Uống nước nhớ nguồn

Những ngày tháng 7, cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể xã Chiềng Sơ, huyện Sông Mã, đã tổ chức nhiều chương trình, hoạt động tri ân những người đã cống hiến, hy sinh xương máu vì nền độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Giọng nữ
Các tổ chức đoàn thể xã dọn vệ sinh Nhà bia ghi tên liệt sĩ xã Chiềng Sơ.

Trên địa bàn xã có 96 người có công; trong đó, có 19 người được hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng. Ông Lò Trung Kiên, Phó Chủ tịch UBND xã, cho biết: Nhân Ngày Thương binh, Liệt sĩ năm nay, xã phối hợp trao 26 phần quà cho 26 người có công và thân nhân người có công; các tổ chức đoàn thể tu sửa, dọn vệ sinh nhà bia ghi tên liệt sĩ xã; các bản hỗ trợ sửa sang nhà ở; thăm hỏi, giúp đỡ gia đình người có công có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Cùng cán bộ Hội CCB đến thăm gia đình ông Tòng Văn Thâng, bản Mâm, xã Chiềng Sơ, tham gia chiến đấu tại chiến dịch Điện Biên Phủ, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhì. Ông Thâng xúc động: Những năm qua, gia đình tôi luôn nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương. Không chỉ nhận đầy đủ trợ cấp ưu đãi hằng tháng, vào những ngày lễ, tết, các đồng chí lãnh đạo huyện, xã, đoàn thể, bản đều đến tặng quà, thăm hỏi và động viên.

Hội CCB xã Chiềng Sơ tặng quà các gia đình thương binh trên địa bàn xã.

Thực hiện phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, hằng năm, các cấp ủy, chính quyền và đoàn thể xã đã thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người có công. Hằng tháng, chi trả trên 20 triệu đồng cho người có công. Từ năm 2023 đến nay, đã tổ chức thăm hỏi và tặng 52 suất quà cho các gia đình người có công, trị giá gần 40 triệu đồng. Vận động cán bộ, nhân dân tham gia ủng hộ “Quỹ đền ơn đáp nghĩa” gần 70 triệu đồng. Rà soát tình hình nhà ở của các gia đình người có công để kiến nghị với cấp trên hỗ trợ sửa chữa, xây mới; tạo điều kiện cho các gia đình chính sách tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để phát triển sản xuất.

Năm 21 tuổi, ông Dương Văn Bắc, bản Pe Tiến, xã Chiềng Sơ, xung phong lên đường nhập ngũ, được biên chế về Trung đoàn 335 Quân khu Tây Bắc, thực hiện nhiệm vụ quốc tế trên đất bạn Lào.

Năm 2018, gia đình ông được xã hoàn thiện thủ tục theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở. Ông Bắc chia sẻ: Gia đình tôi được nhà nước hỗ trợ 40 triệu đồng để làm nhà ở. Có ngôi nhà kiên cố, vững chắc, gia đình không còn lo lắng mỗi khi mưa gió nữa; yên tâm phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ấm no.

Hội CCB huyện Sông Mã và ĐVTN xã Chiềng Sơ, thăm hỏi, động viên gia đình chính sách trong xã.

Với các chính sách hỗ trợ của nhà nước, các thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng trên địa bàn xã Chiềng Sơ đã phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, là tấm gương điển hình trong phát triển triển kinh tế, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, chung tay xây dựng nông thôn mới.

Điển hình như ông Lường Văn Lịch, thương binh hạng 4/4, bản Nà Tọ. Năm 1966, ông Lịch nhập ngũ tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước; năm 1977, ông xuất ngũ trở về địa phương. Hiện nay, gia đình ông thâm canh 2 ha xoài, nhãn; mỗi năm thu hoạch hơn 17 tấn quả; nuôi 2.800 m2 ao cá, tổng thu nhập 140 triệu đồng/năm. Ông Lịch chia sẻ: Là người lính Cụ Hồ, tôi luôn tiên phong, gương mẫu trong các công việc của bản. Đồng thời, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất với các hội viên CCB chuyển đổi các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của địa phương.

Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” ở Chiềng Sơ thể hiện tình cảm, trách nhiệm, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong xã đối với những đóng góp, hy sinh của các liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, góp phần giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống cách mạng, niềm tự hào dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bài, ảnh: Nguyễn Thư
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tú Nang giữ xanh rừng

    Tú Nang giữ xanh rừng

    Nằm dọc theo quốc lộ 6, xã Tú Nang, huyện Yên Châu có tổng diện tích tự nhiên 9.699 ha, nhưng địa hình chủ yếu là đồi dốc, đất canh tác ít. Những năm qua, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cấp ủy, chính quyền xã đặc biệt quan tâm công tác bảo vệ, phát triển rừng, tạo điều kiện cho người dân có thêm thu nhập từ nghề rừng.
  • 'Đảng bộ Thành phố nâng cao năng lực lãnh đạo, phát huy dân chủ, đổi mới, sáng tạo

    Đảng bộ Thành phố nâng cao năng lực lãnh đạo, phát huy dân chủ, đổi mới, sáng tạo

    Xây dựng Đảng -
    Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định mục tiêu tổng quát của nhiệm kỳ là tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, phát huy dân chủ; đổi mới, sáng tạo; tích cực thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ; huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí nâng cao; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; đảm bảo an sinh xã hội; giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh; xây dựng thành phố Sơn La phát triển xanh, nhanh và bền vững.
  • 'Tăng cường đối thoại tạo sự đồng thuận của nhân dân

    Tăng cường đối thoại tạo sự đồng thuận của nhân dân

    Xây dựng Đảng -
    Những năm qua, huyện Vân Hồ đã thực hiện tốt công tác đối thoại, giải quyết kịp thời các kiến nghị, phản ánh chính đáng, hợp pháp của nhân dân, tạo sự đồng thuận trong triển khai các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
  • 'Chung sức đảm bảo an ninh trật tự tại cơ sở

    Chung sức đảm bảo an ninh trật tự tại cơ sở

    Gương sáng bản làng -
    Năng nổ, nhiệt tình trong công tác hội, gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua, quan tâm, chăm lo đời sống hội viên... Là những nhận xét của đồng nghiệp về chị Lường Thị Thanh Thủy, Chủ tịch Hội LHPN huyện Thuận Châu. Không chỉ làm tốt trách nhiệm của mình, chị còn có nhiều đóng góp xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” tại cơ sở.
  • 'Phong trào thể dục thể thao quần chúng ở Sông Mã

    Phong trào thể dục thể thao quần chúng ở Sông Mã

    Thể thao -
    Những năm qua, huyện Sông Mã đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động thể dục, thể thao quần chúng, góp phần thúc đẩy phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, nâng cao sức khỏe và tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.
  • 'Đổi thay vùng cao gió ngàn

    Đổi thay vùng cao gió ngàn

    Kinh tế -
    Đến huyện Bắc Yên hôm nay, không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay của vùng đất nghèo khó năm xưa. Huyện đã tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế, huy động mọi nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
  • 'Tạo hình ảnh điểm đến và thương hiệu du lịch đặc trưng

    Tạo hình ảnh điểm đến và thương hiệu du lịch đặc trưng

    Du lịch -
    Vùng cao Bắc Yên được thiên nhiên ban tặng núi non hùng vĩ, khí hậu mát mẻ, biển mây trắng bồng bềnh và nét văn hóa truyền thống đặc sắc cộng đồng các dân tộc. Những cảnh đẹp đang ngày càng cuốn hút du khách thập phương đến những địa danh mới nổi như: săn mây Tà Xùa, trải nghiệm “Sống lưng khủng long”, thăm hang vợ chồng A Phủ, ngắm ruộng bậc thang Xím Vàng. Khai thác lợi thế, huyện Bắc Yên đang từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững.
  • 'Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, xây dựng huyện Bắc Yên phát triển bền vững

    Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, xây dựng huyện Bắc Yên phát triển bền vững

    Xã hội -
    Cách đây 60 năm, ngày 17/8/1964, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 128-QĐ/CP tách huyện Phù Yên thuộc tỉnh Nghĩa Lộ thành 2 huyện Phù Yên và Bắc Yên. Ngày 29/9/1964, Ban Thường vụ tỉnh ủy Nghĩa Lộ ban hành Quyết nghị số 67-QN/TU thành lập Ban Chấp hành lâm thời huyện Bắc Yên. Ngày 20/10/1964, huyện Bắc Yên chính thức đi vào hoạt động. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu sự ra đời và phát triển của huyện.