các phương án PCCCR

LTS: Ngay sau dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, tại một số địa phương trong tỉnh đã xảy ra cháy rừng. Hiện nay, bước vào cao điểm mùa khô hanh, lực lượng kiểm lâm và chính quyền các địa phương đang tập trung triển khai các phương án PCCCR, chủ động trong mọi tình huống, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra. Phóng viên Báo Sơn La có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Huy Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh về vấn đề này. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

PV: Xin ông cho biết quy hoạch rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La hiện nay?

Ông Nguyễn Huy Tuấn: Theo Quyết định số 1676/QĐ-TTg ngày 25/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch  tỉnh Sơn La thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, quy mô diện tích quy hoạch đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La là 694.741,5 ha. Trong đó, quy hoạch đất rừng đặc dụng 87.831,6 ha, quy hoạch đất rừng phòng hộ là 334.100,0 ha, quy hoạch đất rừng sản xuất 272.810 ha. Diện tích đất lâm nghiệp có rừng đến hết năm 2023 là 669.797 ha; phân theo mục đích sử dụng, gồm 71.449,4 ha rừng đặc dụng, 293.070,9 ha rừng phòng hộ, 305.276,7 ha rừng sản xuất. Độ che phủ rừng năm 2023 là 47,5%.

Những năm qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh; sự vào cuộc của các cấp, các ngành, lực lượng chức năng và chính quyền các địa phương trong tỉnh, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã đạt được những kết quả quan trọng. Chủ trương, chính sách về phát triển lâm nghiệp bền vững được triển khai hiệu quả. Việc đẩy mạnh công tác xã hội hóa nghề rừng đã tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho hàng nghìn hộ dân, rừng tự nhiên được khoanh nuôi, bảo vệ tốt hơn, diện tích rừng sản xuất được mở rộng phủ xanh đất trống, đồi trọc; số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, số vụ cháy rừng gây thiệt hại lớn về tài nguyên rừng giảm mạnh.

Bên cạnh đó, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã giúp các cộng đồng bản, chủ rừng có điều kiện đầu tư lại cho công tác bảo vệ, phát triển rừng và PCCCR. Đặc biệt, với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, nhất là phát hiện, cảnh báo sớm các điểm cháy rừng đã giúp cho lực lượng kiểm lâm và chính quyền cơ sở triển khai kịp thời các phương án, huy động lực lượng tham gia chữa cháy rừng.

Kiểm lâm Ban quản lý rừng đặc dụng Xuân Nha cắm biển báo PCCCR.

P.V: Công tác PCCCR đang được lượng kiểm lâm triển khai thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Huy Tuấn: Ngày 11/12/2023, UBND tỉnh ban hành kế hoạch bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng năm 2024; ngày 13/12/2023, UBND tỉnh có công văn chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thành phố tăng cường các biện pháp cấp bách PCCCR. Đồng thời, ngày 27/12/2023, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Chi cục Kiểm lâm đã quán triệt đến Hạt kiểm lâm các huyện, thành phố và các đơn vị trực thuộc, các trạm kiểm lâm trong thời gian cao điểm mùa khô hanh thực hiện nghiêm túc trực 24/24 giờ, theo dõi thông tin cảnh báo cháy rừng trên hệ thống thông tin cảnh báo cháy sớm của Cục Kiểm lâm để phối hợp, chỉ đạo và huy động lực lượng chữa cháy rừng trong trường hợp cần thiết.

Đồng thời, tham mưu cho chính quyền và Ban chỉ đạo, Ban Chỉ huy các vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ, PCCCR các cấp để chỉ đạo, triển khai các biện pháp PCCCR; tuyên truyền, nâng cao ý thức, ý thức, trách nhiệm PCCCR của nhân dân, nhất là người dân ở ven rừng và các hộ gia đình sinh sống, canh tác bên trong các khu rừng đặc dụng.

Từ đầu năm đến nay, lực lượng kiểm lâm trong toàn tỉnh đã tăng cường kiểm tra PCCCR; đôn đốc, hướng dẫn việc phát đốt nương rẫy; tạm dừng các hoạt động xử lý thực bì bằng lửa và những hành vi dùng lửa khác có nguy cơ gây cháy rừng trong thời kỳ cao điểm về cháy rừng. Đồng thời, dự phòng đầy đủ phương tiện, vật tư bảo đảm phương châm “bốn tại chỗ”; bố trí các điểm chốt chặn, tuần tra canh gác ở những khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng, kiểm soát chặt chẽ người ra vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy rừng cao. Củng cố, nâng cao năng lực PCCCR của lực lượng kiểm lâm, dân quân, công an cấp xã, các đơn vị chủ rừng; nêu cao vai trò, trách nhiệm của các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng tại cơ sở, sẵn sàng tham gia chữa cháy khi có tình huống xảy ra.

Kiểm lâm Ban quản lý rừng đặc dụng Sốp Cộp tuyên truyền quy định PCCCR cho nhân dân.

P.V: Xin ông cho biết các giải pháp nhằm hạn chế thấp nhất các vụ cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra?

Ông Nguyễn Huy Tuấn: Với phương châm “Phòng là chính, chữa cháy kịp thời”, chủ động phát hiện và sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị tham gia chữa cháy rừng, Chi cục Kiểm lâm đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành, lực lượng chức năng, chính quyền các địa phương nêu cao trách nhiệm trong công tác PCCCR. Đồng thời, chỉ đạo kiểm lâm địa bàn tham mưu cho chính quyền cấp xã, các chủ rừng kiểm tra, rà soát, xây dựng mới và tu sửa các công trình PCCCR; bổ sung các công trình tuyên truyền PCCCR; đầu tư trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ PCCCR cần thiết cho các tổ, đội PCCCR cơ sở. Tiếp tục thực hiện tốt quy chế phối hợp, hiệp đồng với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, các đơn vị quân đội, dân quân tự vệ, công an xã trong việc tổ chức thực hiện các phương án PCCCR tại địa bàn các đơn vị đóng quân.

Trong suốt thời gian nắng nóng, nhất là khi cấp dự báo cháy rừng từ cấp III đến cấp V, lực lượng kiểm lâm, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng; UBND cấp xã, các chủ rừng và lực lượng chức năng liên quan tập trung huy động lực lượng, sẵn sàng xử lý kịp thời khi xảy ra cháy rừng, bảo đảm không để cháy lan ra diện rộng.

P.V: Xin cảm ơn ông!

Kiểm lâm địa bàn và nhân dân xã Nậm Mằn, huyện Sông Mã làm đường băng cản lửa PCCCR.
Ngọc Thuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
  • 'Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 20/5, Đoàn kiểm tra số 06, Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV năm 2024 do đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Sơn La làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức đại hội tại huyện Quỳnh Nhai.
  • 'Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Xã hội -
    Ngày 21/5/1974, lực lượng Kiểm lâm Sơn La được thành lập, trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT, lực lượng kiểm lâm Sơn La luôn đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • 'Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Khoa Giáo -
    Hiện nay, huyện Mai Sơn có 42/63 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, 10 đơn vị trường được công nhận đạt chuẩn mức độ II, 32 đơn vị trường đạt chuẩn mức độ I. Năm học 2023-2024, huyện Mai Sơn tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp theo hướng chuẩn hóa, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn.
  • 'Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Xã hội -
    Bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Phòng 9), Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã tham mưu cho lãnh đạo Viện thực hiện tốt công tác đột phá về lĩnh vực dân sự, hành chính, nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp.
  • 'Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Xã hội -
    Thuận Châu là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn của tỉnh. Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp, công tác tuyên truyền quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của các chủ rừng và nhân dân.
  • 'Rừng xanh Pạ Lò

    Rừng xanh Pạ Lò

    Xã hội -
    Trung tuần tháng 5, chúng tôi có dịp cùng cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Quỳnh Nhai trở lại bản Pạ Lò, xã Cà Nàng. Nằm ngay bên hồ sông Đà, sau cơn mưa đầu mùa, những cánh rừng trải dài khắp các sườn đồi như được thay màu xanh tươi mới. Nhiều năm qua, ở bản không còn đất trống, đồi trọc, Pạ Lò trở thành điểm sáng của huyện Quỳnh Nhai về bảo vệ, PCCCR, phát triển mô hình kinh tế dưới tán rừng và quản lý, sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng.
  • 'Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Xã hội -
    Đẩy mạnh giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho học sinh ở những khu di tích lịch sử, để từ đó, mỗi học sinh tự hào và am hiểu về lịch sử địa phương, có ý thức bảo vệ, gìn giữ những di tích lịch sử của quê hương mình, đó là những hoạt động đang được các nhà trường trên địa bàn huyện Yên Châu thực hiện.
  • 'Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, có 510 đảng viên, sinh hoạt tại 33 chi bộ trực thuộc. Những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng luôn được Đảng bộ xã quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.
  • 'Thành phố phát triển kinh tế số

    Thành phố phát triển kinh tế số

    Chuyển đổi số -
    Thúc đẩy phát triển kinh tế số, thành phố Sơn La tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và nhân dân ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng.
  • 'Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    hững năm qua, Việt Nam luôn nhất quán chính sách thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; coi con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Tuy nhiên, với động cơ thiếu trong sáng, vẫn có một số tổ chức quốc tế cố tình đưa ra những báo cáo phiến diện nhằm xuyên tạc tình hình, phủ nhận các thành tựu trong bảo vệ và thực thi quyền con người ở Việt Nam.