Những ngày đầu năm học mới ở Huổi Luông

Bản Huổi Luông, xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp, một năm trước cuộc sống của đồng bào bị xáo trộn bởi một số đối tượng theo tà đạo "Bà Cô Dợ" gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần của nhân dân, nhất là việc học của trẻ trong bản. Câu chuyện đáng buồn đó đã lùi vào quá khứ. Bây giờ, sân trường đầy nắng, đọng đầy tiếng cười trong trẻo của con trẻ trong những ngày đầu năm học mới.

Một góc bản Huổi Luông.

Những ngày đầu năm học mới, chúng tôi trở lại Huổi Luông. Bản có hơn 70 hộ dân, với trên 500 nhân khẩu dân tộc Mông. Huổi Luông nằm giữa đại ngàn vùng biên giới của Tổ quốc. Cao là vậy nhưng ngay từ đầu bản, chúng tôi đã nghe thấy tiếng học sinh lớp tiểu học đọc bài mới, xen lẫn là tiếng bi bô tập hát của mấy bé mầm non.

Điểm trường tiểu học Huổi Luông.

Thầy giáo Mùa A Thái, giáo viên Trường PTDT bán trú TH&THCS Mường Lèo, người đã gắn bó với điểm trường tiểu học Huổi Luông đã nhiều năm nay, chia sẻ: Điểm trường có 5 lớp học, với hơn 80 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. Có 5 giáo viên, nhưng có thầy cô lại không biết tiếng Mông nên việc dạy học rất khó, trong khi đó việc tiếp thu bài của các cháu lại hạn chế, bởi phụ huynh mải đi làm nương nên thường không quan tâm việc học của con trẻ.

Cũng theo thầy giáo Thái, mặc dù nhà lớp học đã được xây dựng, nhưng vẫn thiếu nhà vệ sinh cho học sinh, bàn ghế xuống cấp, dụng cụ học tập còn thiếu nhiều. Bây giờ đã có điện lưới, nên trường mong muốn được hỗ trợ máy chiếu phục vụ giảng dạy để học sinh dễ tiếp thu hơn.

Giờ học toán của thầy trò điểm trường tiểu học Huổi Luông.

Các giáo viên đều ở xa nên việc sinh hoạt gặp bất tiện. Đầu tuần đến lớp, các giáo viên mang thực phẩm cho cả tuần vì đường xa và phải ở lại lớp học. Cũng vì đường đến trường khó đi nên những học sinh cách trường 3 cây số thường mất cả tiếng đồng hộ mới đến được lớp. Khi mưa nhiều cháu không đến lớp được, thầy giáo phải đến tận nhà đón học trò của mình để không cháu nào phải nghỉ học.

Chúng tôi sang thăm điểm trường mầm non bản Huổi Luông, Trường mầm non Biên Cương, xã Mường Lèo, nằm cạnh điểm trường tiểu học. Điểm trường này có 3 lớp học, với 56 học sinh ở độ tuổi từ 1-5. Cô giáo Quàng Thị Tẩn đã gắn bó với nghề dạy trẻ 12 năm nay, nhà ở trung tâm xã, cách điểm trường 20 km.

Cô Tẩn bảo: Điểm trường này đã có điện từ 2 năm nay. Hơn nữa, từ đầu năm nay bản có sóng điện thoại, việc liên lạc thuận tiện hơn nhiều. Tuy nhiên, nước sinh hoạt còn thiếu, mùa khô thiếu nước phải xuống tận suối cách trường vài km để lấy nước sử dụng, cũng may một số người dân đã thay nhau giúp chúng tôi gánh nước về dùng. Đồ dùng học tập phần lớn là do các cô giáo tự chế từ phế liệu.

Một lớp học tại điểm trường mầm non Huổi Luông.

Cô giáo Tẩn thông tin thêm: Cách đây hơn 1 tháng, nhà trường đã kết nối với Đồn Biên phòng Mường Lèo để xây nhà bán trú, nhà vệ sinh trị giá gần 300 triệu đồng theo hình thức xã hội hóa ngay trong tháng 10 này. Như vậy, trẻ sẽ được hưởng đầy đủ chế độ bán trú và có cơ hội hưởng thụ chất lượng giáo dục tốt hơn.

Nhắc lại câu chuyện từ năm 2019, Huổi Luông có một số hộ theo tà đạo "Bà Cô Dợ", khiến cuộc sống của nhân dân bị xáo trộn. Việc học của trẻ cũng vì thế mà bị ảnh hưởng rất nhiều, bởi bố mẹ các cháu xảy ra xích mích, một số vợ chồng ly hôn nên việc học của con trẻ bị gián đoạn.

Ông Lò Văn Chủ, Chủ tịch UBND xã Mường Lèo, chia sẻ: Chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng của huyện, lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn xã tuyên truyền, vận động các đối tượng từ bỏ việc sinh hoạt, truyền đạo trái phép. Đến nay, bản đã không còn hộ nào theo “đạo lạ” nữa. Dân bản đã ổn định cuộc sống. Trẻ em đã yên tâm học hành hơn.

Việc học của con trẻ ở Huổi Luông không chỉ có các thầy cô giáo các trường dạy, mà còn có cán bộ Bộ đội Biên phòng tham gia. Thiếu tá Nguyễn Văn Hồng, Đồn Biên phòng Mường Lèo, đã “4 cùng” với dân bản Huổi Luông từ nhiều năm nay, chia sẻ: Chúng tôi đã phối hợp với một số tổ chức từ thiện tặng thực phẩm, dụng cụ sinh hoạt gia đình, nông cụ, đồ dùng học tập, sách vở cho gia đình học sinh nghèo. Ngoài ra, chúng tôi còn phân công cán bộ tham gia các lớp xóa mù chữ ở bản, đến nay chỉ còn vài người mù chữ. Đồng thời, tham gia cùng giáo viên đến từng nhà dân vận động học sinh ra lớp. Vì thế sĩ số học sinh các bậc học luôn duy trì 100%.

Huổi Luông hôm nay dòng điện lưới đã thắp sáng mọi nhà, sóng điện thoại đã phủ khắp bản, tuyến đường lên bản đang dần hình thành. Với tinh thần đoàn kết của dân bản, sự quan tâm của các cấp, thầy và trò ở Huổi Luông sẽ có cơ hội nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần xây dựng tương lai tươi sáng cho bản làng.

Huyền Trang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
  • 'Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 20/5, Đoàn kiểm tra số 06, Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV năm 2024 do đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Sơn La làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức đại hội tại huyện Quỳnh Nhai.
  • 'Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Xã hội -
    Ngày 21/5/1974, lực lượng Kiểm lâm Sơn La được thành lập, trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT, lực lượng kiểm lâm Sơn La luôn đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • 'Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Khoa Giáo -
    Hiện nay, huyện Mai Sơn có 42/63 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, 10 đơn vị trường được công nhận đạt chuẩn mức độ II, 32 đơn vị trường đạt chuẩn mức độ I. Năm học 2023-2024, huyện Mai Sơn tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp theo hướng chuẩn hóa, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn.
  • 'Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Xã hội -
    Bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Phòng 9), Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã tham mưu cho lãnh đạo Viện thực hiện tốt công tác đột phá về lĩnh vực dân sự, hành chính, nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp.
  • 'Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Xã hội -
    Thuận Châu là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn của tỉnh. Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp, công tác tuyên truyền quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của các chủ rừng và nhân dân.
  • 'Rừng xanh Pạ Lò

    Rừng xanh Pạ Lò

    Xã hội -
    Trung tuần tháng 5, chúng tôi có dịp cùng cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Quỳnh Nhai trở lại bản Pạ Lò, xã Cà Nàng. Nằm ngay bên hồ sông Đà, sau cơn mưa đầu mùa, những cánh rừng trải dài khắp các sườn đồi như được thay màu xanh tươi mới. Nhiều năm qua, ở bản không còn đất trống, đồi trọc, Pạ Lò trở thành điểm sáng của huyện Quỳnh Nhai về bảo vệ, PCCCR, phát triển mô hình kinh tế dưới tán rừng và quản lý, sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng.
  • 'Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Xã hội -
    Đẩy mạnh giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho học sinh ở những khu di tích lịch sử, để từ đó, mỗi học sinh tự hào và am hiểu về lịch sử địa phương, có ý thức bảo vệ, gìn giữ những di tích lịch sử của quê hương mình, đó là những hoạt động đang được các nhà trường trên địa bàn huyện Yên Châu thực hiện.
  • 'Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, có 510 đảng viên, sinh hoạt tại 33 chi bộ trực thuộc. Những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng luôn được Đảng bộ xã quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.
  • 'Thành phố phát triển kinh tế số

    Thành phố phát triển kinh tế số

    Chuyển đổi số -
    Thúc đẩy phát triển kinh tế số, thành phố Sơn La tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và nhân dân ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng.
  • 'Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    hững năm qua, Việt Nam luôn nhất quán chính sách thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; coi con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Tuy nhiên, với động cơ thiếu trong sáng, vẫn có một số tổ chức quốc tế cố tình đưa ra những báo cáo phiến diện nhằm xuyên tạc tình hình, phủ nhận các thành tựu trong bảo vệ và thực thi quyền con người ở Việt Nam.