Chuyên mục trợ giúp pháp lý

Câu hỏi tình huống: Vợ chồng tôi có tổ chức đám cưới, nhưng không đăng ký kết hôn. Bây giờ sống không hòa thuận và muốn ly hôn thì có phải ra Tòa án không?

Câu hỏi tình huống: Vợ chồng tôi có tổ chức đám cưới nhưng không đăng ký kết hôn. Bây giờ sống không hòa thuận và muốn ly hôn thì có phải ra Tòa án không?

Nội dung tư vấn: Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh tư vấn, hướng dẫn như sau:

Theo quy định tại Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về việc đăng ký kết hôn thì: “Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý”. Do đó, theo thông tin anh/chị cung cấp, mặc dù đã cưới và có quan hệ chung sống vợ chồng, được hai bên gia đình đồng ý công nhận, nhưng lại chưa đăng ký kết hôn thì về mặt pháp luật, Tòa án sẽ không công nhận việc hai anh chị là vợ chồng hợp pháp. Giữa anh và chị không phát sinh các quan hệ về quyền và nghĩa vụ vợ chồng mà được giải quyết theo trường hợp nam nữ sống chung như vợ chồng.

Tại khoản 1 Điều 14 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:

“Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật Hôn nhân và Gia đình.

Việc không đăng ký kết hôn không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng, chỉ phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với con cái, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên”.

Như vậy, việc anh chị cưới nhau không đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền không làm phát sinh quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật. Do đó, khi anh chị mâu thuẫn và không muốn tiếp tục chung sống với nhau thì không phải thực hiện thủ tục chấm dứt quan hệ vợ chồng. Vì vậy, anh chị không cần ra ly hôn tại Tòa án.

Tòng Minh (Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh)
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới