Bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa

Là địa phương có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, địa bàn cư trú của nhiều dân tộc, những năm qua, huyện Thuận Châu luôn chú trọng quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, góp phần giáo dục truyền thống, thúc đẩy phát triển du lịch.

Giáo dục truyền thống cho học sinh tại Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Di tích lịch sử Kỳ đài Thuận Châu.

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 7 di tích, trong đó 4 di tích cấp quốc gia, gồm: Di tích lịch sử Kỳ đài Thuận Châu, thị trấn Thuận Châu; Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Mường Bám, xã Mường Bám; Di tích lịch sử Đèo Phạ Đin, xã Phổng Lái; Di tích khảo cổ Mái đá bản Mòn, xã Thôm Mòn và 3 di tích cấp tỉnh là Di tích lịch sử cầu Nà Hày, xã Thôm Mòn; Di tích lịch sử Khu căn cứ du kích Long Hẹ, xã Long Hẹ; Di tích lịch sử Khu tự trị Tây Bắc, thị trấn Thuận Châu.

Hằng năm, huyện đã ban hành các văn bản quy định về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn. Chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật đối với thực hiện chế độ, chính sách, công tác quản lý, tu bổ, tôn tạo, phát huy các giá trị di tích lịch sử, văn hóa và hoạt động bảo tồn, bảo tàng trên địa bàn.

Phối hợp với Bảo tàng tỉnh và các ngành liên quan lập quy hoạch và cắm mốc khoanh vùng bảo vệ, triển khai dự án tu bổ, tôn tạo đối với các di tích đã được xếp hạng. Đồng thời, giao công tác quản lý di tích trực tiếp cho các đơn vị và các xã có di tích. Các địa phương có di tích đều thành lập Ban quản lý di tích cấp xã do lãnh đạo UBND xã làm trưởng ban; các đoàn thể liên quan và đại diện nhân dân nơi có di tích là thành viên.

Bà Đinh Thị Minh Hoa, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Thuận Châu, cho biết: Các di tích trên địa bàn huyện luôn được quan tâm trùng tu tôn tạo bảo đảm nguyên gốc của di tích, hạn chế tình trạng xuống cấp, đảm bảo an toàn lâu dài cho công trình, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân.

Di tích lịch sử Kỳ đài Thuận Châu, nơi Bác Hồ về thăm, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ và đồng bào các dân tộc Tây Bắc ngày 7/5/1959 được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia ngày 20/4/1995. Các công trình thuộc Di tích gồm: Lễ đài và bia tưởng niệm, sân vận động huyện và Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã được đầu tư, xây dựng và có tường rào bảo vệ. Dẫn học sinh đến tham quan Di tích, cô giáo Trần Thị Hà, Trường tiểu học thị trấn Thuận Châu, cho biết: Chúng tôi mời bác cựu chiến binh đến đây nói chuyện về Di tích Kỳ đài Thuận Châu và kể cho học sinh nghe về ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4. Qua hoạt động, bồi dưỡng, giáo dục cho học sinh về truyền thống lịch sử dân tộc và tình yêu quê hương, đất nước, để các em hiểu và có ý thức giữ gìn, phát huy giá trị của Di tích.

Ông Trương Văn Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông - Văn hóa huyện Thuận Châu, chia sẻ: Là cơ quan được UBND huyện giao quản lý trực tiếp Di tích lịch sử Kỳ đài Thuận Châu, Trung tâm đã phân công cán bộ trực hằng ngày; thường xuyên quét dọn, chăm sóc cắt tỉa cây xanh. Di tích được xây dựng, tu bổ, cán bộ và nhân dân trên địa bàn huyện rất phấn khởi. Sau nhiều năm đi vào hoạt động, Di tích đã đón hàng chục nghìn lượt khách đến tham quan.

Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Mường Bám, xã Mường Bám, được xây dựng vào thế kỷ XVI, là công trình lịch sử kiến trúc nghệ thuật cổ, chứa đựng giá trị tâm linh. Tháp Mường Bám thuộc bản Lào, được xây dựng trên diện tích gần 1 ha, gồm quần thể 5 tháp: Một tháp chính và 4 tháp nhỏ. Trải qua thời gian dài, dưới tác động của yếu tố tự nhiên, di tích còn lại tháp chính và một tháp nhỏ. Với mục tiêu tu bổ, tôn tạo, phục hồi lại những kiến trúc nghệ thuật cổ của quần thể Di tích Tháp Mường Bám, năm 2018, tỉnh Sơn La đã thực hiện việc tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp di tích. Huyện Thuận Châu đã giao UBND xã Mường Bám trực tiếp quản lý và phát huy giá trị di tích.

Hiện nay, cấp ủy, chính quyền và nhân dân huyện Thuận Châu đang tiếp tục nỗ lực giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn; huy động các nguồn lực xã hội đầu tư tôn tạo, quản lý, gắn với phát triển du lịch, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân.

Nguyễn Thư
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Những ngày Bác Hồ về thăm Tây Bắc tại Sơn La năm 1959

    Những ngày Bác Hồ về thăm Tây Bắc tại Sơn La năm 1959

    Cách đây 65 năm, ngày 7/5/1959, nhân dịp kỷ niệm 5 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn cán bộ của Trung ương đã về thăm và nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ, đồng bào Khu tự trị Thái - Mèo tại Sơn La. Người đã để lại muôn vàn tình cảm thương yêu trong lòng đồng bào các dân tộc nơi đây.
  • 'Thế giới tuần qua: Triển vọng phục hồi của kinh tế toàn cầu

    Thế giới tuần qua: Triển vọng phục hồi của kinh tế toàn cầu

    Bản tin quốc tế -
    Tuần qua (29/4 - 5/5), thế giới diễn ra nhiều sự kiện đáng chú ý, trong đó những nhận định mới nhất của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy khả năng phục hồi của nền kinh tế thế giới giữa lúc phải đối mặt với những cú sốc lớn từ các cuộc xung đột địa chính trị gia tăng.
  • 'Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

    Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), trong những ngày qua, trên các trang điện tử của các tờ báo lớn như Pasaxon - Cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; Thông tấn xã Lào; Đài Phát thanh Quốc gia Lào đều có các bài viết ca ngợi về chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
  • 'Dâng hương, dâng hoa Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc và Đền thờ Bác Hồ

    Dâng hương, dâng hoa Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc và Đền thờ Bác Hồ

    Thời sự - Chính trị -
    Trong không khí hào hùng Kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024); 65 năm ngày Bác Hồ và Đoàn công tác của Trung ương về thăm, nói chuyện với đồng bào các dân tộc Tây Bắc tại Sơn La (7/5/1959 – 7/5/2024); 5 năm khánh thành Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc và 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), ngày 6/5, Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sơn La và Đoàn công tác của Bộ Quốc Phòng, tỉnh Bạc Liêu đến dâng hoa Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc và dâng hương Đền thời Bác hồ tại Quảng trường Tây Bắc, thành phố Sơn La.
  • 'Tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

    Tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

    VẤN ĐỀ HÔM NAY -
    Việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 là nhiệm vụ quan trọng, có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, tác động lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội tại địa phương, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan.
  • 'Nông dân tiêu biểu của huyện Mộc Châu

    Nông dân tiêu biểu của huyện Mộc Châu

    Gương sáng bản làng -
    Năng động, dám nghĩ, dám làm, chị Hoàng Thị Hoa, tiểu khu 30/4, xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu đã xây dựng thành công 2 sản phẩm mận sấy dẻo, xoài sấy dẻo được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, góp phần tiêu thụ nông sản cho người dân trong vùng và nâng cao thu nhập cho gia đình. Chị Hoa được vinh danh là nông dân tiêu biểu huyện Mộc Châu năm 2023.
  • 'Lãnh đạo thực hiện hiệu quả công tác mặt trận

    Lãnh đạo thực hiện hiệu quả công tác mặt trận

    Xây dựng Đảng -
    Những năm qua, Chi bộ cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mường La đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt chương trình công tác mặt trận; tuyên truyền, vận động, tập hợp củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần tạo sự đồng thuận xã hội trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, giữ vững ổn định tình hình trên địa bàn.
  • 'Thắm tình hữu nghị đặc biệt Sơn La - Hủa Phăn: 
Kỳ 2. Bản tình ca mãi vang xa

    Thắm tình hữu nghị đặc biệt Sơn La - Hủa Phăn: Kỳ 2. Bản tình ca mãi vang xa

    Đối ngoại -
    Sơn La và Hủa Phăn đều sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, giàu bản sắc văn hóa các dân tộc, con người thân thiện, mến khách. Cụ thể hóa việc liên kết, hợp tác phát triển toàn diện giữa hai tỉnh, hoạt động giao lưu văn hóa và phát triển du lịch ngày càng được mở rộng và nâng lên tầm cao mới.
  • 'Pháo binh Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    Pháo binh Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm (7/5/1954 - 7/5/2024), trong chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng pháo binh non trẻ của quân đội ta đã lập được những chiến công vang dội. Đại tướng, Tổng Tư lệnh mặt trận Võ Nguyên Giáp từng đánh giá: “Pháo binh ta tuy nhỏ, nhưng đã có một tác dụng lớn trong Chiến dịch Điện Biên Phủ”. Thắng lợi này là điển hình trong nghệ thuật sử dụng pháo binh của quân đội ta, với sức mạnh và ý chí của mình, các chiến sĩ pháo binh góp công lớn vào chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
  • 'Công an nhân dân Sơn La trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    Công an nhân dân Sơn La trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    Sau chiến dịch Tây Bắc năm 1952 thắng lợi, tỉnh Sơn La được giải phóng (trừ khu vực Nà Sản). Để tiếp tục cô lập và phân tán lực lượng địch ở tập đoàn cứ điểm Nà Sản, đầu năm 1953, ta quyết định mở chiến dịch Thượng Lào và giành thắng lợi vang dội, đập tan vành đai án ngữ Tây Bắc - Thượng Lào của thực dân Pháp, tập đoàn cứ điểm địch ở Nà Sản hoàn toàn bị cô lập. Trước nguy cơ thất bại, ngày 12/8/1953, thực dân Pháp đã rút khỏi cứ điểm Nà Sản, tỉnh Sơn La hoàn toàn được giải phóng.
  • 'Cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng"

    Cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng"

    Nằm trong chuỗi các hoạt động Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5/1954 - 7/5/2024), tối 5/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Đài truyền hình Việt Nam đã tổ chức cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng", kết nối trực tiếp với 4 điểm cầu, gồm: Thủ đô Hà Nội, tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Kon Tum và thành phố Hồ Chí Minh.