Xây dựng cơ chế, chính sách cho công nghiệp bán dẫn

Trước những cơ hội và thách thức của ngành công nghiệp bán dẫn, Bộ Khoa học và Công nghệ xác định việc nghiên cứu và chuyển giao công nghệ là khâu quan trọng, đồng thời phối hợp với các bộ, ngành khác bảo đảm nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn.

Nghiên cứu, phát triển công nghiệp bán dẫn.
Nghiên cứu, phát triển công nghiệp bán dẫn.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang cho biết, nhiều nhà đầu tư lớn của các quốc gia phát triển đang sẵn sàng đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực chip bán dẫn. Trong quy trình sản xuất chip có 3 khâu: Thiết kế, chế tạo, đóng gói-thử nghiệm; trong đó, Việt Nam đang làm tốt khâu đóng gói-thử nghiệm, đúng hơn là công nghiệp phụ trợ cho đóng gói-thử nghiệm.

Với những cơ hội mở ra, thời gian tới Việt Nam sẽ tập trung vào khâu nào? Nhiều chuyên gia cho rằng, chúng ta cần tập trung khâu thiết kế, nhưng cũng có ý kiến cho rằng, nên mạnh dạn đầu tư vào sản xuất.

Ông Đàm Bạch Dương, Vụ trưởng Công nghệ cao (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết, hiện nay, Chính phủ, các bộ, ngành rất quan tâm đến việc đẩy mạnh ngành công nghiệp chip bán dẫn. Tuy nhiên, để phát triển ngành này phải hội tụ nhiều yếu tố về nghiên cứu, nhân lực... Chính phủ đã phân công rõ nhiệm vụ của từng bộ, ngành đối với việc xây dựng chiến lược, phát triển nhân lực. Bộ Khoa học và Công nghệ với thế mạnh cơ quan quản lý nhà nước về nghiên cứu sẽ tập trung vào việc nghiên cứu. Thông qua việc nghiên cứu, bộ sẽ tham mưu cho Chính phủ về ngành công nghiệp này nên tập trung vào phần nào, trên cơ sở nguồn lực, thực tiễn của Việt Nam để chúng ta có thể đi ngắn nhất, nhanh nhất, thành công nhất.

Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ có các chương trình khoa học và công nghệ, chùm nhiệm vụ liên quan chip bán dẫn; đề xuất các cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút các doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài nước đầu tư các phòng thí nghiệm tại Việt Nam, hoặc đầu tư các phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu, đổi mới sáng tạo trong các viện nghiên cứu, trường đại học có lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến bán dẫn; đồng thời, thu hút nguồn chất xám, công nghệ từ nước ngoài thông qua việc khuyến khích các nhà khoa học, nhà nghiên cứu Việt Nam ở nước ngoài tham gia phát triển lĩnh vực chip bán dẫn tại Việt Nam.

Trong thời gian tới, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng sẽ đẩy mạnh trong chương trình tìm kiếm, chuyển giao công nghệ, chương trình hợp tác song phương, đa phương đối với những nước có thế mạnh về khoa học và công nghệ; từ đó tạo ra các nhóm nghiên cứu có thể áp dụng, nắm bắt nhanh nhất công nghệ lõi trong lĩnh vực này.

Một số ý kiến cho rằng, từ năm 2010, sản phẩm chip bán dẫn đã được Thủ tướng Chính phủ đưa vào danh mục là một trong các sản phẩm quốc gia, tuy nhiên chúng ta chưa triển khai được một cách triệt để; do đó cần ưu tiên triển khai các chương trình khoa học, công nghệ cấp quốc gia liên quan đến chip bán dẫn. Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, sẽ phối hợp với các bộ, ngành tiếp tục tham mưu Chính phủ, Thủ tướng triển khai chương trình sản phẩm quốc gia đối với chip bán dẫn.

 

Các doanh nghiệp có thế mạnh như Viettel, FPT, CMC... và các viện nghiên cứu, trường đại học có thể phối hợp chặt chẽ hơn để tham gia vào chương trình phát triển sản phẩm quốc gia liên quan đến chip bán dẫn. Qua đó, tạo ra hệ sinh thái giữa các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp sản xuất, từ khâu thiết kế, đến chế tạo sản phẩm. Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ xây dựng các chính sách về đầu tư và hỗ trợ những trang thiết bị cho việc đo lường, kiểm định các sản phẩm chip bán dẫn theo đúng tiêu chuẩn, góp phần rút ngắn thời gian sản xuất và đầu ra sản phẩm.

Tại buổi tổng kết chương trình phối hợp giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Quốc phòng mới đây, đại diện Viettel cho biết, đơn vị này đang có dự án liên quan chip bán dẫn, và đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp xây dựng, đề xuất những chính sách đặc biệt nhằm tháo gỡ cho ngành chip bán dẫn.

Ông Đàm Bạch Dương cho biết, đây là ngành rất đặc biệt và đặc thù, do đó, nếu sử dụng các chính sách thông thường sẽ rất khó phát triển. Hiện nay, các chính sách cho ngành này nằm rải rác ở nhiều nơi. Chip bán dẫn nằm trong danh mục công nghệ cao và sản phẩm công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển, vì thế sẽ có một số ưu đãi về đầu tư. Đối với hoạt động nghiên cứu, chip bán dẫn nằm trong danh mục các sản phẩm quốc gia thì có một số ưu đãi với hoạt động nghiên cứu... Chính phủ đã giao cho các bộ, ngành nghiên cứu chính sách đồng bộ, đặc thù tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tham gia vào nghiên cứu, chế tạo, phát triển và sản xuất chip bán dẫn.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, công nghiệp bán dẫn là ngành công nghiệp nền tảng, và không chỉ có vậy, còn là ngành công nghiệp trọng yếu quốc gia trong 30-50 năm tới. Phát triển công nghiệp bán dẫn cũng là cơ hội để Việt Nam dựng lại ngành công nghiệp điện tử nước nhà (như thiết bị điện tử tiêu dùng, thiết bị điện tử y tế, thiết bị điện tử công nghiệp...), nhất là khi ngành này đang bước vào giai đoạn chuyển đổi sang thiết bị điện tử AI, thiết bị IoT. Công nghiệp bán dẫn cũng là cốt lõi của công nghiệp chuyển đổi số. Công nghiệp chuyển đổi số là thị trường lớn nhất của chip bán dẫn. Việt Nam có tới 100 triệu dân, là một thị trường lớn, lại đang ở giai đoạn phát triển nhanh, công nghiệp hóa nhanh, chuyển đổi số nhanh, tiêu dùng điện tử nhiều, cho nên sẽ là một bối cảnh thuận lợi cho ngành công nghiệp bán dẫn nước nhà...

Theo NDĐT
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Công an huyện Phù Yên đấu tranh phòng chống các loại tội phạm

    Công an huyện Phù Yên đấu tranh phòng chống các loại tội phạm

    An ninh trật tự -
    Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn huyện Phù Yên còn tiềm ẩn phức tạp, các đối tượng phạm tội sử dụng ngày càng nhiều thủ đoạn tinh vi. Công an huyện đã và đang triển khai các biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh quyết liệt với các loại tội phạm, kết hợp tuyên truyền nâng cao ý thức cảnh giác cho nhân dân trước các âm mưu, thủ đoạn của tội phạm.
  • 'Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1-5-1904 / 1-5-2024): Người đóng góp lớn trong công tác xây dựng Đảng

    Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1-5-1904 / 1-5-2024): Người đóng góp lớn trong công tác xây dựng Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Đồng chí Trần Phú-Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng. Cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng tuy ngắn ngủi nhưng đồng chí đã có đóng góp lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, đặc biệt là trong công tác củng cố, xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
  • 'Mường La chủ động chống hạn cho cây trồng

    Mường La chủ động chống hạn cho cây trồng

    Kinh tế -
    Thời tiết nắng nóng kéo dài, lượng mưa ít khiến mực nước trên các sông, suối, đầu mối các công trình cấp nước trên địa bàn huyện Mường La xuống rất thấp. Nhiều hồ chứa xuống dưới mực nước chết đã gây ra tình trạng hạn hán, không đủ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và phát triển, giảm năng suất cây trồng.
  • 'Chuyển đổi trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội

    Chuyển đổi trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội

    Văn hóa - Xã hội -
    Phong trào thi đua thực hiện chuyển đổi số lĩnh vực lao động, người có công và xã hội đã và đang được cán bộ, công chức, viên chức ngành Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh tích cực hưởng ứng, góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. 
  • 'Cờ Tổ quốc trong tim

    Cờ Tổ quốc trong tim

    Văn hóa - Xã hội -
    Những ngày tháng tư lịch sử, cả nước đang tưng bừng, hân hoan chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Trên khắp các tuyến phố, rực rỡ cờ hoa. Lá cờ tổ quốc tung bay trong gió, lòng người như thêm trào dâng niềm tự hào về chiến thắng vĩ đại của dân tộc. 
  • 'Mỗi bản một mô hình kinh tế

    Mỗi bản một mô hình kinh tế

    Kinh tế -
    70 mô hình trồng trọt và chăn nuôi là kết quả sau 1 năm thành phố thực hiện chủ trương “Mỗi bản một mô hình kinh tế” theo Nghị quyết số 02/NQ-TU ngày 21/01/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn, gắn với củng cố hệ thống chính trị cơ sở”. Qua đánh giá hiệu quả bước đầu, nhiều mô hình phát huy tiềm năng, lợi thế địa phương, cho hiệu quả kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
  • 'Nỗ lực đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân

    Nỗ lực đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân

    Xã hội -
    Nắng nóng kéo dài nhiều ngày qua làm nguồn nước phục vụ sinh hoạt cạn kiệt, dẫn đến thiếu nước cục bộ tại một số khu dân cư trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho người dân, Công ty cổ phần cấp nước Sơn La chỉ đạo chi nhánh cấp nước các huyện, thành phố thực hiện điều tiết nước hợp lý; tăng cường tuyên truyền nhân dân sử dụng tiết kiệm nước trong mùa khô.
  • 'Mộc Châu phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mông

    Mộc Châu phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mông

    Ảnh -
    Mộc Châu - vùng đất bốn mùa hoa thơm, trái ngọt, nơi có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, với những nét văn hóa giàu bản sắc. Đặc biệt, đồng bào Mông nơi đây đang lưu giữ nét văn hóa dân tộc đặc sắc, tạo nên sản phẩm du lịch đặc trưng riêng biệt mang thương hiệu Mộc Châu.