Thêm tín hiệu tích cực từ kinh tế toàn cầu

Kinh tế thế giới đã đón nhận thêm những thông tin tích cực khi Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Trung Quốc đã vượt ngưỡng 50 điểm; lạm phát "hạ nhiệt" và mây đen đã bớt u ám với các nền kinh tế châu Âu, trong khi triển vọng kinh tế Mỹ tiếp tục sáng sủa hơn.

Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters
Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Báo cáo mới nhất do Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố ngày 30/9 cho thấy hoạt động tại các nhà máy ở nước này đã tăng lần đầu tiên trong sáu tháng.

Chỉ số PMI của lĩnh vực chế tạo Trung Quốc đã tăng từ 49,7 điểm trong tháng 8 lên 50,2 điểm trong tháng 9, cao hơn mức 50 điểm được giới chuyên gia dự báo trước đó.

Theo đó, Chỉ số PMI của lĩnh vực chế tạo Trung Quốc đã tăng từ 49,7 điểm trong tháng 8 lên 50,2 điểm trong tháng 9, cao hơn mức 50 điểm được giới chuyên gia dự báo trước đó. Ngoài các số liệu trên, các dữ liệu ngắn hạn bao gồm chi tiêu của người tiêu dùng trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh cũng được kỳ vọng tạo động lực cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Kỳ nghỉ "Tuần lễ vàng" của nước này đã bắt đầu vào ngày 29/9 và truyền thông Trung Quốc cho biết lượng hành khách đi lại bằng đường sắt trong ngày đầu của kỳ nghỉ nói trên đã đạt 20 triệu lượt - một kỷ lục tính theo ngày và cũng là khởi đầu lạc quan cho cả nền kinh tế.

Trong khi đó, một nền kinh tế lớn khác của châu Á là Hàn Quốc cũng đã xuất hiện tín hiệu phục hồi tích cực.

Theo Nhà kinh tế trưởng phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương của S&P Global Market Intelligence, ông Rajiv Biswas, kinh tế Hàn Quốc sẽ tăng trưởng 1,4% trong năm nay. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương nước này (BoK) được cho là sẽ hạ lãi suất hai lần trong năm tới. BoK đã tăng lãi suất bảy lần liên tiếp kể từ tháng 4/2022 đến tháng 1/2023 để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Liên quan đến xuất khẩu, giới phân tích cho rằng dù kinh tế Trung Quốc giảm tốc sẽ gây sức ép lên xuất khẩu của Hàn Quốc, nhưng đà giảm của xuất khẩu sẽ được hạn chế nhờ sự phục hồi nhu cầu chip của các nước khác.

Các nền kinh tế lớn của châu Âu cũng xuất hiện tín hiệu phục hồi tích cực hơn trong những tuần gần đây. Số liệu của Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS) cho biết kinh tế Xứ sở sương mù tính đến cuối quý II năm nay đã tăng trưởng hơn 1,8% so với mức trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Trong khi đó, mức tăng trưởng tương ứng của kinh tế Pháp là 1,7% và Đức là 0,2%.

Hồi tháng 8, ONS ước tính tăng trưởng kinh tế của Anh chỉ ở mức 0,2% so với mức hồi cuối năm 2019. ONS đã điều chỉnh đánh giá về nền kinh tế Anh trong 3 tháng đầu năm nay, theo đó GDP của Anh tăng 0,3% so với ước tính trước đó là 0,1%. Đánh giá này được đưa ra sau khi dữ liệu riêng được công bố vào đầu tháng này cho thấy nền kinh tế Anh suy giảm ít hơn và phục hồi nhanh sau thời kỳ đại dịch.

Ngày 29/9, Cơ quan Thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat) cho biết lạm phát trong tháng 9 của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã giảm xuống gần mức thấp nhất trong 2 năm qua.

 

Một yếu tố đáng chú ý khác là lạm phát tại châu Âu đã "hạ nhiệt" và đang giảm rõ rệt. Ngày 29/9, Cơ quan Thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat) cho biết lạm phát trong tháng 9 của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã giảm xuống gần mức thấp nhất trong 2 năm qua. Theo Eurostat, giá tiêu dùng của Eurozone đã tăng 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2021. Thông số này thấp hơn mức dự báo 4,5% mà nhiều chuyên gia phân tích đưa ra. Trước đó, lạm phát từng đạt đỉnh tại Eurozone ở mức 10,6% vào tháng 10/2022, gây quan ngại sâu sắc trên toàn Lục địa già.

Trong khi đó, triển vọng kinh tế Mỹ cũng đã sáng sủa hơn. Kể từ sau cuộc họp gần đây nhất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) hồi tháng 7, tỷ lệ lạm phát tiếp tục giảm, trong khi tăng trưởng dù chưa cao nhưng ổn định và vững chắc, thị trường việc làm khởi sắc. Tỷ lệ lạm phát lõi trong hai tháng 6 và 7, không tính giá thực phẩm và năng lượng vốn biến động, ở mức thấp nhất trong gần 2 năm. Nhiều chuyên gia nhận định diễn biến nền kinh tế Mỹ hiện nay là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách của FED thêm một lần "rà phanh" lãi suất.

Tuy nhiên, dù các tín hiệu tích cực đã xuất hiện nhiều hơn, song các nền kinh tế lớn trên thế giới vẫn đối mặt nhiều thách thức.

Tại Trung Quốc, đầu tư trong lĩnh vực bất động sản tiếp tục sụt giảm do khủng hoảng đe dọa triển vọng phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Trong tháng 8, giá nhà mới tại Trung Quốc giảm với tốc độ nhanh nhất trong 10 tháng và đầu tư bất động sản giảm tháng thứ 18 liên tiếp. Trong khi đó, nguy cơ lạm phát "nóng" trở lại đang đe dọa hầu hết các nền kinh tế trên toàn cầu khi giá dầu tăng mạnh trong quý vừa qua và giá gạo đã tăng phi mã. Chốt phiên giao dịch ngày 27/9 tại thị trường New York, giá dầu thô của Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong hơn 1 năm qua. Cụ thể, giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ giao tháng 11 tăng 3,6%, lên 93,68 USD/thùng khi các nhà giao dịch dầu mỏ bắt đầu cân nhắc mức giá 100 USD.

Trong khi đó, giá gạo đã tăng lên mức cao nhất trong gần 12 năm sau khi lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ và điều kiện thời tiết bất lợi làm giảm nguồn cung lương thực thiết yếu của châu Á.

Những tín hiệu nêu trên cho thấy nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2023 đã dần được loại trừ. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, bức tranh kinh tế của thế giới vẫn đang xen nhiều mảng màu tối. Trong bối cảnh đó, kích cầu để tạo động lực phục hồi tăng trưởng và hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức quốc tế, các quốc gia để điều chỉnh chính sách tài chính, chống lạm phát, ngăn giá dầu, giá lương thực tăng phi mã… vẫn là những việc cần làm ngay.

Theo NDĐT
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1-5-1904 / 1-5-2024): Người đóng góp lớn trong công tác xây dựng Đảng

    Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1-5-1904 / 1-5-2024): Người đóng góp lớn trong công tác xây dựng Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Đồng chí Trần Phú-Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng. Cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng tuy ngắn ngủi nhưng đồng chí đã có đóng góp lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, đặc biệt là trong công tác củng cố, xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
  • 'Mường La chủ động chống hạn cho cây trồng

    Mường La chủ động chống hạn cho cây trồng

    Kinh tế -
    Thời tiết nắng nóng kéo dài, lượng mưa ít khiến mực nước trên các sông, suối, đầu mối các công trình cấp nước trên địa bàn huyện Mường La xuống rất thấp. Nhiều hồ chứa xuống dưới mực nước chết đã gây ra tình trạng hạn hán, không đủ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và phát triển, giảm năng suất cây trồng.
  • 'Chuyển đổi trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội

    Chuyển đổi trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội

    Văn hóa - Xã hội -
    Phong trào thi đua thực hiện chuyển đổi số lĩnh vực lao động, người có công và xã hội đã và đang được cán bộ, công chức, viên chức ngành Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh tích cực hưởng ứng, góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. 
  • 'Cờ Tổ quốc trong tim

    Cờ Tổ quốc trong tim

    Văn hóa - Xã hội -
    Những ngày tháng tư lịch sử, cả nước đang tưng bừng, hân hoan chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Trên khắp các tuyến phố, rực rỡ cờ hoa. Lá cờ tổ quốc tung bay trong gió, lòng người như thêm trào dâng niềm tự hào về chiến thắng vĩ đại của dân tộc. 
  • 'Mỗi bản một mô hình kinh tế

    Mỗi bản một mô hình kinh tế

    Kinh tế -
    70 mô hình trồng trọt và chăn nuôi là kết quả sau 1 năm thành phố thực hiện chủ trương “Mỗi bản một mô hình kinh tế” theo Nghị quyết số 02/NQ-TU ngày 21/01/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn, gắn với củng cố hệ thống chính trị cơ sở”. Qua đánh giá hiệu quả bước đầu, nhiều mô hình phát huy tiềm năng, lợi thế địa phương, cho hiệu quả kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
  • 'Nỗ lực đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân

    Nỗ lực đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân

    Xã hội -
    Nắng nóng kéo dài nhiều ngày qua làm nguồn nước phục vụ sinh hoạt cạn kiệt, dẫn đến thiếu nước cục bộ tại một số khu dân cư trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho người dân, Công ty cổ phần cấp nước Sơn La chỉ đạo chi nhánh cấp nước các huyện, thành phố thực hiện điều tiết nước hợp lý; tăng cường tuyên truyền nhân dân sử dụng tiết kiệm nước trong mùa khô.
  • 'Mộc Châu phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mông

    Mộc Châu phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mông

    Ảnh -
    Mộc Châu - vùng đất bốn mùa hoa thơm, trái ngọt, nơi có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, với những nét văn hóa giàu bản sắc. Đặc biệt, đồng bào Mông nơi đây đang lưu giữ nét văn hóa dân tộc đặc sắc, tạo nên sản phẩm du lịch đặc trưng riêng biệt mang thương hiệu Mộc Châu.
  • 'Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học

    Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học

    Khoa Giáo -
    Không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học, Trường THCS Pi Toong, huyện Mường La đã đổi mới công tác quản lý, phương pháp giáo dục, đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, đã đạt được những kết quả khởi sắc trong giảng dạy và học tập.
  • 'Học và làm theo Bác sát với thực tế cơ sở

    Học và làm theo Bác sát với thực tế cơ sở

    Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Đảng bộ thị trấn Sông Mã, huyện Sông Mã đã xác định những nội dung, công việc  mang tính đột phá, giải quyết được những vấn đề bức thiết, những vướng mắc trong nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
  • 'Đèo Pha Đin - Cung đường huyền thoại

    Đèo Pha Đin - Cung đường huyền thoại

    Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, cùng với ngã ba Cò Nòi, đèo Pha Đin là cung đường bị thực dân Pháp bắn phá ác liệt nhất. Song, với quyết tâm và tinh thần quả cảm, quân và dân ta đã giữ vững huyết mạch giao thông vận chuyển vũ khí và lương thực cho bộ đội từ Hòa Bình, Yên Bái qua Sơn La lên Điện Biên.