Hướng đi vững chắc ở HTX nông nghiệp

Sau 4 năm thành lập, HTX Tân Thịnh, bản Ỏ, xã Mường Sai, huyện Sông Mã, đã khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, tích cực áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho các thành viên.

Để HTX đi vào hoạt động hiệu quả, ngay sau khi thành lập, Ban Giám đốc HTX đã xây dựng quy chế, kế hoạch sản xuất và định hướng tìm đầu ra cho sản phẩm; hướng dẫn các thành viên chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao, được thị trường ưa chuộng, như: Nhãn, bưởi diễn, cam vinh, cam đường canh... Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng các loại quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Hướng tới xây dựng vùng trồng cây ăn quả an toàn, HTX luôn quan tâm cử thành viên tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc, thu hái, bảo quản sau thu hoạch. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên phụ trách từng khâu công việc, như hướng dẫn kỹ thuật lai ghép, nhân giống các loại cây ăn quả, cách bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng”... Nhờ vậy, các sản phẩm của HTX bảo đảm chất lượng, mẫu mã đẹp, thị trường ưa chuộng, bán được giá cao. 

Lãnh đạo xã Mường Sai thăm mô hình trồng cây ăn quả của HTX.

Anh Lò Văn Huỳnh, Giám đốc HTX Tân Thịnh, thông tin: Đến nay, HTX có 10 thành viên, quy mô sản xuất trên 40 ha cây ăn quả các loại. Toàn bộ diện tích cây ăn quả của HTX được sản xuất theo quy trình VietGAP, hữu cơ. Năm qua, thời tiết thuận lợi, sản lượng quả các loại của HTX đạt hơn 300 tấn, chủ yếu bán trong nước; thu nhập bình quân của thành viên đạt gần 5 triệu đồng/người/tháng.

Tạo chuyển biến trong phát triển kinh tế, năm 2021, các thành viên HTX đã chuyển đổi một số diện tích nhãn chính vụ sang nhãn chín sớm, rải vụ, trồng nhãn ánh vàng. Ngoài xuất bán quả tươi, HTX còn xây dựng phương án chế biến long nhãn; vận động thành viên đầu tư công nghệ chế biến long nhãn. Việc chuyển đổi từ sấy lò truyền thống (sử dụng than củi) sang lò nhiệt, hơi và từ làm long bệt sang long xoáy. Nhờ đó, sản phẩm long nhãn có mẫu mã đẹp, chất lượng cao và được thị trường trong, ngoài tỉnh đón nhận. Đặc biệt, sản phẩm long nhãn của HTX vài năm trở lại đây còn được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Năm 2023, HTX chế biến khoảng 300 tấn long nhãn, trong đó, khoảng 30 tấn xuất sang thị trường Trung Quốc.

Ông Lò Văn Luân, thành viên HTX, chia sẻ: Khi tham gia HTX, gia đình tôi được tư vấn, định hướng chuyển đổi 4 ha ngô, sắn sang trồn cây ăn quả, chủ yếu là cây nhãn. Nâng cao thu nhập, năm 2021, gia đình chuyển đổi 1,5 ha miền thiết sang làm nhãn chín sớm. Năm 2023, gia đình thu hơn 30 tấn quả, giá bán giao động từ 20-35 nghìn đồng/kg. Ngoài tập trung phát triển cây ăn quả, gia đình còn làm nghề cơ khí, nuôi 50 con lợn thịt; thu nhập gần 500 triệu đồng/năm.

Với sự hỗ trợ về kỹ thuật của HTX, gia đình anh Tòng Văn Thim đã chuyển đổi 5 ha nhãn miền thiết sang nhãn chín sớm, rải vụ. Việc chuyển đổi đã giúp cho gia đình anh có cuộc sống khá giả.  Anh Thim, cho hay: Nhãn chín sớm cho hiệu quả kinh tế vượt trội. Tuy nhiên, làm nhãn chín sớm đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao. Thời điểm này, chúng tôi đang tập trung xử lý tưới gốc giúp câp phân hóa mầm hoa. Đảm bảo cây trồng cho năng suất, chất lượng, chúng tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ về khoa học kỹ thuật để sản xuất theo hướng hữu cơ, VietGAP, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm. 

Thành viên HTX chăm sóc diện tích nhãn chín sớm.

Nâng cao thu nhập cho thành viên, thời gian tới HTX Tân Thịnh tiếp tục đầu tư trồng cây công nghiệp; chuyển đổi một số diện tích nhãn chính vụ sang nhãn rải vụ, chín sớm và trồng nhãn ánh vàng. Đồng thời, khuyến khích thành viên HTX mở rộng các ngành nghề dịch vụ để nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Để làm được điều đó, HTX rất mong nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi; liên kết, quảng bá xúc tiến thương mại, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm.

Với định hướng cụ thể, HTX Tân Thịnh đã làm thay đổi tư duy của các thành viên từ sản xuất nhỏ lẻ, phân tán sang thâm canh tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm; liên kết khai thác lợi thế của địa phương nâng cao giá trị sản phẩm nông sản, góp phần nâng cao đời sống thành viên.

Bài, ảnh: Trần Hiền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
  • 'Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 20/5, Đoàn kiểm tra số 06, Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV năm 2024 do đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Sơn La làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức đại hội tại huyện Quỳnh Nhai.
  • 'Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Xã hội -
    Ngày 21/5/1974, lực lượng Kiểm lâm Sơn La được thành lập, trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT, lực lượng kiểm lâm Sơn La luôn đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • 'Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Khoa Giáo -
    Hiện nay, huyện Mai Sơn có 42/63 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, 10 đơn vị trường được công nhận đạt chuẩn mức độ II, 32 đơn vị trường đạt chuẩn mức độ I. Năm học 2023-2024, huyện Mai Sơn tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp theo hướng chuẩn hóa, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn.
  • 'Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Xã hội -
    Bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Phòng 9), Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã tham mưu cho lãnh đạo Viện thực hiện tốt công tác đột phá về lĩnh vực dân sự, hành chính, nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp.
  • 'Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Xã hội -
    Thuận Châu là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn của tỉnh. Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp, công tác tuyên truyền quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của các chủ rừng và nhân dân.
  • 'Rừng xanh Pạ Lò

    Rừng xanh Pạ Lò

    Xã hội -
    Trung tuần tháng 5, chúng tôi có dịp cùng cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Quỳnh Nhai trở lại bản Pạ Lò, xã Cà Nàng. Nằm ngay bên hồ sông Đà, sau cơn mưa đầu mùa, những cánh rừng trải dài khắp các sườn đồi như được thay màu xanh tươi mới. Nhiều năm qua, ở bản không còn đất trống, đồi trọc, Pạ Lò trở thành điểm sáng của huyện Quỳnh Nhai về bảo vệ, PCCCR, phát triển mô hình kinh tế dưới tán rừng và quản lý, sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng.
  • 'Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Xã hội -
    Đẩy mạnh giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho học sinh ở những khu di tích lịch sử, để từ đó, mỗi học sinh tự hào và am hiểu về lịch sử địa phương, có ý thức bảo vệ, gìn giữ những di tích lịch sử của quê hương mình, đó là những hoạt động đang được các nhà trường trên địa bàn huyện Yên Châu thực hiện.
  • 'Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, có 510 đảng viên, sinh hoạt tại 33 chi bộ trực thuộc. Những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng luôn được Đảng bộ xã quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.
  • 'Thành phố phát triển kinh tế số

    Thành phố phát triển kinh tế số

    Chuyển đổi số -
    Thúc đẩy phát triển kinh tế số, thành phố Sơn La tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và nhân dân ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng.
  • 'Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    hững năm qua, Việt Nam luôn nhất quán chính sách thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; coi con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Tuy nhiên, với động cơ thiếu trong sáng, vẫn có một số tổ chức quốc tế cố tình đưa ra những báo cáo phiến diện nhằm xuyên tạc tình hình, phủ nhận các thành tựu trong bảo vệ và thực thi quyền con người ở Việt Nam.