Nà Nghịu tạo việc làm cho lao động nông thôn

Những năm qua, xã Nà Nghịu, huyện Sông Mã, đã thực hiện nhiều giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn. Trong đó, phối hợp với các đơn vị tư vấn, giới thiệu việc làm; chuyển giao kỹ thuật sản xuất, hỗ trợ vay vốn ưu đãi..., giúp lao động nông thôn có việc làm ổn định, nâng cao thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững.

Cán bộ Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh tư vấn, giới thiệu việc làm lưu động cho nhân dân xã Nà Nghịu, huyện Sông Mã.

Ông Dương Hữu Hảo, Chủ tịch UBND xã Nà Nghịu, cho biết: Nà Nghịu hiện có hơn 9.000 người trong độ tuổi lao động.  Hằng năm, các tổ chức đoàn thể xã phối hợp với ban quản lý các bản rà soát, thống kê số người trong độ tuổi lao động không có việc làm, lao động chưa qua đào tạo, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng để có giải pháp tạo việc làm phù hợp.

Hằng năm, xã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, các đơn vị được cấp phép tư vấn lao động có thời hạn ở nước ngoài về xã và một số bản tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm cho trên 400 lượt người lao động. Tính từ năm 2020 đến nay, xã có hơn 1.500 lao động đi làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, như: Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hải Phòng, Bình Dương... Nhiều lao động có thu nhập khá đã thoát nghèo, mua sắm được đồ dùng sinh hoạt, sửa chữa hoặc xây mới nhà ở khang trang.

Anh Quàng Văn Kim, bản Nà Hin, xã Nà Nghịu, thông tin: Vì điều kiện gia đình còn nhiều khó khăn, đất nương sản xuất hạn chế, nên vợ chồng tôi đi làm công nhân ở Công ty TNHH Công nghệ điện tử Chee Yuen Việt Nam, thành phố Hải Phòng, thu nhập từ 8-12 triệu đồng/người/tháng. Sau 3 năm đi làm, gia đình đã thoát nghèo và xây được ngôi nhà mới khang trang.

Văn phòng đại diện Công ty cổ phần Phát triển nhân lực quốc tế Tràng An tại Sơn La tư vấn, giới thiệu việc làm cho ĐVTN xã Nà Nghịu.

Bên cạnh đó, xã vận động nhân dân canh tác hiệu quả  6.378 ha đất sản xuất nông nghiệp. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện hướng dẫn kỹ thuật cải tạo vườn tạp bằng cây nhãn ghép, xoài ghép, cam, bưởi...; chăn nuôi đại gia súc nhốt chuồng. Hiện nay, Nà Nghịu có hơn 565 ha trồng lúa, chủ yếu là giống nếp tan đỏ đặc sản; hơn 1.000 hộ trồng gần 1.250 ha cây ăn quả; trong đó, hơn 1.200 ha đã cho thu hoạch, năng suất đạt 7-8 tấn quả các loại/ha.

Từ các nguồn vốn hỗ trợ, dự án, chương trình, nguồn kinh phí của địa phương được giao hằng năm, xã đã chọn đối tượng hỗ trợ vốn phát triển sản xuất cho các quân nhân xuất ngũ; hộ nghèo; đào tạo nghề cho học sinh đã tốt nghiệp THPT... Từ năm 2022 đến nay, từ các nguồn hỗ trợ trên đã tạo việc làm ổn định cho trên 400 lao động; nhiều hộ xây dựng được mô hình kinh tế hiệu quả. Ngoài ra, trên địa bàn xã còn có 15 HTX nông nghiệp, 130 cơ sở chế biến long nhãn, giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 2.600 lao động địa phương, với mức thu nhập từ 4 - 8 triệu đồng/người/tháng.

Mỗi năm, cơ sở sản xuất long nhãn của gia đình anh Lò Văn Khuyên, bản Kéo, xã Nà Nghịu, tiêu thụ khoảng 300 tấn nhãn quả tươi để làm long nhãn sấy khô. Cơ sở đã tạo việc làm cho 20 - 30 lao động địa phương, với mức thu nhập từ 4 - 8 triệu đồng/người/tháng. Anh Khuyên chia sẻ: Năm 2018, gia đình tôi đầu tư hơn 120 triệu đồng xây dựng lò sấy long nhãn để giải quyết đầu ra cho quả nhãn của gia đình và nhân dân trong bản. Đầu ra của sản phẩm long nhãn ổn định, nhiều lao động địa phương gắn bó với cơ sở từ những ngày đầu sản xuất, có mức thu nhập phù hợp để thêm điều kiện trang trải cuộc sống.

Nghề mây, tre đan truyền thống của xã Nà Nghịu cũng thu hút nhiều lao động tham gia.

Đến nay, xã Nà Nghịu có gần 90% số người trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên. Hằng năm, từ 1-3% số hộ thoát nghèo; tỷ lệ hộ nghèo toàn xã hiện còn 10,8%. 

Với mục tiêu đến năm 2025, trên 95% số lao động có việc làm thường xuyên, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 6%, xã Nà Nghịu tiếp tục rà soát nhu cầu học nghề để tham mưu với huyện tổ chức các lớp dạy nghề lĩnh vực nông nghiệp, sửa chữa, dịch vụ; kết nối với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tạo điều kiện cho lao động có nhu cầu được đi làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; hướng dẫn nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần ổn định và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn.

Nhân dân xã Nà Nghịu chăm sóc cây ăn quả.
Bài, ảnh: Trường Sơn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đảm bảo an toàn giao thông mùa mưa lũ

    Đảm bảo an toàn giao thông mùa mưa lũ

    An toàn giao thông -
    Hằng năm, mưa lũ gây thiệt hại, hư hỏng nhiều công trình giao thông trên địa bàn tỉnh. Chủ động ứng phó với thiên tai, Sở Giao thông vận tải đã xây dựng kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; phối hợp chặt chẽ với các địa phương và các cơ quan, lực lượng chức năng bảo đảm giao thông luôn thông suốt trong mùa mưa lũ.
  • 'Chăm lo đời sống cho phụ nữ và trẻ em

    Chăm lo đời sống cho phụ nữ và trẻ em

    Xã hội -
    Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt gồm 10 dự án thành phần. Trong đó, Hội LHPN Việt Nam chủ trì Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”. Tại tỉnh Sơn La, các hoạt động của dự án đã và đang được Hội LHPN tỉnh chỉ đạo triển khai, góp phần hỗ trợ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho phụ nữ và trẻ em.
  • 'Diện mạo nông thôn mới Mường Chiên

    Diện mạo nông thôn mới Mường Chiên

    Nông thôn mới -
    Nằm cách trung tâm huyện Quỳnh Nhai 40 km, xã Mường Chiên có 3 bản với hơn 400 hộ, hơn 1.700 nhân khẩu. Bà con nơi đây luôn đoàn kết, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, đặc biệt là phát huy nội lực chung sức xây dựng nông thôn mới.
  • 'Tập trung khắc phục hạn chế trong chuyển đổi số ở Mường La

    Tập trung khắc phục hạn chế trong chuyển đổi số ở Mường La

    Chuyển đổi số -
    Năm 2023, huyện Mường La đã tập trung đẩy mạnh các giải pháp triển khai thực hiện chuyển đổi số; trong đó, tỷ lệ giải quyết hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến của huyện Mường La đạt 70,2%, tỷ lệ văn bản phát hành trên hệ thống đạt 98,3%. Tuy nhiên, theo kết quả đánh giá xếp loại của tỉnh về chuyển đổi số, huyện Mường La đạt mức trung bình, với 503,9 điểm và xếp cuối cùng trong các huyện, thành phố của tỉnh.
  • 'Sản xuất nông nghiệp theo lợi thế vùng

    Sản xuất nông nghiệp theo lợi thế vùng

    Nông nghiệp -
    Là huyện có nguồn đất đai phì nhiêu, khí hậu phù hợp với nhiều loại cây trồng, huyện Mai Sơn đã quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, chuỗi liên kết, tăng giá trị sản phẩm, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở xã Chiềng Đen

    Phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở xã Chiềng Đen

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” giai đoạn 2021-2025, xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La đã xây dựng nhiều mô hình sáng tạo, phù hợp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an trật tự và xây dựng, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh.
  • 'Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người lính quân hàm xanh

    Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người lính quân hàm xanh

    Đồn Biên phòng Chiềng Tương có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ hơn 26 km đường biên giới, 11 mốc quốc giới, thuộc địa bàn các xã Chiềng Tương, Lóng Phiêng, huyện Yên Châu. Những năm qua, cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị luôn đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trọng tâm là xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.
  • 'Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã gương mẫu

    Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã gương mẫu

    Gương sáng bản làng -
    Hơn 13 năm qua, anh Tòng Văn Thắng, Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, luôn năng động, tận tụy với công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện hiệu quả công tác quân sự, quốc phòng địa phương.
  • 'Người hâm mộ mong đợi gì ở Huấn luyện viên Kim Sang-sik?

    Người hâm mộ mong đợi gì ở Huấn luyện viên Kim Sang-sik?

    Thể thao -
    Chiều 6/5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã ký hợp đồng và công bố huấn luyện viên (HLV) trưởng đội tuyển bóng đá quốc gia và đội tuyển U23 Việt Nam là ông Kim Sang-sik (Hàn Quốc). Sau thời kỳ thành công của bóng đá Việt Nam dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang-seo, chất lượng cầu thủ không còn được như trước là nguyên nhân chính dẫn tới thất bại của HLV người Pháp Philippe Troussier. Sự góp mặt của tân HLV Kim Sang-sik được kỳ vọng sẽ lấy lại niềm tin của người hâm mộ bóng đá Việt Nam.
  • 'Nông trường Mộc Châu khắc ghi lời Bác

    Nông trường Mộc Châu khắc ghi lời Bác

    Thời sự - Chính trị -
    Trong suốt 65 năm qua, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, luôn tự hào khi được Bác Hồ về thăm vào ngày 8/5/1959. Những lời căn dặn ân cần của Bác luôn là “kim chỉ nam” dẫn đường, soi lối để đồng bào các dân tộc đoàn kết một lòng, phát huy tinh thần cần cù sáng tạo, xây dựng thảo nguyên ngày càng trù phú, văn minh.
  • 'Bản tin Podcast ngày 7/5/2024

    Bản tin Podcast ngày 7/5/2024

    Audio -
    Tin tức đáng chú ý có trong Bản tin thời sự, thứ Ba, ngày 7/5/2024: Lễ kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) • Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Mường Cai, Mường Hung • Chuẩn bị tốt công tác thông tin, tuyên truyền các hoạt động tại Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu • Yên Châu: 96,1% số cử tri đồng ý với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã • Bảng xếp hạng futsal lần đầu tiên được FIFA công bố: Việt Nam xếp thứ 33
  • 'Họp giải quyết vướng mắc thực hiện chương trình phát triển cây cao su

    Họp giải quyết vướng mắc thực hiện chương trình phát triển cây cao su

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 7/5, đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì họp giải quyết vướng mắc liên quan đến thực hiện chương trình phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh. Dự cuộc họp có lãnh đạo một số sở, ngành liên quan, các huyện trồng cây cao su của tỉnh và Công ty cổ phần cao su Sơn La.
  • 'Hội thi tìm hiểu lịch sử “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

    Hội thi tìm hiểu lịch sử “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

    Văn hoá - Xã hội -
    Ngày 7/5, Huyện đoàn Mai Sơn tổ chức Hội thi tìm hiểu lịch sử “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông” chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 07/5/2024); 65 năm ngày Bác Hồ và Đoàn công tác của Trung ương về thăm, nói chuyện với đồng bào các dân tộc Tây Bắc tại tỉnh Sơn La (7/5/1959 - 7/5/2024) và Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam các cấp, nhiệm kỳ 2024-2029.