Tín hiệu vui từ thị trường xuất khẩu nông sản an toàn

Năm 2017, tỉnh Sơn La đã xuất khẩu 7 đợt sản phẩm nông nghiệp sang thị trường Hàn Quốc, Úc, Mỹ, Pháp và các nước EU, với tổng số lượng hơn 314 tấn xoài tượng da xanh, nhãn, chanh leo tím và rau xà lách cuộn giống của Mỹ, đạt giá trị trên 80 triệu USD. Tiếp nối thành công, dự kiến kế hoạch năm 2018, xuất khẩu 1.000 tấn xoài, 1.500 tấn nhãn, chanh leo, bơ sang thị trường Úc, Nhật, Trung Quốc, giá trị nông sản xuất khẩu dự kiến đạt trên 100 triệu USD.

 

Đoàn viên thanh niên xã Mường Bú (Mường La) giúp người dân thu hái xoài xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Để đảm bảo các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng sản phẩm xuất khẩu, công tác quản lý chất lượng sản phẩm được tỉnh đặc biệt quan tâm từ khâu quy hoạch vùng trồng nông sản an toàn, hướng dẫn, giám sát sản xuất, thu hái, bảo quản, đóng gói sản phẩm tới bao bì mẫu mã. Trên địa bàn tỉnh hiện có 40 HTX trồng cây ăn quả được cấp chứng nhận VietGAP với diện tích 548 ha, sản lượng 5.463 tấn; diện tích được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn globalGAP là 8 ha trồng chanh leo tại Mộc Châu để xuất khẩu sang một số thị trường, như: Úc, Mỹ, Pháp... Có 7 HTX tại các huyện Sông Mã, Mai Sơn, Yên Châu tổ chức sản xuất theo quy trình đã được cấp mã số vùng trồng xoài, nhãn để xuất khẩu sang thị trường Úc, Mỹ với 76,1 ha; 4 HTX đã xây dựng, lập hồ sơ đăng ký đề nghị cấp mã số vùng trồng nhãn xuất khẩu gửi Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu 1 (Cục Bảo vệ thực vật) thẩm định với diện tích đề nghị 86,7 ha; đã hỗ trợ xây dựng, duy trì và phát triển 31 chuỗi quả an toàn, diện tích 675,2 ha, sản lượng hơn 8.000 tấn/năm, sản phẩm quả chủ yếu, gồm: Mận hậu, xoài, nhãn, thanh long ruột đỏ, na, chanh leo, dâu tây, bơ... Tổng diện tích rau được chứng nhận VietGAP cho 19 cơ sở với diện tích 83,58 ha với tổng sản lượng 4.622 tấn; tổng diện tích chè được chứng nhận VietGAP cho 3 cơ sở với 114,85 ha, sản lượng 572 tấn; sản xuất cà phê được tổ chức UTZ cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn UTZ cho 3.390 hộ, diện tích 6.105 ha, sản lượng 21.131 tấn/năm.

Chủ trương của tỉnh Sơn La là thực hiện đồng bộ các giải pháp tiêu thụ nông sản trên 3 thị trường chính (trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu), đảm bảo tận dụng tối đa tác động tương hỗ giữa các thị trường đảm bảo tiêu thụ được nông sản, tránh ép cấp, ép giá, đảm bảo thu nhập, phát triển kinh tế của các hộ nông dân trên địa bàn. Tỉnh đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tích cực trong việc giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông sản để thu hút các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đến hợp tác thu mua, chế biến và xuất khẩu nông sản. Đồng thời, tích cực bám sát cơ sở để chỉ đạo huy động lực lượng giúp nông dân thu hái, sơ chế và đóng gói sản phẩm trước khi xuất bán đảm bảo chất lượng. Thành lập Ban Chỉ đạo tỉnh về chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban và lãnh đạo các sở, ngành, Bí thư, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố là thành viên. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ tham mưu giúp Ban Thường vụ tỉnh ủy thống nhất chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp liên quan đến chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh. Từ đầu năm đến nay, tỉnh tổ chức nhiều cuộc họp, sâu sát từng công việc để triển khai Kế hoạch xuất khẩu từng sản phẩm nông sản. Đồng thời, tổ chức các hội thảo thu hút đầu tư; Hội nghị xúc tiến đầu tư các tỉnh Tây Bắc; Hội thi hái mận Mộc Châu; Ngày hội xoài Yên Châu; Ngày hội nhãn Sông Mã; tổ chức hội chợ nông nghiệp hằng năm trong tỉnh; tham gia hội chợ ngoài tỉnh; liên kết với Hà Nội và các tỉnh lân cận trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp... nhằm quảng bá, xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm nông sản của tỉnh. Nhờ vậy, nhiều sản phẩm nông sản của tỉnh đã có mặt tại nhiều thị trường trên thế giới, mở ra cơ hội lớn để tiêu thụ sản phẩm nông sản. 6 tháng đầu năm, tổng sản lượng xuất khẩu hơn 60.940 tấn, trong đó: 5.044 tấn trái cây các loại (xoài, mận, chuối, chanh leo, quả taki, thanh long); 600 tấn rau; 250 tấn ngô giống; 26.000 tấn cà phê; 3.962 tấn chè; 25.000 tấn tinh bột sắn; 1,7 tấn tơ tằm; 78 tấn lõi ngô ép than sinh học; 3 tấn hoa thanh long.

Việc xuất khẩu các loại nông sản cho thấy sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự thay đổi lớn về tư duy của nông dân và doanh nghiệp trong chuỗi giá trị; ngày càng xuất hiện nhiều mô hình sản xuất nông sản sạch với sự liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân. Đồng thời, khẳng định sản phẩm nông sản của Sơn La hoàn toàn có thể thâm nhập các thị trường nước ngoài với giá trị sản phẩm cao.

Anh Vũ Đăng Kế, xã Mường Bú (Mường La) có lẽ chưa bao giờ nghĩ đến việc quả xoài vườn nhà mình có thể “bước” ra khỏi Sơn La để ra thị trường thế giới. Vậy mà, nay quả xoài của gia đình anh và các hộ gia đình khác trong HTX Đoàn kết được bao tiêu, bán với giá cao hơn từ 3.000-5.000 đồng/kg so với giá bán cho thương lái, được xuất khẩu sang nước Úc, Trung Quốc. Nhờ áp dụng các quy trình sản xuất nông nghiệp an toàn cùng với liên kết với hộ sản xuất, không chỉ đem lại lợi ích đối với hộ gia đình anh Kế, mà còn đem lại thu nhập mỗi năm từ vài trăm triệu đồng đến tiền tỉ cho các hộ trồng cây ăn quả khác trên địa bàn.

Ông Lê Hoài Hưng, Giám đốc Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc cho biết: Việc nâng cao chất lượng sản phẩm là yếu tố then chốt giúp xuất khẩu nông sản liên tục tăng trưởng. Trong đó, việc quy hoạch các vùng sản xuất an toàn được các địa phương và doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Đối với chanh leo, chúng tôi đang tiến hành theo mô hình liên kết 4 nhà, nâng cao vai trò của HTX trong việc liên kết các hộ dân. Chúng tôi đang trình UBND tỉnh Đề án phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thực hiện nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KHKT chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại để đáp ứng mô hình chanh leo đạt tiêu chuẩn GLOBALGAP, phục vụ xuất khẩu vào thị trường EU.

Mở được thị trường đã khó, giữ thị trường lại càng khó hơn, vì vậy chúng ta phải khai thác tốt lợi thế, áp dụng quy trình sản xuất sạch đáp ứng những rào cản về chất lượng, đặc biệt là phải tăng cường quảng bá, nâng cao thương hiệu, giữ uy tín với các đối tác. Các doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh có sản phẩm nông sản dự kiến xuất khẩu chủ động tổ chức sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Có như vậy, việc xuất khẩu nông sản mới tiếp tục bứt phá và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị và thu nhập.

Nguyễn Yến
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Những ngày Bác Hồ về thăm Tây Bắc tại Sơn La năm 1959

    Những ngày Bác Hồ về thăm Tây Bắc tại Sơn La năm 1959

    Cách đây 65 năm, ngày 7/5/1959, nhân dịp kỷ niệm 5 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn cán bộ của Trung ương đã về thăm và nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ, đồng bào Khu tự trị Thái - Mèo tại Sơn La. Người đã để lại muôn vàn tình cảm thương yêu trong lòng đồng bào các dân tộc nơi đây.
  • 'Thế giới tuần qua: Triển vọng phục hồi của kinh tế toàn cầu

    Thế giới tuần qua: Triển vọng phục hồi của kinh tế toàn cầu

    Bản tin quốc tế -
    Tuần qua (29/4 - 5/5), thế giới diễn ra nhiều sự kiện đáng chú ý, trong đó những nhận định mới nhất của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy khả năng phục hồi của nền kinh tế thế giới giữa lúc phải đối mặt với những cú sốc lớn từ các cuộc xung đột địa chính trị gia tăng.
  • 'Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

    Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), trong những ngày qua, trên các trang điện tử của các tờ báo lớn như Pasaxon - Cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; Thông tấn xã Lào; Đài Phát thanh Quốc gia Lào đều có các bài viết ca ngợi về chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
  • 'Dâng hương, dâng hoa Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc và Đền thờ Bác Hồ

    Dâng hương, dâng hoa Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc và Đền thờ Bác Hồ

    Thời sự - Chính trị -
    Trong không khí hào hùng Kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024); 65 năm ngày Bác Hồ và Đoàn công tác của Trung ương về thăm, nói chuyện với đồng bào các dân tộc Tây Bắc tại Sơn La (7/5/1959 – 7/5/2024); 5 năm khánh thành Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc và 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), ngày 6/5, Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sơn La và Đoàn công tác của Bộ Quốc Phòng, tỉnh Bạc Liêu đến dâng hoa Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc và dâng hương Đền thời Bác hồ tại Quảng trường Tây Bắc, thành phố Sơn La.
  • 'Tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

    Tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

    VẤN ĐỀ HÔM NAY -
    Việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 là nhiệm vụ quan trọng, có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, tác động lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội tại địa phương, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan.
  • 'Nông dân tiêu biểu của huyện Mộc Châu

    Nông dân tiêu biểu của huyện Mộc Châu

    Gương sáng bản làng -
    Năng động, dám nghĩ, dám làm, chị Hoàng Thị Hoa, tiểu khu 30/4, xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu đã xây dựng thành công 2 sản phẩm mận sấy dẻo, xoài sấy dẻo được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, góp phần tiêu thụ nông sản cho người dân trong vùng và nâng cao thu nhập cho gia đình. Chị Hoa được vinh danh là nông dân tiêu biểu huyện Mộc Châu năm 2023.
  • 'Lãnh đạo thực hiện hiệu quả công tác mặt trận

    Lãnh đạo thực hiện hiệu quả công tác mặt trận

    Xây dựng Đảng -
    Những năm qua, Chi bộ cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mường La đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt chương trình công tác mặt trận; tuyên truyền, vận động, tập hợp củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần tạo sự đồng thuận xã hội trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, giữ vững ổn định tình hình trên địa bàn.
  • 'Thắm tình hữu nghị đặc biệt Sơn La - Hủa Phăn: 
Kỳ 2. Bản tình ca mãi vang xa

    Thắm tình hữu nghị đặc biệt Sơn La - Hủa Phăn: Kỳ 2. Bản tình ca mãi vang xa

    Đối ngoại -
    Sơn La và Hủa Phăn đều sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, giàu bản sắc văn hóa các dân tộc, con người thân thiện, mến khách. Cụ thể hóa việc liên kết, hợp tác phát triển toàn diện giữa hai tỉnh, hoạt động giao lưu văn hóa và phát triển du lịch ngày càng được mở rộng và nâng lên tầm cao mới.
  • 'Pháo binh Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    Pháo binh Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm (7/5/1954 - 7/5/2024), trong chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng pháo binh non trẻ của quân đội ta đã lập được những chiến công vang dội. Đại tướng, Tổng Tư lệnh mặt trận Võ Nguyên Giáp từng đánh giá: “Pháo binh ta tuy nhỏ, nhưng đã có một tác dụng lớn trong Chiến dịch Điện Biên Phủ”. Thắng lợi này là điển hình trong nghệ thuật sử dụng pháo binh của quân đội ta, với sức mạnh và ý chí của mình, các chiến sĩ pháo binh góp công lớn vào chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
  • 'Công an nhân dân Sơn La trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    Công an nhân dân Sơn La trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    Sau chiến dịch Tây Bắc năm 1952 thắng lợi, tỉnh Sơn La được giải phóng (trừ khu vực Nà Sản). Để tiếp tục cô lập và phân tán lực lượng địch ở tập đoàn cứ điểm Nà Sản, đầu năm 1953, ta quyết định mở chiến dịch Thượng Lào và giành thắng lợi vang dội, đập tan vành đai án ngữ Tây Bắc - Thượng Lào của thực dân Pháp, tập đoàn cứ điểm địch ở Nà Sản hoàn toàn bị cô lập. Trước nguy cơ thất bại, ngày 12/8/1953, thực dân Pháp đã rút khỏi cứ điểm Nà Sản, tỉnh Sơn La hoàn toàn được giải phóng.
  • 'Cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng"

    Cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng"

    Nằm trong chuỗi các hoạt động Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5/1954 - 7/5/2024), tối 5/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Đài truyền hình Việt Nam đã tổ chức cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng", kết nối trực tiếp với 4 điểm cầu, gồm: Thủ đô Hà Nội, tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Kon Tum và thành phố Hồ Chí Minh.