Chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng

Chỉ với điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng được cài đặt các ứng dụng di động, khách hàng có thể chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, kiểm tra số dư, mở mới hoặc đóng thẻ cũ, thậm chí mở tài khoản và gửi tiền... Đó là kết quả bước đầu của ngành ngân hàng Sơn La hướng tới Ngân hàng số.

Cán bộ Agribank Chi nhánh huyện Bắc Yên hướng dẫn khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử.

Toàn tỉnh hiện có 20 tổ chức tín dụng; 330 phòng, điểm giao dịch. Năm 2023, ngành ngân hàng Sơn La tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), thanh toán điện tử, thanh toán thẻ trên địa bàn. Nhờ đó, giao dịch TTKDTM tăng trưởng cả về số lượng và giá trị; hệ thống thanh toán vận hành ổn định, thông suốt, an toàn. Các sản phẩm dịch vụ ngành ngân hàng cung ứng cho khách hàng được số hóa hiện đại, góp phần hỗ trợ khả năng tiếp cận dịch vụ của khách hàng trên địa bàn.

BIDV Chi nhánh Sơn La là một trong những ngân hàng thương mại tích cực chuyển đổi số gắn với phát triển khách hàng số. BIDV đã vận động khách hàng chuyển đổi từ ATM thẻ từ sang ATM thẻ chíp, cài đặt và sử dụng ngân hàng số BIDV SmartBanking; hướng dẫn khách hàng giao dịch điện tử trực tuyến, hạn chế và giảm dần giao dịch tiền mặt, giao dịch trực tiếp tại quầy... Đồng thời, mở rộng mạng lưới hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi để mọi thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư được tiếp cận, sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng và nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Ông Nguyễn Thế Dũng, Giám đốc BIDV Chi nhánh Sơn La, cho biết: Các tính năng của ngân hàng số, gồm: Nạp tiền vào tài khoản từ nhiều nguồn; chuyển tiền trong và ngoài ngân hàng, chuyển tiền quốc tế; thanh toán hóa đơn; vay nợ ngân hàng; gửi tiền tiết kiệm; tham gia các sản phẩm tài chính đầu tư, bảo hiểm; quản lý tài chính cá nhân và doanh nghiệp... Giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí và hợp lý hóa các quy trình hoạt động và mang lại cho khách hàng những trải nghiệm tiện ích, tiết kiệm thời gian và hấp dẫn hơn.

Agribank Chi nhánh Sơn La là một trong những ngân hàng thương mại tiên phong trong chuyển đổi số, mở tài khoản và nhận biết khách hàng bằng phương thức điện tử eKYC (định danh khách hàng điện tử); cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử, ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật (QR, thẻ chíp); triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại như: Dịch vụ SMS, E Mobile banking, internet banking, ngân hàng điện tử (e banking); tăng cường chuẩn hóa, tăng tính liên thông trong ngành ngân hàng và giữa ngân hàng với các ngành, lĩnh vực khác.

Ông Vũ Văn Bằng, Giám đốc Agribank Chi nhánh Sơn La, thông tin: Agribank Chi nhánh Sơn La đang duy trì hoạt động định kỳ 45 điểm giao dịch; 3 xe ô tô chuyên dùng giao dịch lưu động tại trung tâm các xã, cụm xã; 29 máy ATM/CDM' 1 ngân hàng số' 105 POS; trên 5.670 điểm chấp nhận thanh toán bằng mã VietQR trên địa bàn toàn tỉnh. Các dịch vụ ngân hàng điện tử của Agribank đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong các giao dịch chuyển và nhận tiền trực tuyến, thanh toán hóa đơn, mua sắm... Đến ngày 8/1/2024, tổng nguồn vốn đạt trên 10.560 tỷ đồng, tổng dư nợ trên 16.400 tỷ đồng; trên 43.000 khách hàng tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, đầu tư sản xuất kinh doanh, giúp nông dân có vốn sản xuất.

Bà Nguyễn Thị Phượng, phường Chiềng Cơi, chia sẻ: Tôi đã đăng ký thông báo số tiền và trích lập thanh toán tự động hằng tháng qua tài khoản ngân hàng Agribank các khoản tiền dịch vụ của gia đình, như cước tiền điện, nước, internet... Tôi thấy ứng dụng có nhiều tiện ích, như nạp tiền vào tài khoản từ nhiều nguồn; chuyển tiền trong và ngoài ngân hàng, gửi tiền tiết kiệm, quản lý dịch vụ tài chính cá nhân và doanh nghiệp rất thuận lợi không phải đến ngân hàng xếp hàng chờ đợi như trước.

Ông Lê Cao Cường, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, cho biết: Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã và đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hướng tới ngân hàng số. Năm 2023, toàn tỉnh có 77 máy giao dịch tự động ATM/CDM, 223 điểm chấp nhận thẻ POS; lũy kế các tổ chức tín dụng phát hành gần 680 nghìn thẻ ATM; lũy kế tổng thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh đạt gần 103 ngàn tỷ đồng.

Đẩy mạnh chuyển đổi số và bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng, ngành Ngân hàng Sơn La tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp; đổi mới toàn diện hoạt động quản lý theo hướng hiện đại; phát triển các mô hình ngân hàng số, gia tăng tiện ích, trải nghiệm khách hàng, cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hướng tự động hóa quy trình... Phấn đấu đến năm 2025, ít nhất 50% các nghiệp vụ ngân hàng cho phép khách hàng thực hiện hoàn toàn trên môi trường số; 50% số người trưởng thành sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử; 70% số lượng giao dịch của khách hàng thực hiện thông qua các kênh số...

Bài, ảnh: Minh Thu
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Bắc Yên đảm bảo trật tự an toàn giao thông

    Bắc Yên đảm bảo trật tự an toàn giao thông

    An toàn giao thông -
    Bắc Yên là huyện có tuyến quốc lộ 37 đi qua và các tuyến tỉnh lộ 111, 112. Các tuyến đường có nhiều đèo, dốc cao, khúc cua nguy hiểm, cùng với đó là phương tiện tham gia giao thông ngày càng gia tăng, đòi hỏi công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) ngày càng cao. Huyện Bắc Yên đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp, với mục tiêu kéo giảm tai nạn giao thông cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương.
  • 'Sức lan tỏa từ cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc

    Sức lan tỏa từ cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc

    Văn hóa - Xã hội -
    Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc là một trong những hoạt động thực hiện Đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai trên phạm vi cả nước. Qua 4 năm tổ chức, cuộc thi được đông đảo học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh hưởng ứng, thể hiện sự sáng tạo và chia sẻ các sáng kiến, kinh nghiệm, kế hoạch hành động phát triển văn hóa đọc phù hợp với các lứa tuổi và đối tượng khác nhau, góp phần lan tỏa tình yêu đọc sách trong nhân dân.
  • 'Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số

    Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số

    Xã hội -
    Triển khai chính sách phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, huyện Mai Sơn đã tập trung đầu tư xây dựng các công trình thiết yếu, hỗ trợ sản xuất, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
  • 'Chăm lo bữa ăn bán trú cho học sinh vùng khó khăn

    Chăm lo bữa ăn bán trú cho học sinh vùng khó khăn

    Xã hội -
    Thực hiện Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ về hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn, đã giúp học sinh vùng sâu, vùng xa trong tỉnh yên tâm học tập, duy trì sĩ số và nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn.
  • 'Sông Mã nỗ lực giải ngân vốn đầu tư công

    Sông Mã nỗ lực giải ngân vốn đầu tư công

    Kinh tế -
    Năm 2024, huyện Sông Mã được giao kế hoạch vốn đầu tư công hơn 168 tỷ đồng. Đến nay, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của huyện đạt 50%, chưa đạt chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra. Khắc phục khó khăn, huyện đang tập trung triển khai nhiều giải pháp quyết liệt nhằm đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án, đảm bảo giải ngân vốn đầu tư công tại địa phương.
  • 'Hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

    Hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

    Kinh tế -
    Áp dụng các giải pháp khoa học để phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, ngày 22/4/2024, UBND tỉnh Sơn La đã ký biên bản thỏa thuận hợp tác với Viện Nghiên cứu rau, quả (Bộ NN&PTNT) triển khai thí điểm mô hình ứng dụng công nghệ thủy canh, sử dụng giá thể không dùng đất để sản xuất rau, quả an toàn. Sau 3 tháng triển khai, năng suất, chất lượng cây trồng tăng lên, môi trường được cải thiện.
  • 'Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về hải quan

    Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về hải quan

    Xã hội -
    Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hải quan tại địa bàn xã Chiềng On, huyện Yên Châu và xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, Chi cục Hải quan Sơn La tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất, nhập cảnh, thông quan hàng hóa. Đồng thời, thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.