Thúc đẩy bình đẳng giới - nâng cao hiệu quả kinh tế

Nâng cao quyền năng, vị thế kinh tế - xã hội và khả năng thích ứng của phụ nữ các dân tộc tỉnh Sơn La, dự án GREAT Sơn La giai đoạn 2 chính thức khởi động, mở rộng mô hình, hệ thống thị trường. Đồng thời, lồng ghép giới, tập trung vào phát triển các ngành hàng tiềm năng lĩnh vực nông nghiệp, du lịch.

Giọng nữ

Nâng cao vai trò vị thế phụ nữ

Dự án thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch (Dự án GREAT) là một sáng kiến trong chương trình viện trợ của Chính phủ Australia dành cho Việt Nam, tổng giá trị viện trợ 67,4 triệu đô la Úc, thực hiện trong 10 năm (2017-2027) chia làm 2 giai đoạn, triển khai tại 2 tỉnh Sơn La và Lào Cai.

Dự án GREAT 1, thăm mô hình sản xuất măng tre bát độ tại huyện Vân Hồ.

Tại tỉnh Sơn La, Dự án GREAT 1 thực hiện từ năm 2017 đến năm 2022, tổng vốn đầu tư trên 202 tỷ đồng, trong đó, vốn ODA không hoàn lại trên 191 tỷ đồng; vốn đối ứng gần 11 tỷ đồng. Giai đoạn này, dự án đã áp dụng nhiều giải pháp sáng tạo, hiệu quả xây dựng, phát triển hệ thống thị trường trong các ngành hàng nông nghiệp, du lịch, tăng quyền năng kinh tế cho phụ nữ, đặc biệt phụ nữ dân tộc thiểu số.

Điển hình, triển khai dự án huyện Vân Hồ, thành lập 3 HTX, 9 tổ hợp tác, gần 700 phụ nữ dân tộc thiểu số các xã: Xuân Nha, Tân Xuân và Chiềng Xuân tham gia vào tổ hợp tác cung ứng măng an toàn. Các thành viên được đào tạo, hướng dẫn thu hái, chế biến măng rừng tự nhiên, đảm bảo tiêu chuẩn hữu cơ; hỗ trợ dụng cụ phục vụ chế biến, nhà xưởng, nhà sấy năng lượng mặt trời; liên kết sản xuất tiêu thụ các công ty xuất khẩu; tư vấn, hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm, đưa lên sàn thương mại điện tử... 

Chế biến măng tại xã Xuân Nha, huyện Vân Hồ.

Ngoài ra, một số mô hình lĩnh vực nông nghiệp được nhân rộng trong và ngoài huyện Vân Hồ, như: Liên kết sản xuất cây gai xanh AP1, cây măng bát độ; hỗ trợ hình thành, mở rộng chuỗi liên kết tiêu thụ rau an toàn; hỗ trợ 29 doanh nghiệp, HTX quy mô nhỏ do nữ làm chủ mở rộng kinh doanh, áp dụng mô hình kinh doanh số. Hỗ trợ áp dụng khoa học kỹ thuật tăng sản lượng, giá trị, như: Công nghệ tưới tiêu thông minh vận hành trên điện thoại thông minh; trồng, chăm sóc, xử lý ra hoa theo thời điểm mong muốn; sản xuất rau ăn lá ngắn ngày an toàn sử dụng màng phủ vải không dệt Pass lite; xây dựng nhà màng sản xuất rau, nhà sấy năng lượng mặt trời; hỗ trợ liên kết tiêu thụ sản phẩm...

Mô hình trồng cây gai xanh tại huyện Vân Hồ.

Về lĩnh vực du lịch triển khai trên địa bàn huyện Mộc Châu, dự án hỗ trợ vận hành mô hình du lịch cộng đồng bản Tà Số, xã Chiềng Hắc; hỗ trợ 17 hộ làm dịch vụ homestay bản Vặt, xã Mường Sang nâng cấp mô hình du lịch cộng đồng; hỗ trợ kỹ thuật vận hành chợ đêm du lịch tại Thị trấn Nông trường Mộc Châu. Xây dựng và xuất bản cuốn sách “Cẩm nang du lịch Mộc Châu”, “Quy trình phát triển du lịch cộng đồng”, Website “Du lịch Tà Số”. Tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý, làm dịch vụ các tổ, nhóm homestay, văn nghệ…

Kết thúc giai đoạn 1, Dự án GREAT Sơn La đạt con số ấn tượng: Tỷ lệ nữ nông dân cải thiện thu nhập đạt 90%; tỷ lệ phụ nữ hưởng lợi tự tin đạt 86%, vượt chỉ tiêu 6%; 97% phụ nữ hưởng lợi tham gia vào việc ra quyết định trong gia đình; phụ nữ lãnh đạo tổ nhóm vượt 37%; doanh nghiệp do nữ làm chủ hoặc lãnh đạo vượt 15% so với mục tiêu; tổng huy động vốn đầu tư từ khu vực tư nhân cho các cơ hội kinh doanh đem lại lợi nhuận, bền vững và bao trùm đạt 6 triệu USD, đạt 100% kế hoạch...

Khởi động dự án giai đoạn 2

Dự án GREAT 2 triển khai từ năm 2023 đến năm 2027, trên địa bàn 12 huyện, thành phố, tổng vốn đầu tư hơn 250 tỷ đồng, trong đó: Vốn ODA không hoàn lại 236 tỷ đồng, vốn đối ứng từ ngân sách tỉnh 1,5 tỷ đồng. Dự án có 3 hợp phần chính: Phát triển hệ thống thị trường lĩnh vực nông nghiệp và du lịch tỉnh; chiến lược hỗ trợ 4 vấn đề xuyên suốt (tiếp cận tài chính, chuyển đổi số, phát triển doanh nghiệp do nữ làm chủ, truyền thông thay đổi hành vi); hỗ trợ xây dựng, hoàn thiện và thực thi chính sách.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh và Tham tán Hợp tác phát triển, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam ký, bàn giao biên bản hợp tác.

Trong phát triển nông nghiệp, dự án tập trung kỹ năng, đào tạo người sản xuất là phụ nữ gắn với quan hệ đối tác theo chuỗi giá trị, như: Mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng; gia tăng giá trị sản phẩm các tổ chức do phụ nữ lãnh đạo thông qua việc thành lập nhóm sản xuất, xây dựng năng lực; hợp tác tập hợp sản phẩm, chế biến, tiếp thị; liên kết, phát triển hợp tác kinh doanh thông qua thiết lập củng cố hợp đồng thương mại giữa bên sản xuất và tiêu thụ; cải thiện các dịch vụ kèm theo và quản lý chuỗi cung ứng của các tác nhân trong chuỗi giá trị.

Mô hình trồng mắc ca tại xã Chiềng Khay, huyện Quỳnh Nhai.

Đối với phát triển du lịch, dự án huy động các bên liên quan trong cộng đồng, khu vực công, tư nhân phối hợp quản lý điểm đến; thử nghiệm, hoàn thiện các mô hình và cơ chế khả thi để phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia vào quy hoạch điểm đến; thử nghiệm các mô hình hợp tác công bằng, minh bạch cùng đầu tư vào các điểm đến có giá trị cao; thúc đẩy du lịch có trách nhiệm, phát triển sản phẩm bảo tồn văn hóa truyền thống; nâng cao chất lượng, sự phù hợp của các dịch vụ đào tạo phụ nữ dân tộc thiểu số... Bên cạnh đó, dự án  tập trung hỗ trợ xây dựng, hoàn thiện, thực thi chính sách cấp tỉnh, giải quyết các vấn đề bất bình đẳng giới; hỗ trợ kỹ thuật triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia và các chiến lược ngành hàng có lồng ghép giới tốt hơn...

Về nguồn lực, Dự án GREAT 2 không hỗ trợ kinh phí trực tiếp cho dự án hay người dân tham gia dự án mà chủ yếu hỗ trợ về mặt kỹ thuật, nên việc sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí của nhà tài trợ cần được Tư vấn dự án và Ban quản lý dự án của tỉnh tính toán cụ thể, giúp dự án thực hiện đạt mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.

 

 

 

Minh Thu
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tú Nang giữ xanh rừng

    Tú Nang giữ xanh rừng

    Nằm dọc theo quốc lộ 6, xã Tú Nang, huyện Yên Châu có tổng diện tích tự nhiên 9.699 ha, nhưng địa hình chủ yếu là đồi dốc, đất canh tác ít. Những năm qua, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cấp ủy, chính quyền xã đặc biệt quan tâm công tác bảo vệ, phát triển rừng, tạo điều kiện cho người dân có thêm thu nhập từ nghề rừng.
  • 'Đảng bộ Thành phố nâng cao năng lực lãnh đạo, phát huy dân chủ, đổi mới, sáng tạo

    Đảng bộ Thành phố nâng cao năng lực lãnh đạo, phát huy dân chủ, đổi mới, sáng tạo

    Xây dựng Đảng -
    Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định mục tiêu tổng quát của nhiệm kỳ là tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, phát huy dân chủ; đổi mới, sáng tạo; tích cực thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ; huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí nâng cao; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; đảm bảo an sinh xã hội; giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh; xây dựng thành phố Sơn La phát triển xanh, nhanh và bền vững.
  • 'Tăng cường đối thoại tạo sự đồng thuận của nhân dân

    Tăng cường đối thoại tạo sự đồng thuận của nhân dân

    Xây dựng Đảng -
    Những năm qua, huyện Vân Hồ đã thực hiện tốt công tác đối thoại, giải quyết kịp thời các kiến nghị, phản ánh chính đáng, hợp pháp của nhân dân, tạo sự đồng thuận trong triển khai các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
  • 'Chung sức đảm bảo an ninh trật tự tại cơ sở

    Chung sức đảm bảo an ninh trật tự tại cơ sở

    Gương sáng bản làng -
    Năng nổ, nhiệt tình trong công tác hội, gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua, quan tâm, chăm lo đời sống hội viên... Là những nhận xét của đồng nghiệp về chị Lường Thị Thanh Thủy, Chủ tịch Hội LHPN huyện Thuận Châu. Không chỉ làm tốt trách nhiệm của mình, chị còn có nhiều đóng góp xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” tại cơ sở.
  • 'Phong trào thể dục thể thao quần chúng ở Sông Mã

    Phong trào thể dục thể thao quần chúng ở Sông Mã

    Thể thao -
    Những năm qua, huyện Sông Mã đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động thể dục, thể thao quần chúng, góp phần thúc đẩy phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, nâng cao sức khỏe và tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.
  • 'Đổi thay vùng cao gió ngàn

    Đổi thay vùng cao gió ngàn

    Kinh tế -
    Đến huyện Bắc Yên hôm nay, không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay của vùng đất nghèo khó năm xưa. Huyện đã tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế, huy động mọi nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
  • 'Tạo hình ảnh điểm đến và thương hiệu du lịch đặc trưng

    Tạo hình ảnh điểm đến và thương hiệu du lịch đặc trưng

    Du lịch -
    Vùng cao Bắc Yên được thiên nhiên ban tặng núi non hùng vĩ, khí hậu mát mẻ, biển mây trắng bồng bềnh và nét văn hóa truyền thống đặc sắc cộng đồng các dân tộc. Những cảnh đẹp đang ngày càng cuốn hút du khách thập phương đến những địa danh mới nổi như: săn mây Tà Xùa, trải nghiệm “Sống lưng khủng long”, thăm hang vợ chồng A Phủ, ngắm ruộng bậc thang Xím Vàng. Khai thác lợi thế, huyện Bắc Yên đang từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững.
  • 'Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, xây dựng huyện Bắc Yên phát triển bền vững

    Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, xây dựng huyện Bắc Yên phát triển bền vững

    Xã hội -
    Cách đây 60 năm, ngày 17/8/1964, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 128-QĐ/CP tách huyện Phù Yên thuộc tỉnh Nghĩa Lộ thành 2 huyện Phù Yên và Bắc Yên. Ngày 29/9/1964, Ban Thường vụ tỉnh ủy Nghĩa Lộ ban hành Quyết nghị số 67-QN/TU thành lập Ban Chấp hành lâm thời huyện Bắc Yên. Ngày 20/10/1964, huyện Bắc Yên chính thức đi vào hoạt động. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu sự ra đời và phát triển của huyện.