Đặc sản vịt cổ xanh ở Chiềng La

Nắm bắt được xu hướng tiêu dùng ưu chuộng các thực phẩm đặc sản, tháng 4/2024, xã Chiềng La, huyện Thuận Châu, đã triển khai mô hình nuôi vịt cổ xanh. Qua đánh giá bước đầu, mô hình mang lại hiệu quả kinh tế và đang được nhân rộng trên địa bàn.

Giọng nữ

Vịt cổ xanh là giống vịt bản địa, có khả năng kháng bệnh cao, thích nghi với điều kiện môi trường tự nhiên. Trước đây, các hộ dân trong xã chủ yếu nuôi nhỏ lẻ phục vụ gia đình, nên vịt được nuôi thả tự nhiên và thức ăn chủ yếu là ngô, sắn, cây chuối… Vịt cổ xanh ở Chiềng La có đặc điểm là cổ rụt, chân nhỏ lùn, cổ và đầu thường có lông khoang. Khi vịt trưởng thành chỉ nặng khoảng 1,6-1,8 kg; xương nhỏ, thịt chắc, ngọt và có vị thơm riêng biệt.

Lãnh đạo xã trao đổi với nhóm “Hỗ trợ kết nối và tiêu thụ sản phẩm nông sản Chiềng La”.

Tham gia mô hình có 5 hộ, quy mô 700 con vịt cổ xanh. Quá trình nuôi, các hộ được hướng dẫn cách chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh nên đàn vịt phát triển khỏe mạnh. Theo chia sẻ của các hộ tham gia thì nuôi vịt cổ xanh không đòi hỏi kỹ thuật cao. Sau khi ấp nở, vịt được úm từ 15 đến 20 ngày tuổi thì chuyển nuôi thường. Khi vịt được 60 ngày tuổi sử dụng ngô bột và cám gạo cho vịt ăn để tạo nạc. Đa phần vịt được nuôi theo hình thức bán chăn thả ở các ao, hồ; 100% các hộ tham gia mô hình không nuôi công nghiệp. 

Mô hình nuôi vịt ở Chiềng La bước đầu cho hiệu quả kinh tế.

Ông Quàng Văn Linh, bản Nưa, nói: Gia đình nuôi 100 con vịt cổ xanh. Sau 4 tháng nuôi, gia đình xuất bán với giá 198 nghìn đồng/con; nếu sơ chế và hút chân không bán có giá là 225 nghìn đồng/con. Nuôi vịt cổ xanh không mất nhiều công và chi phí. Với 100 con, sau trừ chi phí, thu lãi 3 triệu đồng. 

Sau khi tham quan, học hỏi, thấy mô hình nuôi vịt cổ xanh hiệu quả, tháng 6, anh Quàng Văn Mạnh, bản Cát Lót, đã đầu tư 100 con vịt cổ xanh giống về nuôi. Anh Mạnh cho biết: Quá trình nuôi, tôi thực hiện nghiêm quy trình tiêm phòng dịch bệnh, nhất là tiêm vắc-xin cho vịt con vào giai đoạn 3 và 7 ngày tuổi. Khi vịt được 30 ngày tuổi, tôi chăn thả ở ao để đàn vịt được bơi lội, tìm kiếm thêm thức ăn như cá, cua, ốc... Trời tối, vịt được lùa về chuồng và cho ăn thêm rau, ngô. Nhờ cách nuôi này, vịt cổ xanh phát triển khỏe mạnh, nhanh lớn, thịt săn chắc và thơm. Dự kiến tháng 9, đàn vịt sẽ xuất chuồng.

Hỗ trợ người dân trong tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm, xã Chiềng La đã thành lập nhóm “Hỗ trợ kết nối và tiêu thụ sản phẩm nông sản Chiềng La” gồm 10 thành viên do Hội Phụ nữ, Hội Nông dân và Đoàn thanh niên xã phụ trách. Theo đó, nhóm tập trung hướng dẫn chuyển giao khoa học kỹ thuật; giám sát quá trình nuôi; quảng bá giới thiệu sản phẩm trên mạng xã hội như zalo, facebook. Nhóm đang phối hợp với đơn vị chuyên môn xây dựng tem truy xuất nguồn gốc. Qua mã quét, người tiêu dùng sẽ truy xuất được nguồn gốc, xuất xứ cũng như quy trình nuôi của vịt bản của các hộ dân ở Chiềng La. 
Thời điểm này, các hộ tham gia mô hình đã cơ bản xuất bán hết lứa một và đang vào giống lứa thứ hai. Theo đánh giá của UBND xã, mô hình chăn nuôi vịt bản phù hợp với điều kiện tự nhiên trên địa bàn. Vịt bản Chiềng La có chất lượng thịt ngon được khách hàng đón nhận. Theo tính toán, sau khi trừ các chi phí giống, thức ăn, nhân công… thì 100 con vịt sẽ cho thu lãi 3 triệu đồng. Đây là nguồn thu nhập tăng thêm của hộ dân. Đến nay, ngoài 5 hộ ban đầu, đã có thêm 6 hộ dân đăng ký tham gia nuôi vịt cổ xanh tập trung ở các bản: Song, Cát Lót, Nưa, Chiềng La…

Lãnh đạo xã thăm mô hình vịt ở bản Song.

Ông Lò Văn Hỏa, Chủ tịch UBND xã, cho biết: Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục tuyên truyền, vận động và hỗ trợ bà con tiếp cận các nguồn vốn vay để mở rộng quy mô chăn nuôi. Phối hợp tổ chức tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, liên kết theo hướng VietGAP, từng bước đưa vịt bản Chiềng La trở thành sản phẩm OCOP. Đồng thời, định hướng cho các hộ liên kết đầu tư máy ấp trứng để chủ động con giống, tăng quy mô đàn, góp phần bảo tồn và duy trì nguồn giống bản địa.

Mô hình nuôi vịt bản ở Chiềng La bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế. Hy vọng mô hình sẽ được nhân rộng để “thương hiệu” vịt Chiềng La được biết đến nhiều hơn.

Trần Hiền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tú Nang giữ xanh rừng

    Tú Nang giữ xanh rừng

    Nằm dọc theo quốc lộ 6, xã Tú Nang, huyện Yên Châu có tổng diện tích tự nhiên 9.699 ha, nhưng địa hình chủ yếu là đồi dốc, đất canh tác ít. Những năm qua, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cấp ủy, chính quyền xã đặc biệt quan tâm công tác bảo vệ, phát triển rừng, tạo điều kiện cho người dân có thêm thu nhập từ nghề rừng.
  • 'Đảng bộ Thành phố nâng cao năng lực lãnh đạo, phát huy dân chủ, đổi mới, sáng tạo

    Đảng bộ Thành phố nâng cao năng lực lãnh đạo, phát huy dân chủ, đổi mới, sáng tạo

    Xây dựng Đảng -
    Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định mục tiêu tổng quát của nhiệm kỳ là tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, phát huy dân chủ; đổi mới, sáng tạo; tích cực thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ; huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí nâng cao; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; đảm bảo an sinh xã hội; giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh; xây dựng thành phố Sơn La phát triển xanh, nhanh và bền vững.
  • 'Tăng cường đối thoại tạo sự đồng thuận của nhân dân

    Tăng cường đối thoại tạo sự đồng thuận của nhân dân

    Xây dựng Đảng -
    Những năm qua, huyện Vân Hồ đã thực hiện tốt công tác đối thoại, giải quyết kịp thời các kiến nghị, phản ánh chính đáng, hợp pháp của nhân dân, tạo sự đồng thuận trong triển khai các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
  • 'Chung sức đảm bảo an ninh trật tự tại cơ sở

    Chung sức đảm bảo an ninh trật tự tại cơ sở

    Gương sáng bản làng -
    Năng nổ, nhiệt tình trong công tác hội, gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua, quan tâm, chăm lo đời sống hội viên... Là những nhận xét của đồng nghiệp về chị Lường Thị Thanh Thủy, Chủ tịch Hội LHPN huyện Thuận Châu. Không chỉ làm tốt trách nhiệm của mình, chị còn có nhiều đóng góp xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” tại cơ sở.
  • 'Phong trào thể dục thể thao quần chúng ở Sông Mã

    Phong trào thể dục thể thao quần chúng ở Sông Mã

    Thể thao -
    Những năm qua, huyện Sông Mã đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động thể dục, thể thao quần chúng, góp phần thúc đẩy phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, nâng cao sức khỏe và tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.
  • 'Đổi thay vùng cao gió ngàn

    Đổi thay vùng cao gió ngàn

    Kinh tế -
    Đến huyện Bắc Yên hôm nay, không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay của vùng đất nghèo khó năm xưa. Huyện đã tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế, huy động mọi nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
  • 'Tạo hình ảnh điểm đến và thương hiệu du lịch đặc trưng

    Tạo hình ảnh điểm đến và thương hiệu du lịch đặc trưng

    Du lịch -
    Vùng cao Bắc Yên được thiên nhiên ban tặng núi non hùng vĩ, khí hậu mát mẻ, biển mây trắng bồng bềnh và nét văn hóa truyền thống đặc sắc cộng đồng các dân tộc. Những cảnh đẹp đang ngày càng cuốn hút du khách thập phương đến những địa danh mới nổi như: săn mây Tà Xùa, trải nghiệm “Sống lưng khủng long”, thăm hang vợ chồng A Phủ, ngắm ruộng bậc thang Xím Vàng. Khai thác lợi thế, huyện Bắc Yên đang từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững.
  • 'Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, xây dựng huyện Bắc Yên phát triển bền vững

    Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, xây dựng huyện Bắc Yên phát triển bền vững

    Xã hội -
    Cách đây 60 năm, ngày 17/8/1964, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 128-QĐ/CP tách huyện Phù Yên thuộc tỉnh Nghĩa Lộ thành 2 huyện Phù Yên và Bắc Yên. Ngày 29/9/1964, Ban Thường vụ tỉnh ủy Nghĩa Lộ ban hành Quyết nghị số 67-QN/TU thành lập Ban Chấp hành lâm thời huyện Bắc Yên. Ngày 20/10/1964, huyện Bắc Yên chính thức đi vào hoạt động. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu sự ra đời và phát triển của huyện.