Bữa ăn bán trú đưa học sinh đến trường

Những bữa cơm bán trú chan chứa yêu thương đang giúp nhiều học sinh dân tộc thiểu số ở các bản ở xã Tân Hợp, huyện Mộc Châu, có thêm điều kiện đi học đầy đủ, khắc phục tình trạng nghỉ học, bỏ học giữa chừng.

Giọng nữ
Bữa ăn bán trú của các em học sinh Trường PTDT bán trú TH&THCS Tân Hợp, huyện Mộc Châu.

Trong chuyến công tác tại Tân Hợp, xã vùng III đặc biệt khó khăn của huyện Mộc Châu, chúng tôi đến thăm Trường PTDT bán trú TH&THCS Tân Hợp. Ấn tượng với chúng tôi là khu nấu ăn bán trú của nhà trường rộng rãi, sạch sẽ, nhà bếp có đầy đủ tủ nấu cơm điện, tủ lạnh, dụng cụ nấu ăn, khay đựng thức ăn inox. Do địa bàn trải rộng, địa hình chia cắt bởi rừng núi, suối, các bản cách xa trung tâm xã, nên tổ chức nấu ăn cho học sinh bán trú là giải pháp thiết thực, hiệu quả, tạo điều kiện cho trẻ em vùng sâu, vùng xa được học hành.

Thầy giáo Lê Đức Mạnh, Phó Hiệu trưởng nhà trường, thông tin: Năm học này, nhà trường có 935 học sinh là con em đồng bào các dân tộc, trong đó 264 học sinh ở bán trú. Nhà trường đã phân công 1 đồng chí trong Ban Giám hiệu phụ trách, chỉ đạo trực tiếp công tác bán trú. Ngay từ đầu năm học, nhà trường tiến hành tu sửa cơ sở vật chất, chỗ ăn, chỗ ở, đảm bảo cho các em học sinh bán trú được học tập và sinh hoạt trong môi trường tốt nhất.

Tiếng chuông báo hiệu kết thúc giờ học vang lên cũng là lúc các em học sinh bán trú háo hức, nhanh chân bước về phòng ăn, nơi những suất cơm nóng hổi, ngon lành được bày sẵn. Em Thào A Tình, học sinh lớp 6A, chia sẻ: Nhà em ở bản Bó Liều, cách trường 11 km. Được ăn bán trú tại trường, em vui lắm. Chúng em được ăn nhiều món ăn ngon. Chúng em sẽ cố gắng học hành chăm ngoan, không phụ công của thầy cô, bố mẹ.

Đã hơn 2 năm thực hiện nấu ăn bán trú cho các em học sinh của nhà trường, chị Mùi Thị Nhu, nhân viên nấu ăn bán trú, luôn cảm thấy vui vẻ khi các em ăn hết suất của mình. Đối với chị Nhu, các em học sinh ở đây cũng như con cháu trong gia đình. Bởi vậy, chị cùng các nhân viên nấu ăn bán trú luôn cố gắng nấu những suất ăn đủ dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chị Nhu chia sẻ: Mỗi ngày, học sinh được ăn 3 bữa, sáng, trưa và tối. Thực đơn các bữa ăn được xây dựng theo tuần và niêm yết công khai. Đối với thực phẩm khô được nhập theo tuần, thực phẩm tươi được nhập theo ngày, vào đầu giờ sáng, có sự giám sát chặt chẽ để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Các bữa ăn của học sinh an toàn, đủ dinh dưỡng. Hàng năm, chúng tôi được tham gia các lớp tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm, được khám sức khỏe định kỳ theo quy định.

Cùng với việc chăm lo bữa ăn cho các em học sinh, nhà trường xây dựng nội quy bán trú, thời gian biểu; phân công giáo viên trực, quản lý học sinh bán trú, rèn cho các em ăn ở, sinh hoạt nền nếp. Ngoài giờ học trên lớp, học sinh biết sắp xếp thời gian học tập, lao động hợp lý; được tham gia vào các hoạt động tập thể văn nghệ, thể dục, thể thao… Nhờ đó, các em bớt rụt rè, sôi nổi, năng động hơn.

Thầy giáo Phạm Duy Tường, giáo viên nhà trường, cho biết: Trong 1 tuần, mỗi giáo viên sẽ có 2 ngày trực công tác bán trú tại nhà trường. Ngoài giờ học chính khóa trên lớp, buổi tối, các giáo viên sẽ hướng dẫn các em ôn bài; trò chuyện, chia sẻ, nắm bắt tâm tư nguyện vọng và giải quyết kịp thời những vướng mắc, khó khăn, giúp các em yên tâm học tập.

Việc ăn, ở bán trú nền nếp đã giúp học sinh quen với nếp sống có tổ chức, có ý thức kỷ luật, trách nhiệm với tập thể, lối sống lành mạnh; học sinh thêm yêu trường lớp, tình trạng học sinh bỏ học giảm; chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên. Năm học 2022-2023, Trường PTDT bán trú TH&THCS Tân Hợp có trên 90% số học sinh được đánh giá đạt về năng lực; 97% số học sinh có hạnh kiểm khá, tốt; tỷ lệ chuyển lớp đạt 99,1%. Đánh giá sơ kết học kỳ I năm học này, tỷ lệ học sinh có học lực khá, giỏi đạt gần 30%; học sinh có hạnh kiểm khá, tốt đạt gần 90%. Đây là động lực để nhà trường tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng, thành tích học tập cho các em học sinh.

Bài, ảnh: Duy Tùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tuổi trẻ BĐBP xung kích, sáng tạo, quyết thắng

    Tuổi trẻ BĐBP xung kích, sáng tạo, quyết thắng

    Quốc phòng -
    Những năm qua, tuổi trẻ lực lượng Bộ đội Biên phòng Sơn La đã phát huy vai trò xung kích trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới; tham gia xây dựng “Thế trận biên phòng toàn dân” vững chắc, góp phần phát triển kinh tế, xã hội khu vực biên giới của tỉnh, xây dựng được hình ảnh đẹp người lính quân hàm xanh.
  • 'Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

    Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

    Xã hội -
    Những năm qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh đã phối hợp với các đơn vị triển khai chương trình phẫu thuật miễn phí cho trẻ bị khuyết tật khe hở môi, khe hở vòm miệng trên địa bàn tỉnh, mang lại nụ cười và cho các em một tương lai tốt đẹp hơn.
  • 'Người giữ nghề rèn truyền thống ở bản Pặt Pháy

    Người giữ nghề rèn truyền thống ở bản Pặt Pháy

    Gương sáng bản làng -
    Là thế hệ thứ 3 trong gia đình có nghề rèn truyền thống, lò rèn của gia đình ông Vì Văn Xiên, bản Pặt Pháy, xã Dồm Cang, huyện Sốp Cộp, vẫn sớm tối “đỏ lửa” trong gần 40 năm qua. Với những bí quyết gia truyền, sản phẩm rèn có độ tinh xảo, sắc và bền, được nhiều khách hàng ưa chuộng.
  • 'Cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI

    Cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI

    Cải cách hành chính -
    PAPI là Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam nhằm đo lường và so sánh trải nghiệm, cảm nhận của người dân về hiệu quả, chất lượng thực thi chính sách, cung cấp dịch vụ công của chính quyền địa phương. Thời gian qua, chính quyền các cấp trong tỉnh đã đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công vụ, góp phần nâng chỉ số PAPI tỉnh Sơn La năm 2023 vươn lên đứng thứ 30/63 tỉnh, thành phố, tăng 17 bậc so với năm 2022.
  • 'Xây dựng và phát triển các sản phẩm cá sông Đà

    Xây dựng và phát triển các sản phẩm cá sông Đà

    Kinh tế -
    Quỳnh Nhai hiện có hơn 10.000 ha mặt nước lòng hồ, đây là lợi thế để huyện phát triển nuôi cá lồng và đánh bắt thủy sản. Với sản lượng thủy sản nuôi và đánh bắt lớn, các HTX, hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện đã từng bước phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương, xây dựng thương hiệu cá sông Đà của Quỳnh Nhai.
  • 'Chung tay xóa nghèo ở xã đặc biệt khó khăn

    Chung tay xóa nghèo ở xã đặc biệt khó khăn

    Xã hội -
    Những năm qua, huyện Mai Sơn đã huy động hiệu quả các nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn, giúp hộ nghèo từng bước nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
  • 'Nông dân Sơn La tích cực chuyển đổi số

    Nông dân Sơn La tích cực chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp đang được nông dân trong tỉnh tích cực triển khai, áp dụng từ quy trình sản xuất đến quảng bá, kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, nâng cao giá trị sản phẩm, hướng tới hình thành nền sản xuất nông nghiệp hiện đại.
  • 'HTX tiêu biểu trong sản xuất nông nghiệp

    HTX tiêu biểu trong sản xuất nông nghiệp

    Kinh tế -
    Với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hỗ trợ nhau tiêu thụ sản phẩm, liên kết phát triển bền vững, HTX nông nghiệp An Phú, tổ 2, phường Chiềng An, Thành phố, là HTX tiêu biểu của tỉnh, đã tạo việc làm, thu nhập ổn định cho các thành viên và nhiều lao động.
  • 'Ổn định sản xuất, chăm lo đời sống người lao động

    Ổn định sản xuất, chăm lo đời sống người lao động

    Xã hội -
    Những ngày tháng 5 lịch sử, cán bộ, công nhân, người lao động tại các nhà máy trên địa bàn huyện Mai Sơn đang nỗ lực thi đua, sản xuất, phấn đấu lập nhiều thành tích chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ; 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và kỷ niệm 134 năm Ngày Quốc tế lao động 1/5.
  • 'Đẩy mạnh phong trào thi đua trong cán bộ, công chức, viên chức

    Đẩy mạnh phong trào thi đua trong cán bộ, công chức, viên chức

    Xã hội -
    Công đoàn Viên chức tỉnh có 69 công đoàn cơ sở, 3.508 đoàn viên. Những năm qua, phong trào thi đua tại các công đoàn cơ sở được triển khai sâu rộng, góp phần quan trọng hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, khơi dậy ý thức trách nhiệm, sức sáng tạo trong quá trình công tác, học tập của cán bộ, đoàn viên công đoàn.
  • 'Thanh niên xung phong trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh niên xung phong trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    70  năm đã trôi qua, nhưng ký ức của những thanh niên xung phong trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn in đậm về những ngày tháng hào hùng tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ tuyến giao thông huyết mạch lên chiến trường Điện Biên Phủ. Không để một giờ “mạch máu giao thông ngừng chảy”, những thanh niên xung phong đã hiến dâng tuổi thanh xuân, xương máu, góp sức làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
  • 'Lực lượng vũ trang Sơn La trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    Lực lượng vũ trang Sơn La trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, mốc son chói lọi trong lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, là cuộc chiến không cân sức của một dân tộc nhỏ, yếu, mới thoát khỏi ách nô lệ đã đánh thắng đế quốc, thực dân sừng sỏ, hùng mạnh bậc nhất thế giới trong thế kỷ XX. Buộc thực dân Pháp phải ký vào hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 11/7/1954, công nhận nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương.