Nhịp sống mới bên cầu Pá Uôn

Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, nhân dân xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai đã tập trung nuôi thủy sản trên lòng hồ, phát triển cây ăn quả trên đất dốc, góp phần nâng cao thu nhập, làm thay đổi diện mạo vùng quê nông thôn mới.

Nuôi cá lồng tại HTX thủy sản Hồ Quỳnh, xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai.

Chiềng Ơn có 6 bản với hơn 3.000 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Kháng, La Ha và Thái cùng sinh sống. Với địa bàn trải rộng dọc theo lòng hồ bên cầu Pá Uôn, từ nhiều năm nay, nhân dân xã Chiềng Ơn đã tận dụng diện tích mặt nước để nuôi thủy sản với gần 1.000 lồng cá của 26 hộ và 9 HTX với 99 thành viên hoạt động trong lĩnh vực nuôi và chế biến thủy sản, tiêu biểu như: HTX thủy sản Hồ Quỳnh quy mô 200 lồng, HTX thủy sản Hợp Lực quy mô 200 lồng cá, HTX Phúc Đún quy mô 120 lồng... Sản lượng cá nuôi và thủy sản đánh bắt hàng năm của toàn xã đạt trên 700 tấn.

HTX thủy sản Hồ Quỳnh được thành lập từ năm 2014. Hiện nay, HTX đang duy trì gần 200 lồng cá với 9 thành viên. Trước đây, các thành viên của HTX nuôi nhiều loại cá khác nhau để đa dạng sản phẩm. Sau khi tìm hiểu nhu cầu thị trường, HTX chuyển hướng sang nuôi cá lăng chất lượng cao, nuôi theo quy trình an toàn. Anh Lò Văn Sơn, Phó Giám đốc HTX thủy sản Hồ Quỳnh, cho biết: Thời gian nuôi phải từ 18 tháng trở lên, đạt tiêu chuẩn từ 2 kg/con mới xuất bán ra thị trường. Trung bình mỗi lứa, HTX xuất bán khoảng 180 tấn cá lăng, tiêu thụ chủ yếu cho các cửa hàng, siêu thị lớn tại Hà Nội và ngoại tỉnh, đem lại nguồn thu nhập mỗi năm từ 200-700 triệu đồng/thành viên.

Vài năm trở lại đây, những diện tích đất đồi trước đây trồng ngô, sắn đã được nhiều hộ dân trong xã Chiềng Ơn chuyển sang trồng nhãn, xoài, dứa... Chị Điêu Thị Hằng, Bí thư chi bộ, Trưởng bản Huổi Ná, thông tin: Bản có trên 70 ha cây ăn quả, hơn 22 ha dứa nguyên liệu, kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm, tận dụng diện tích đất trống để trồng cỏ... Nhờ vậy, đời sống của nhân dân từng bước ổn định.

Chiềng Ơn hiện có gần 240 ha cây ăn quả các loại, trong đó, 160ha đã cho thu hoạch, tập trung ở các bản Huổi Ná, Đán Đăm, Đồng Tâm. Cây ăn quả đã giúp nhiều hộ thoát nghèo và ổn định cuộc sống. Chị Lò Thị Hoàng, bản Đán Đăm, chia sẻ: Gia đình tôi có 1,5 ha nhãn, xoài và 900 m2 dứa queen. Sau 3 năm trồng, cây bắt đầu cho thu hoạch, trừ chi phí, mỗi năm, vườn cây cho thu hơn 100 triệu đồng.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lò Văn Thiên, Chủ tịch UBND xã Chiềng Ơn, cho biết: Cấp ủy, chính quyền xã Chiềng Ơn tuyên truyền, khuyến khích nhân dân tận dụng mọi điều kiện thực tế để phát triển các mô hình kinh tế phù hợp. Tăng cường công tác phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp triển khai những mô hình, dự án phát triển sản xuất tại địa phương theo đúng định hướng, mục tiêu của huyện; tạo điều kiện để nhân dân được vay vốn ưu đãi khi chuyển đổi cây trồng, con nuôi, giúp bà con ổn định cuộc sống, nâng thu nhập bình quân của nhân dân trong xã đạt 39 triệu đồng/người/năm.

Đến Chiềng Ơn hôm nay, cảm nhận rõ sự thay đổi hiện diện trong màu xanh của những triền đồi trồng cây ăn quả dọc theo lòng hồ. Những nếp nhà sàn khang trang, kiên cố được dựng lên bên những con đường bê tông dẫn vào bản. Cuộc sống nơi đây đang từng ngày ổn định, bà con cùng nhau chung sức, đồng lòng xây dựng quê hương thêm đổi mới.

Bài, ảnh: Thanh Đào
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tú Nang giữ xanh rừng

    Tú Nang giữ xanh rừng

    Nằm dọc theo quốc lộ 6, xã Tú Nang, huyện Yên Châu có tổng diện tích tự nhiên 9.699 ha, nhưng địa hình chủ yếu là đồi dốc, đất canh tác ít. Những năm qua, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cấp ủy, chính quyền xã đặc biệt quan tâm công tác bảo vệ, phát triển rừng, tạo điều kiện cho người dân có thêm thu nhập từ nghề rừng.
  • 'Đảng bộ Thành phố nâng cao năng lực lãnh đạo, phát huy dân chủ, đổi mới, sáng tạo

    Đảng bộ Thành phố nâng cao năng lực lãnh đạo, phát huy dân chủ, đổi mới, sáng tạo

    Xây dựng Đảng -
    Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định mục tiêu tổng quát của nhiệm kỳ là tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, phát huy dân chủ; đổi mới, sáng tạo; tích cực thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ; huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí nâng cao; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; đảm bảo an sinh xã hội; giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh; xây dựng thành phố Sơn La phát triển xanh, nhanh và bền vững.
  • 'Tăng cường đối thoại tạo sự đồng thuận của nhân dân

    Tăng cường đối thoại tạo sự đồng thuận của nhân dân

    Xây dựng Đảng -
    Những năm qua, huyện Vân Hồ đã thực hiện tốt công tác đối thoại, giải quyết kịp thời các kiến nghị, phản ánh chính đáng, hợp pháp của nhân dân, tạo sự đồng thuận trong triển khai các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
  • 'Chung sức đảm bảo an ninh trật tự tại cơ sở

    Chung sức đảm bảo an ninh trật tự tại cơ sở

    Gương sáng bản làng -
    Năng nổ, nhiệt tình trong công tác hội, gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua, quan tâm, chăm lo đời sống hội viên... Là những nhận xét của đồng nghiệp về chị Lường Thị Thanh Thủy, Chủ tịch Hội LHPN huyện Thuận Châu. Không chỉ làm tốt trách nhiệm của mình, chị còn có nhiều đóng góp xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” tại cơ sở.
  • 'Phong trào thể dục thể thao quần chúng ở Sông Mã

    Phong trào thể dục thể thao quần chúng ở Sông Mã

    Thể thao -
    Những năm qua, huyện Sông Mã đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động thể dục, thể thao quần chúng, góp phần thúc đẩy phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, nâng cao sức khỏe và tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.
  • 'Đổi thay vùng cao gió ngàn

    Đổi thay vùng cao gió ngàn

    Kinh tế -
    Đến huyện Bắc Yên hôm nay, không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay của vùng đất nghèo khó năm xưa. Huyện đã tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế, huy động mọi nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
  • 'Tạo hình ảnh điểm đến và thương hiệu du lịch đặc trưng

    Tạo hình ảnh điểm đến và thương hiệu du lịch đặc trưng

    Du lịch -
    Vùng cao Bắc Yên được thiên nhiên ban tặng núi non hùng vĩ, khí hậu mát mẻ, biển mây trắng bồng bềnh và nét văn hóa truyền thống đặc sắc cộng đồng các dân tộc. Những cảnh đẹp đang ngày càng cuốn hút du khách thập phương đến những địa danh mới nổi như: săn mây Tà Xùa, trải nghiệm “Sống lưng khủng long”, thăm hang vợ chồng A Phủ, ngắm ruộng bậc thang Xím Vàng. Khai thác lợi thế, huyện Bắc Yên đang từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững.
  • 'Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, xây dựng huyện Bắc Yên phát triển bền vững

    Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, xây dựng huyện Bắc Yên phát triển bền vững

    Xã hội -
    Cách đây 60 năm, ngày 17/8/1964, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 128-QĐ/CP tách huyện Phù Yên thuộc tỉnh Nghĩa Lộ thành 2 huyện Phù Yên và Bắc Yên. Ngày 29/9/1964, Ban Thường vụ tỉnh ủy Nghĩa Lộ ban hành Quyết nghị số 67-QN/TU thành lập Ban Chấp hành lâm thời huyện Bắc Yên. Ngày 20/10/1964, huyện Bắc Yên chính thức đi vào hoạt động. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu sự ra đời và phát triển của huyện.