Giữ nghề truyền thống ở Lóng Luông

Nhiều năm nay, bà con dân tộc Mông ở xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, luôn duy trì phát triển nghề thêu, may trang phục thổ cẩm truyền thống, góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

 Phụ nữ đồng bào dân tộc Mông thường tranh thủ lúc nông nhàn để thêu may trang phục thổ cẩm truyền thống. Bởi vậy, đến xã Lóng Luông, chúng ta dễ dàng bắt gặp những người phụ nữ dân tộc Mông ngồi thêu váy áo bên bếp lửa những ngày giá rét hoặc vừa thêu vừa tận hưởng những tia nắng ấm áp hiếm hoi của mùa đông. Có những gia đình, cả 3 thế hệ quây quần ngồi thêu cùng nhau.

Em Mùa Thị Ca, bản Co Chàm, xã Lóng Luông, chia sẻ: Là người con của đồng bào dân tộc Mông, em được học và biết thêu từ nhỏ. Theo truyền thống, dịp cuối năm, em đều tranh thủ thêu cho mình một bộ váy mới để mặc trong dịp tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Mông.

Chị em phụ nữ Mông thêu hoa văn trên vải

Qua bàn tay khéo léo, tỉ mỉ của những người phụ nữ dân tộc Mông, đã hoàn thành những bộ váy áo với các nét hoa văn thổ cẩm tinh tế, thể hiện văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Mông, như: Những hoa văn hình học, hình cỏ cây, hoa lá, mặt trời... Trước đây, đồng bào dân tộc Mông làm thổ cẩm thủ công phải trải qua nhiều công đoạn: Từ trồng lanh, se lanh, dệt vải, nhuộm chàm, vẽ hoa văn và thêu. Hiện nay, với sự phát triển của khoa học, thiết bị, nhiều công đoạn được sử dụng máy móc, chỉ còn thêu hoa văn trên váy và tay áo là được làm thủ công. Vải cũng chủ yếu là vải may công nghiệp, chỉ còn số ít trồng lanh, dệt vải để làm trang phục cho người khi khuất núi.

Phụ nữ Mông đầu tư máy để tạo xếp ly cho váy 

Đến cửa hàng may trang phục dân tộc Mông nhà chị Sồng Thị Đúa, bản Co Lóng, xã Lóng Luông, đúng thời điểm chị đang tích cực hoàn thiện những bộ trang phục cho khách hàng đặt dịp Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Mông. Chị Đúa chia sẻ: Từ khi còn nhỏ tôi đã được bà, mẹ dạy thêu váy áo; khi đó tôi đã có niềm đam mê với thêu may trang phục, tôi thích tự sáng tạo và làm trang phục cho riêng mình. Đến năm 2015, nhận thấy nhu cầu thuê may trang phục của người dân tăng cao, với niềm đam mê làm trang phục từ nhỏ và mong muốn lưu giữ nghề truyền thống của dân tộc mình, tôi đã mở cửa hàng nhận may thuê trang phục. Tôi mua vải, những phần hoa văn được thêu thủ công từ người dân về may theo yêu cầu của khách hoặc khách tự thêu sẵn mang đến thuê tôi may lại hoàn chỉnh. Nhiều khách có yêu cầu cách tân trang phục, tôi lên mạng học làm những mẫu mới. Mỗi bộ bình quân có giá từ 3 triệu đồng trở lên theo yêu cầu của khách. Khi ít việc, tôi còn may sẵn rồi đăng lên Facebook để bán online. Công việc này đã giúp tôi có thu nhập ổn định, mỗi năm thu nhập khoảng 100 triệu đồng.

Phụ nữ Mông may trang phục truyền thống

Xã Lóng Luông hiện có 90% là đồng bào dân tộc Mông, người dân nơi đây vẫn giữ phong tục mặc trang phục truyền thống, đặc biệt không thể thiếu vào những dịp lễ, tết. Bên cạnh đó, nghề làm trang phục dân tộc Mông trên địa bàn xã luôn được lưu giữ bằng cách truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Hiện nay, nghề làm trang phục rất phát triển tạo việc làm ổn định cho nhiều người. Trên địa bàn xã có khoảng 15 cửa hàng may, kinh doanh trang phục, góp phần tăng thu nhập cho các hộ dân và tạo việc làm cho trên 40 lao động.

Trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Mông tại một cửa hàng của xã Lóng Luông.

Nghề may trang phục đồng bào dân tộc Mông ở Lóng Luông được duy trì và phát triển, không chỉ góp phần gìn giữ nét văn hóa dân tộc truyền thống, mà còn tạo cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân.

Phạm Hoa (CTV)
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia A1

    Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia A1

    Thời sự - Chính trị -
    Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 6/5, các đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025; Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, đã đến viếng Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia A1, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
  • 'Tưng bừng không khí trước Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

    Tưng bừng không khí trước Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

    Thời sự - Chính trị -
    Hơn 1 tuần nay, đông đảo nhân dân các dân tộc tại các địa phương trên cả nước và tỉnh Điện Biên đã tập trung về trung tâm thành phố Điện Biên Phủ hào hứng xem các lực lượng tập luyện chuẩn bị cho lễ kỷ niệm. Không khí trên nhiều tuyến đường có đoàn diễu binh đi qua, như đường Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Hoàng Văn Thái, đường mùng 7/5… trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, luôn đông đảo người dân và du khách đứng xếp hàng kín hai bên đường đến xem, cổ vũ.
  • 'Những địa danh đi vào huyền thoại • Tập 6: Tỏa sáng Điện Biên

    Những địa danh đi vào huyền thoại • Tập 6: Tỏa sáng Điện Biên

    Phóng sự -
    70 năm sau chiến thắng "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", vùng đất Điện Biên hôm nay trở thành một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng nhanh trong số 14 tỉnh khu vực Trung du và miền núi phía Bắc. Cơ sở hạ tầng không ngừng phát triển, đời sống người dân không ngừng nâng lên, mạng lưới giao thông thuận tiện kết nối nhiều vùng miền trọng điểm giúp Điện Biên hôm nay tự tin cùng cả nước bước vào hội nhập.
  • 'Những ngày Bác Hồ về thăm Tây Bắc tại Sơn La năm 1959

    Những ngày Bác Hồ về thăm Tây Bắc tại Sơn La năm 1959

    Cách đây 65 năm, ngày 7/5/1959, nhân dịp kỷ niệm 5 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn cán bộ của Trung ương đã về thăm và nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ, đồng bào Khu tự trị Thái - Mèo tại Sơn La. Người đã để lại muôn vàn tình cảm thương yêu trong lòng đồng bào các dân tộc nơi đây.
  • 'Thế giới tuần qua: Triển vọng phục hồi của kinh tế toàn cầu

    Thế giới tuần qua: Triển vọng phục hồi của kinh tế toàn cầu

    Bản tin quốc tế -
    Tuần qua (29/4 - 5/5), thế giới diễn ra nhiều sự kiện đáng chú ý, trong đó những nhận định mới nhất của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy khả năng phục hồi của nền kinh tế thế giới giữa lúc phải đối mặt với những cú sốc lớn từ các cuộc xung đột địa chính trị gia tăng.
  • 'Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

    Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), trong những ngày qua, trên các trang điện tử của các tờ báo lớn như Pasaxon - Cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; Thông tấn xã Lào; Đài Phát thanh Quốc gia Lào đều có các bài viết ca ngợi về chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
  • 'Dâng hương, dâng hoa Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc và Đền thờ Bác Hồ

    Dâng hương, dâng hoa Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc và Đền thờ Bác Hồ

    Thời sự - Chính trị -
    Trong không khí hào hùng Kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024); 65 năm ngày Bác Hồ và Đoàn công tác của Trung ương về thăm, nói chuyện với đồng bào các dân tộc Tây Bắc tại Sơn La (7/5/1959 – 7/5/2024); 5 năm khánh thành Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc và 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), ngày 6/5, Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sơn La và Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng, tỉnh Bạc Liêu đến dâng hoa Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc và dâng hương Đền thờ Bác Hồ tại Quảng trường Tây Bắc, thành phố Sơn La.
  • 'Tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

    Tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

    VẤN ĐỀ HÔM NAY -
    Việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 là nhiệm vụ quan trọng, có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, tác động lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội tại địa phương, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan.
  • 'Nông dân tiêu biểu của huyện Mộc Châu

    Nông dân tiêu biểu của huyện Mộc Châu

    Gương sáng bản làng -
    Năng động, dám nghĩ, dám làm, chị Hoàng Thị Hoa, tiểu khu 30/4, xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu đã xây dựng thành công 2 sản phẩm mận sấy dẻo, xoài sấy dẻo được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, góp phần tiêu thụ nông sản cho người dân trong vùng và nâng cao thu nhập cho gia đình. Chị Hoa được vinh danh là nông dân tiêu biểu huyện Mộc Châu năm 2023.
  • 'Lãnh đạo thực hiện hiệu quả công tác mặt trận

    Lãnh đạo thực hiện hiệu quả công tác mặt trận

    Xây dựng Đảng -
    Những năm qua, Chi bộ cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mường La đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt chương trình công tác mặt trận; tuyên truyền, vận động, tập hợp củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần tạo sự đồng thuận xã hội trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, giữ vững ổn định tình hình trên địa bàn.