Bình yên Hang Táu

Tạm xa không khí ồn ào, náo nhiệt nơi phố thị, chúng tôi đến khu Hang Táu, thuộc bản Tà Số, xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, nơi được du khách ví như “làng nguyên thủy” để cảm nhận vẻ hoang sơ, bình yên, đầy quyến rũ vùng đất này. 

Giọng nữ

Hang Táu nằm trong thung lũng thuộc bản Tà Số, cách trung tâm Mộc Châu gần 20 km. Nơi đây nổi bật với bãi cỏ xanh mướt, những căn nhà gỗ của đồng bào dân tộc Mông tạo thành khu biệt lập, được bao bọc bởi cánh rừng ngút ngàn. Hang Táu không có điện, không sóng di động, không internet và còn rất hoang sơ, khung cảnh nơi đây như một thảo nguyên thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Hang Táu góc nhìn từ trên cao.

Ông Mùa A Lữ, Bí thư chi bộ, Trưởng bản Tà Số, cho biết: Hang Táu, tiếng Mông có nghĩa là lòng chảo, bãi bằng. Nơi đây vốn là bãi chăn thả gia súc của bà con trong bản. Mấy năm gần đây, khi Tà Số thành điểm du lịch cộng đồng, với khung cảnh hoang sơ và trữ tình, Hang Táu được nhiều du khách tìm đến để tận hưởng không khí trong lành và ghi lại những bức ảnh đẹp với núi rừng, bà con đồng bào dân tộc Mông.

Du khách "check in" trước khi vào Hang Táu.
Nhiều gia đình lựa chọn Hang Táu làm điểm đến thư giãn cuối tuần.

Từ bản Tà Số đến khu Hang Táu phải vượt qua khoảng 5km đường dốc đá, gập ghềnh. Cung đường đến Hang Táu đẹp nhất vào mùa xuân với một bên là núi, bên đồng xanh, đi xuyên qua những thung lũng với những mảng màu rực rỡ của hoa mận trắng, hoa cải vàng dưới bầu trời xanh thẳm... 

Hang Táu được ví là "làng nguyên thủy".

Dưới thung lũng, Hang Táu hiện lên bình yên, thơ mộng với bãi cỏ mênh mông, những nếp nhà truyền thống của bà con dân tộc Mông. Du khách được hòa mình với thiên nhiên, cảm nhận không khí trong lành, mát mẻ của thảo nguyên; nghe thanh âm của núi rừng. Ngoài lưu lại những bức ảnh với cảnh vật, con người nơi đây, du khách còn được trải nghiệm các hoạt động trong đời sống thường ngày của người Mông, như: Tham gia trồng trọt, chăn nuôi, đào măng, học cách thêu của đồng bào; tham gia các trò chơi dân tộc Mông, như đánh tu lu, ném pao; hay thưởng thức bánh dày nướng nóng hổi, nhâm nhi chén rượu ngô nồng đượm...

Du khách trải nghiệm các trò chơi truyền thống ở Hang Táu.
Du khách vui đùa trên bãi cỏ Hang Táu.

Phát triển du lịch bền vững, với sự hỗ trợ của huyện Mộc Châu, tháng 8/2023, HTX Du lịch Hang Táu được thành lập, đây là mô hình do đồng bào dân tộc Mông khai thác dịch vụ du lịch đầu tiên của huyện Mộc Châu. Anh Mùa A Cho, Giám đốc HTX Du lịch Hang Táu, cho biết: HTX hiện có 20 hộ thành viên đều ở Hang Táu. Các thành viên HTX phục vụ đưa đón khách tham quan, trải nghiệm khu vực Hang Táu, liên kết với các gia đình làm homestay trong bản Tà Số, phục vụ ăn, nghỉ khi du khách có nhu cầu. Chúng tôi quyết tâm giữ gìn cảnh quan thiên nhiên hoang sơ và những nét văn hóa truyền thống để phát triển du lịch và quảng bá tới du khách trong nước và quốc tế.

Hang Táu có 100% đồng bào dân tộc Mông sinh sống.

Dù thành lập chưa lâu, nhưng với sức hút của cảnh quan thiên nhiên cùng nét độc đáo trong văn hóa, ẩm thực, HTX Du lịch Hang Táu đã và đang phát huy hiệu quả,  HTX đón bình quân 3.000 lượt khách/tháng, doanh thu bình quân đạt khoảng 100 triệu đồng/tháng.

Say sưa khám phá, lưu lại những khoảnh khắc đẹp ở Hang Táu, chị Nguyễn Thúy Lan, du khách đến từ thành phố Hà Nội, chia sẻ: Ở nơi đây mọi thứ đều rất hoang sơ, không khí trong lành, thoáng mát; người dân thân thiện tạo cho chúng tôi cảm giác bình yên, xua tan mọi căng thẳng, mệt mỏi. Chắc chắn tôi sẽ cùng bạn bè trở lại khám phá vùng đất này.

 Hang Táu được nhiều du khách lựa chọn khi đến Mộc Châu.

Với vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng Hang Táu đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong hành trình khám phá Mộc Châu - điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu Châu Á và thế giới.

Việt Anh - Duy Tùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tuổi trẻ BĐBP xung kích, sáng tạo, quyết thắng

    Tuổi trẻ BĐBP xung kích, sáng tạo, quyết thắng

    Quốc phòng -
    Những năm qua, tuổi trẻ lực lượng Bộ đội Biên phòng Sơn La đã phát huy vai trò xung kích trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới; tham gia xây dựng “Thế trận biên phòng toàn dân” vững chắc, góp phần phát triển kinh tế, xã hội khu vực biên giới của tỉnh, xây dựng được hình ảnh đẹp người lính quân hàm xanh.
  • 'Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

    Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

    Xã hội -
    Những năm qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh đã phối hợp với các đơn vị triển khai chương trình phẫu thuật miễn phí cho trẻ bị khuyết tật khe hở môi, khe hở vòm miệng trên địa bàn tỉnh, mang lại nụ cười và cho các em một tương lai tốt đẹp hơn.
  • 'Người giữ nghề rèn truyền thống ở bản Pặt Pháy

    Người giữ nghề rèn truyền thống ở bản Pặt Pháy

    Gương sáng bản làng -
    Là thế hệ thứ 3 trong gia đình có nghề rèn truyền thống, lò rèn của gia đình ông Vì Văn Xiên, bản Pặt Pháy, xã Dồm Cang, huyện Sốp Cộp, vẫn sớm tối “đỏ lửa” trong gần 40 năm qua. Với những bí quyết gia truyền, sản phẩm rèn có độ tinh xảo, sắc và bền, được nhiều khách hàng ưa chuộng.
  • 'Cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI

    Cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI

    Cải cách hành chính -
    PAPI là Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam nhằm đo lường và so sánh trải nghiệm, cảm nhận của người dân về hiệu quả, chất lượng thực thi chính sách, cung cấp dịch vụ công của chính quyền địa phương. Thời gian qua, chính quyền các cấp trong tỉnh đã đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công vụ, góp phần nâng chỉ số PAPI tỉnh Sơn La năm 2023 vươn lên đứng thứ 30/63 tỉnh, thành phố, tăng 17 bậc so với năm 2022.
  • 'Xây dựng và phát triển các sản phẩm cá sông Đà

    Xây dựng và phát triển các sản phẩm cá sông Đà

    Kinh tế -
    Quỳnh Nhai hiện có hơn 10.000 ha mặt nước lòng hồ, đây là lợi thế để huyện phát triển nuôi cá lồng và đánh bắt thủy sản. Với sản lượng thủy sản nuôi và đánh bắt lớn, các HTX, hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện đã từng bước phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương, xây dựng thương hiệu cá sông Đà của Quỳnh Nhai.
  • 'Chung tay xóa nghèo ở xã đặc biệt khó khăn

    Chung tay xóa nghèo ở xã đặc biệt khó khăn

    Xã hội -
    Những năm qua, huyện Mai Sơn đã huy động hiệu quả các nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn, giúp hộ nghèo từng bước nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
  • 'Nông dân Sơn La tích cực chuyển đổi số

    Nông dân Sơn La tích cực chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp đang được nông dân trong tỉnh tích cực triển khai, áp dụng từ quy trình sản xuất đến quảng bá, kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, nâng cao giá trị sản phẩm, hướng tới hình thành nền sản xuất nông nghiệp hiện đại.
  • 'HTX tiêu biểu trong sản xuất nông nghiệp

    HTX tiêu biểu trong sản xuất nông nghiệp

    Kinh tế -
    Với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hỗ trợ nhau tiêu thụ sản phẩm, liên kết phát triển bền vững, HTX nông nghiệp An Phú, tổ 2, phường Chiềng An, Thành phố, là HTX tiêu biểu của tỉnh, đã tạo việc làm, thu nhập ổn định cho các thành viên và nhiều lao động.
  • 'Ổn định sản xuất, chăm lo đời sống người lao động

    Ổn định sản xuất, chăm lo đời sống người lao động

    Xã hội -
    Những ngày tháng 5 lịch sử, cán bộ, công nhân, người lao động tại các nhà máy trên địa bàn huyện Mai Sơn đang nỗ lực thi đua, sản xuất, phấn đấu lập nhiều thành tích chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ; 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và kỷ niệm 134 năm Ngày Quốc tế lao động 1/5.
  • 'Đẩy mạnh phong trào thi đua trong cán bộ, công chức, viên chức

    Đẩy mạnh phong trào thi đua trong cán bộ, công chức, viên chức

    Xã hội -
    Công đoàn Viên chức tỉnh có 69 công đoàn cơ sở, 3.508 đoàn viên. Những năm qua, phong trào thi đua tại các công đoàn cơ sở được triển khai sâu rộng, góp phần quan trọng hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, khơi dậy ý thức trách nhiệm, sức sáng tạo trong quá trình công tác, học tập của cán bộ, đoàn viên công đoàn.
  • 'Thanh niên xung phong trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh niên xung phong trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    70  năm đã trôi qua, nhưng ký ức của những thanh niên xung phong trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn in đậm về những ngày tháng hào hùng tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ tuyến giao thông huyết mạch lên chiến trường Điện Biên Phủ. Không để một giờ “mạch máu giao thông ngừng chảy”, những thanh niên xung phong đã hiến dâng tuổi thanh xuân, xương máu, góp sức làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
  • 'Lực lượng vũ trang Sơn La trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    Lực lượng vũ trang Sơn La trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, mốc son chói lọi trong lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, là cuộc chiến không cân sức của một dân tộc nhỏ, yếu, mới thoát khỏi ách nô lệ đã đánh thắng đế quốc, thực dân sừng sỏ, hùng mạnh bậc nhất thế giới trong thế kỷ XX. Buộc thực dân Pháp phải ký vào hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 11/7/1954, công nhận nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương.