Đầu tư hạ tầng thúc đẩy công nghiệp chế biến nông sản

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp chế biến nông sản tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, cơ sở hạ tầng phục vụ công nghiệp chế biến của tỉnh đang ngày càng được cải thiện, nâng cấp, góp phần thu hút các nhà đầu tư, thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông sản của tỉnh.

Giọng nữ
Công nhân Trung tâm chế biến rau, quả Doveco Sơn La trong ca sản xuất
Ảnh: PV

Phát triển giao thông - mở rộng giao thương

Với phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”, giai đoạn 2021-2023, các huyện, thành phố đã cứng hóa 801 tuyến đường, có chiều dài 527 km, tổng kinh phí đầu tư trên 799 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ gần 648 tỷ đồng; nhân dân đóng góp trên 151 tỷ đồng. Hiện nay, 79 xã đạt tiêu chí về giao thông theo Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh đó, tỉnh đã sửa chữa, thảm bê tông nhựa trên 164 km tuyến quốc lộ, láng nhựa trên 50 km đường tỉnh, xử lý 8 điểm đen, 11 điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông; bố trí, sử dụng và quản lý kinh phí duy tu, bảo dưỡng thường xuyên hệ thống đường huyện, đường xã, phục vụ nhu cầu giao thương, thúc đẩy thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh.

Hiện nay, tỉnh đang chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công tuyến nối quốc lộ 37 huyện Bắc Yên với quốc lộ 279D huyện Mường La, đi qua địa bàn 5 xã còn lại trên địa bàn tỉnh chưa được cứng hóa, gồm: Xã Chim Vàn, Pắc Ngà, huyện Bắc Yên và xã Chiềng Công, Chiềng Ân, Chiềng Hoa, huyện Mường La, hình thành tuyến đường dọc sông Đà, thuận lợi kết nối giao thương với các tỉnh Hòa Bình, Yên Bái, Lai Châu.

Đặc biệt, tỉnh Sơn La đang triển khai các bước thực hiện Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La, dự kiến hoàn thành đưa vào khai thác năm 2028. Dự án Cảng hàng không Nà Sản được đưa vào quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đang triển khai các bước lựa chọn đơn vị tư vấn, lập đồ án quy hoạch chi tiết.

Đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp

Theo Quyết định số 1676/QĐ-TTg ngày 25/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Sơn La thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Sơn La có 5 khu công nghiệp (KCN). Trong đó, giai đoạn từ nay đến 2030, có KCN Mai Sơn và KCN Vân Hồ; giai đoạn đến năm 2050 có thêm KCN Yên Châu, KCN Lóng Sập, huyện Mộc Châu và KCN Chiềng Khương, huyện Sông Mã.

Mô hình Khu công nghiệp Vân Hồ.

Bám sát định hướng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, tập trung xúc tiến, thu hút đầu tư vào KCN đối với các lĩnh vực có lợi thế. Từ năm 2021 đến nay, Ban Quản lý khu công nghiệp tỉnh tiếp nhận 5 hồ sơ đề xuất dự án đầu tư vào KCN Mai Sơn, nâng tổng số dự án cấp chủ trương đầu tư lên 7 dự án, tổng vốn đăng ký 923 tỷ đồng, tỷ lệ lấp đầy 37%. Trong đó, 3 dự án đang hoạt động, gồm: Nhà máy chế biến nông sản BHL Sơn La; Trạm chiết nạp gas Petrolimex; Nhà máy chế biến lâm sản Thanh Nhung.

Cùng với đó, tỉnh tập trung chỉ đạo, rà soát, quy hoạch mở mới, cải tạo, nâng cấp các trục đường kết nối đến khu, cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh, tích hợp vào quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, bảo đảm tính đồng bộ trong triển khai thực hiện. Đến nay, tuyến đường vào KCN Vân Hồ được phê duyệt đang triển khai thi công; đường vào KCN Mai Sơn đã tổng hợp vào dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN Mai Sơn giai đoạn II trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đường vào CCN Gia Phù, huyện Phù Yên, CCN Bó Bun, huyện Mộc Châu thường xuyên được quan tâm sửa chữa, bảo trì.

Tăng giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông sản

Hiện nay, tỉnh Sơn La có 87 chợ, 1 trung tâm thương mại, 4 siêu thị, 3 chuỗi cửa hàng, siêu thị chuyên doanh và 16 cửa hàng tiện ích WinMart+... Tỉnh đang tích hợp vào quy hoạch 2 trung tâm logistics tại huyện Mai Sơn, Mộc Châu, quy mô 10 ha/trung tâm; 2 chợ đầu mối nông sản tại thành phố Sơn La, quy mô 6 ha và  tại huyện Mai Sơn, quy mô 10 ha. Các hồ thủy lợi mới được đầu tư như Hồ thủy lợi bản Mòng, dung tích 10 triệu m3, hồ thủy lợi Chiềng Dong dung tích 3,9 triệu m3...

Gian trưng bày các sản phẩm nông sản đặc trưng, tiêu biểu của huyện Sông Mã.

Toàn tỉnh có 9 cơ sở sơ chế cà phê nhân theo quy mô công nghiệp; 7 cơ sở sản xuất chè truyền thống; 3 cơ sở sản xuất chè chất lượng cao; 2 nhà máy chế biến tinh bột sắn công suất 300 tấn/ngày; 6 cơ sở chế biến rau, quả; 2 nhà máy chế biến sữa; 1 nhà máy chế biến đường... Giá trị sản xuất CNCB nông sản năm 2023 của tỉnh đạt trên 4.960 tỷ đồng, tăng 6,66%; giá trị nông sản chế biến tham gia xuất khẩu đạt gần 160 triệu USD, tăng 6,42% so với năm 2022.

Mục tiêu đến năm 2025, giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông sản đạt 6.500 tỷ đồng; thu hút đầu tư, hoàn thành đi vào hoạt động ít nhất 9 nhà máy chế biến nông sản; các sở, ban, ngành, địa phương tập trung tham mưu cho tỉnh sắp xếp, cân đối, lồng ghép, bố trí các nguồn vốn đầu tư thực hiện các dự án phát triển kết cấu hạ tầng, phục vụ phát triển nông nghiệp, CNCB nông sản, góp phần xây dựng tỉnh Sơn La trở thành Trung tâm chế biến nông sản của vùng Tây Bắc.

Minh Thu
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đầu tư hạ tầng thúc đẩy công nghiệp chế biến nông sản

    Đầu tư hạ tầng thúc đẩy công nghiệp chế biến nông sản

    Kinh tế -
    Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp chế biến nông sản tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, cơ sở hạ tầng phục vụ công nghiệp chế biến của tỉnh đang ngày càng được cải thiện, nâng cấp, góp phần thu hút các nhà đầu tư, thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông sản của tỉnh.
  • 'Thực hiện tiêu chí quy hoạch trong xây dựng nông thôn mới

    Thực hiện tiêu chí quy hoạch trong xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Trong xây dựng nông thôn mới, tiêu chí số 1 về quy hoạch và thực hiện quy hoạch có vai trò rất quan trọng, là tiền đề để triển khai thực hiện các tiêu chí khác. Với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp chính quyền và sự tham gia tích cực của các sở, ngành, đơn vị tư vấn, đến nay, 100% các xã trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành phê duyệt quy hoạch.
  • 'Mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao ở Ngọc Chiến

    Mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao ở Ngọc Chiến

    Kinh tế -
    Khai thác tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu và lao động, HTX rau, hoa công nghệ cao Ngọc Chiến, bản Đông Xuông, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau, củ, quả an toàn, theo chuỗi liên kết, mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động địa phương.
  • 'Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp

    Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp

    Xã hội -
    Giúp hội viên phát triển kinh tế gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, khẳng định vai trò, vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội, những năm qua, Hội LHPN tỉnh đã triển thực hiện hiệu quả Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” theo Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
  • 'Giúp người lầm lỡ tái hòa nhập cộng đồng

    Giúp người lầm lỡ tái hòa nhập cộng đồng

    Xã hội -
    Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg ngày 17/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù là chính sách giúp người chấp hành xong án phạt tù ổn định đời sống, hòa nhập với cộng đồng. Tại huyện Vân Hồ, chương trình đã được Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện triển khai từ năm 2023, mang đến cơ hội cho người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn phát triển kinh tế, vươn lên trong cuộc sống, trở thành người có ích cho xã hội.