Phụ nữ Sơn La trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, tỉnh Sơn La giữ vị trí quan trọng, là cửa ngõ tiến vào Tây Bắc, là huyết mạch giao thông nối đồng bằng Bắc Bộ, chiến khu Việt Bắc, Khu III, Khu IV với chiến trường. Với vị trí chiến lược quan trọng đó, Sơn La cùng cả nước huy động sức người, sức của phục vụ chiến đấu, góp phần làm nên chiến thắng. Trong đó, phụ nữ Sơn La sẵn sàng tham gia chiến đấu, hy sinh, đóng góp không nhỏ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Giọng nữ
Nhân dân các dân tộc thị xã Sơn La và vùng Tây Bắc vượt qua khó khăn tiếp tế lương thực cho chiến dịch Điện Biên Phủ, năm 1954.  Ảnh: Tư Liệu

Mặc dù không trực tiếp cầm súng, nhưng các chị đã tham gia tải lương thực, phục vụ chiến dịch. Phụ nữ các dân tộc: Thái, Mông, Dao, Khơ Mú, La Ha… xuống núi “tay xách, nách mang” lợn, gà, dê, rau xanh, ngô, khoai... ủng hộ bộ đội đánh giặc. Bên cạnh đó, cán bộ phụ nữ xuống cơ sở tuyên truyền cho chị em hiểu rõ: Đi dân công là để phục vụ chiến dịch, giúp bộ đội đánh giặc giải phóng quê hương.

Tham gia phục vụ thương binh trong các bệnh viện dã chiến, thiếu thuốc, chị em tìm kiếm lá cây rừng để chữa cho thương binh. Mặc dù phải ăn khoai, sắn, củ mài thay cơm, nhưng chị em vẫn giữ đúng số lượng thóc, gạo đã được giao, tổ chức thành tổ xay giã, đội vận chuyển, sẵn sàng giúp đỡ nhau lúc cần kíp. Thóc ở hậu phương chuyển lên chưa kịp xay giã, chị em đã thức suốt đêm, địu con giã gạo mặc dù trời rét thấu xương, để có đủ gạo cho bộ đội. Ngoài ra, chị em còn vào rừng đào củ mài ăn thay cơm để dành gạo cho bộ đội ăn no đánh thắng giặc.

Sơn La nằm trên con đường huyết mạch nối liền hậu phương với mặt trận. Hiểu rõ ý nghĩa quan trọng của chiến dịch, phụ nữ các dân tộc trong tỉnh đã vận động gia đình tự nguyện đóng góp gạo, thực phẩm, trồng nhiều rau xanh cung cấp cho mặt trận, tích cực đi dân công phục vụ cho chiến trường. Trong chiến dịch này, Sơn La đã huy động 21.687 người, trong đó có 5.071 phụ nữ đi dân công, đóng góp 2.484.759 ngày công làm đường 13, đường 41, làm kho lán, bốc vác và phục vụ thương binh. Đặc biệt, phụ nữ ở Quỳnh Nhai rất dũng cảm, bom đạn địch bắn phá như mưa nhưng chị em không hề nao núng, có chị bị thương nhưng vẫn không chịu quay trở về, làm gương cho chị em khác quyết tâm đến đích...

Hưởng ứng sự vận động của Khu Hội, phụ nữ các dân tộc Sơn La đã hăng hái tham gia sửa chữa cầu đường, có 7.622 chị đã đi làm suốt 6 tháng với 685.980 công. Với khẩu hiệu “đi sớm, về muộn” chị em đã tham gia bạt tà luy, đắp đá, rải cấp phối, hót bùn... năng suất tăng 450%.

Bất chấp những hiểm nguy, nhiều nữ dân công, thanh niên xung phong còn tham gia mở đường, sửa đường. Với khẩu hiệu “bảo vệ giao thông tuyệt đối”, chị em dũng cảm đứng cạnh những quả bom nổ chậm làm dấu cho bộ đội, dân công vượt qua, nhiều người còn trực tiếp tham gia chống lầy, phá bom, đắp đường sạt lở, bắc cầu… Nhiều chị xông pha giữa bom đạn để cứu hàng, ngụy trang hàng; số khác lại túc trực ở những đoạn thác, ghềnh hiểm trở, hướng dẫn bè, mảng vượt qua an toàn. Có những đợt mưa to trôi mất cầu, các chị đã nắm tay nhau lội xuống suối, ngâm mình dưới nước, xếp lại đá để xây lại cầu, bảo đảm kế hoạch quân sự.

Chị em đã không quản gian khổ, khó khăn, cùng với anh em làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông thông suốt trên các tuyến đường, ngày đêm giữ chốt trên những trọng điểm địch bắn phá ác liệt, như: Ngã ba Cò Nòi, bến phà Tạ Khoa, đèo Pha Đin. Những lúc địch ngừng bắn, chị em cùng tham gia đào bom nổ chậm, làm lại đường, lấp hố bom để thông đường cho xe ta đi.

Cùng với đó, các chị tích cực vận động chồng, con nhập ngũ, lên đường giết giặc. Đồng bào các dân tộc Sơn La đã ủng hộ mặt trận Điện Biên Phủ 4.000 tấn gạo, 144.993 kg thịt các loại, 139.730 kg rau xanh, vượt chỉ tiêu Trung ương giao. Trong các chiến dịch làm đường, nhiều chị đã được bầu là chiến sĩ thi đua, được thưởng Huân chương hạng nhất, nhì, ba của Bộ Tổng tư lệnh. Tổng kết chiến dịch, cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc Sơn La, trong đó có sự đóng góp quan trọng của phụ nữ, đã được Hội đồng cung cấp Mặt trận Trung ương khen ngợi.

Có thể nói, phụ nữ Sơn La cùng với phụ nữ cả nước đã đóng vai trò quan trọng vào chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Chính thực dân Pháp cũng phải thừa nhận: “Các ông đã thắng vì các ông có dân, không những nam giới mà cả phụ nữ cũng có mặt ở tiền tuyến”. 70 năm đã trôi qua, nhiều phụ nữ tham gia chiến dịch Ðiện Biên Phủ đã không còn nữa, nhưng lịch sử dân tộc luôn ghi nhận những đóng góp phi thường của các chị - những người góp phần làm nên mốc son chói lọi “Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Vi Bình (CTV)
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tú Nang giữ xanh rừng

    Tú Nang giữ xanh rừng

    Nằm dọc theo quốc lộ 6, xã Tú Nang, huyện Yên Châu có tổng diện tích tự nhiên 9.699 ha, nhưng địa hình chủ yếu là đồi dốc, đất canh tác ít. Những năm qua, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cấp ủy, chính quyền xã đặc biệt quan tâm công tác bảo vệ, phát triển rừng, tạo điều kiện cho người dân có thêm thu nhập từ nghề rừng.
  • 'Đảng bộ Thành phố nâng cao năng lực lãnh đạo, phát huy dân chủ, đổi mới, sáng tạo

    Đảng bộ Thành phố nâng cao năng lực lãnh đạo, phát huy dân chủ, đổi mới, sáng tạo

    Xây dựng Đảng -
    Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định mục tiêu tổng quát của nhiệm kỳ là tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, phát huy dân chủ; đổi mới, sáng tạo; tích cực thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ; huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí nâng cao; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; đảm bảo an sinh xã hội; giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh; xây dựng thành phố Sơn La phát triển xanh, nhanh và bền vững.
  • 'Tăng cường đối thoại tạo sự đồng thuận của nhân dân

    Tăng cường đối thoại tạo sự đồng thuận của nhân dân

    Xây dựng Đảng -
    Những năm qua, huyện Vân Hồ đã thực hiện tốt công tác đối thoại, giải quyết kịp thời các kiến nghị, phản ánh chính đáng, hợp pháp của nhân dân, tạo sự đồng thuận trong triển khai các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
  • 'Chung sức đảm bảo an ninh trật tự tại cơ sở

    Chung sức đảm bảo an ninh trật tự tại cơ sở

    Gương sáng bản làng -
    Năng nổ, nhiệt tình trong công tác hội, gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua, quan tâm, chăm lo đời sống hội viên... Là những nhận xét của đồng nghiệp về chị Lường Thị Thanh Thủy, Chủ tịch Hội LHPN huyện Thuận Châu. Không chỉ làm tốt trách nhiệm của mình, chị còn có nhiều đóng góp xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” tại cơ sở.
  • 'Phong trào thể dục thể thao quần chúng ở Sông Mã

    Phong trào thể dục thể thao quần chúng ở Sông Mã

    Thể thao -
    Những năm qua, huyện Sông Mã đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động thể dục, thể thao quần chúng, góp phần thúc đẩy phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, nâng cao sức khỏe và tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.
  • 'Đổi thay vùng cao gió ngàn

    Đổi thay vùng cao gió ngàn

    Kinh tế -
    Đến huyện Bắc Yên hôm nay, không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay của vùng đất nghèo khó năm xưa. Huyện đã tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế, huy động mọi nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
  • 'Tạo hình ảnh điểm đến và thương hiệu du lịch đặc trưng

    Tạo hình ảnh điểm đến và thương hiệu du lịch đặc trưng

    Du lịch -
    Vùng cao Bắc Yên được thiên nhiên ban tặng núi non hùng vĩ, khí hậu mát mẻ, biển mây trắng bồng bềnh và nét văn hóa truyền thống đặc sắc cộng đồng các dân tộc. Những cảnh đẹp đang ngày càng cuốn hút du khách thập phương đến những địa danh mới nổi như: săn mây Tà Xùa, trải nghiệm “Sống lưng khủng long”, thăm hang vợ chồng A Phủ, ngắm ruộng bậc thang Xím Vàng. Khai thác lợi thế, huyện Bắc Yên đang từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững.
  • 'Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, xây dựng huyện Bắc Yên phát triển bền vững

    Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, xây dựng huyện Bắc Yên phát triển bền vững

    Xã hội -
    Cách đây 60 năm, ngày 17/8/1964, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 128-QĐ/CP tách huyện Phù Yên thuộc tỉnh Nghĩa Lộ thành 2 huyện Phù Yên và Bắc Yên. Ngày 29/9/1964, Ban Thường vụ tỉnh ủy Nghĩa Lộ ban hành Quyết nghị số 67-QN/TU thành lập Ban Chấp hành lâm thời huyện Bắc Yên. Ngày 20/10/1964, huyện Bắc Yên chính thức đi vào hoạt động. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu sự ra đời và phát triển của huyện.