Xây dựng mối quan hệ giữa trồng cây ăn quả và nghề nuôi ong mật

Ngày 25/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật đã phối hợp với Hội ngành nghề Nông nghiệp nông thôn và Hội Khoa học kinh tế, tổ chức Hội thảo tư vấn “Mối quan hệ giữa trồng cây ăn quả với nghề nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh Sơn La”.

Hội thảo tư vấn "Mối quan hệ giữa trồng cây ăn quả và nghề nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh".

Với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng đã tạo cho Sơn La lợi thế về phát triển cây ăn quả. Từ năm 2017 đến nay, Tỉnh ủy, HĐND đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo phát triển cây ăn quả, như: Nghị quyết 28/2017/NQ-HĐND ngày 15/3/2017, quy định mức hỗ trợ cải tạo vườn tạp và trồng cây ăn quả trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 80/NQ-HĐND ngày 4/4/2018 về Đề án phát triển cây ăn quả trên địa bàn; Nghị số 06-NQ/TU ngày 21/1/2021 về phát triển công nghiệp chế biến nông sản tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030… Đến năm 2023, toàn tỉnh có 84.784 ha cây ăn quả, sản lượng ước đạt 451.779 tấn; 20.000 ha cây cà phê và trên 6.000 ha cây cao su. Ngoài ra, còn có hoa cỏ lào, hoa ngô, hoa cỏ kim, hoa ngải cứu rừng…, là những lợi thế và tiềm năng lớn để phát triển nghề nuôi ong mật của tỉnh.

Mở rộng vùng cây ăn quả là lợi thế phát triển nghề nuôi ong mật.

Đến nay, toàn tỉnh có 48 chi hội nuôi ong mật, với 2.132 hội viên, nuôi 81.740 đàn ong. 7 HTX và cơ sở sản xuất kinh doanh mật ong. Tổng sản lượng mật ong trên địa bàn 5 năm trở lại đây (2018-2022) giao động từ 3.200 đến 3.500 tấn/năm; sản lượng phấn hoa đạt 200-230 tấn/năm; sản lượng sáp ong từ 230- 250 tấn/năm. Giá trị từ mật ong và các phụ phẩm từ ong khoảng 230-250 tỷ đồng/năm. Mật ong Sơn La đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng chứng nhân nhãn hiệu tập thể năm 2014; năm 2019 sản phẩm mật ong của một số cơ sở sản xuất, nông dân được công nhận là sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.

Nông dân Sông Mã kiểm tra đàn ong mật.

Tuy nhiên, quá trình chăm sóc cây ăn quả đã sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, điều này có thể gây ảnh hưởng đến đàn ong khi hút mật, lấy phấn; khi ong hút mật làm giảm sự thụ phấn tự nhiên của cây ăn quả, nhất là những cây cần thụ phấn chéo, có hoa đực và hoa cái riêng biệt. 

Hội ngành nghề Nông nghiệp nông thôn tham luận tại Hội thảo. 

Các đại biểu đã thảo luận, đề xuất, kiến nghị với các cấp, các ngành xác định nghề nuôi ong mật nằm trong chuỗi tuần hoàn của kinh tế nông nghiệp và mật ong là sản phẩm ứng dụng công nghệ cao để hoạch định chính sách lâu dài; hình thành hệ thống liên kết phù hợp giữa các HTX nuôi ong mật với HTX trồng cây công nghiệp, cây ăn quả. Quan tâm xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhằm xác định được sản phẩm mật ong của Sơn La trên bản đồ thế giới. Nghiên cứu và đề xuất với UBND tỉnh ban hành bổ sung danh mục hỗ trợ từ chính sách của tỉnh đối với nghề nuôi ong mật. Hỗ trợ quảng bá, tìm đầu ra cho sản phẩm mật ong. Nghiên cứu các giải pháp giảm rủi ro cho người nuôi ong dưới tác động của thuốc bảo vệ thực vật tại vùng cây ăn quả và cây lương thực…

Các đại biểu trao đổi tại Hội thảo tư vấn.

Hội thảo đã phân tích, đánh giá làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa trồng cây ăn quả và việc nuôi ong mật trên địa bàn. Từ đó, tạo ra sự đồng thuận, hợp tác giữa trồng cây ăn quả với nghề nuôi ong mật, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân.

Trần Hiền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nghề rèn dao ở vùng cao Suối Tọ

    Nghề rèn dao ở vùng cao Suối Tọ

    Phóng sự ảnh -
    Nghề rèn của đồng bào Mông, xã Suối Tọ, huyện Phù Yên được lưu truyền qua nhiều thế hệ, trong đó, dao là sản phẩm được rèn kỳ công, tinh xảo, tôi luyện có độ cứng và sắc bén.
  • 'Học sinh bán trú khó khăn tự lo chỗ ở

    Học sinh bán trú khó khăn tự lo chỗ ở

    Xã hội -
    Mô hình bán trú dành cho học sinh vùng cao thực hiện từ nhiều năm nay, có tác động tích cực đến công tác giáo dục của tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, tại Trường tiểu học và THCS Chiềng Kheo, huyện Mai Sơn còn gặp nhiều khó khăn, do nhà trường không có nhà ở bán trú, ảnh hưởng tới việc học của các em.
  • 'Chương trình Chợ nhân đạo tại xã Chiềng On

    Chương trình Chợ nhân đạo tại xã Chiềng On

    Văn hoá - Xã hội -
    Ngày 7/5, tại xã Chiềng On, huyện Yên Châu, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Sơn La phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sơn La tổ chức Chương trình Chợ nhân đạo với chủ đề “Hành trình nhân đạo – trao nhận yêu thương”.
  • ' Dâng hương tại Đền thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

    Dâng hương tại Đền thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

    Huyện Bắc Yên -
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 -2024), ngày 6/5, các đồng chí Thường trực, Ban Thường vụ Huyện ủy Bắc Yên đã đến dâng hương tại Đền thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp Khu di tích lịch sử kháng chiến chống Pháp tại rừng bản Nhọt, xã Gia Phù, huyện Phù Yên.
  • 'Di tích lịch sử Kỳ đài Thuận Châu - Nơi Bác Hồ lên thăm Tây Bắc

    Di tích lịch sử Kỳ đài Thuận Châu - Nơi Bác Hồ lên thăm Tây Bắc

    Văn hóa - Xã hội -
    Đối với nhân dân huyện Thuận Châu nói riêng và đồng bào các dân tộc Tây Bắc nói chung, ngày 7/5/1959 là một dấu mốc lịch sử không bao giờ phai. Tại kỳ đài của huyện Thuận Châu lúc bấy giờ là thủ phủ của Khu tự trị Thái – Mèo đã diễn ra cuộc mít-tinh lớn chào mừng Bác Hồ và Đoàn công tác của Trung ương về thăm và nói chuyện với hơn 1 vạn cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các dân tộc Tây Bắc nhân kỷ niệm 5 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
  • 'Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mang tầm vóc thời đại

    Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mang tầm vóc thời đại

    Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ - đỉnh cao của Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, đập tan cố gắng chiến tranh cao nhất của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
  • 'Vang mãi hào khí tháng Năm

    Vang mãi hào khí tháng Năm

    VẤN ĐỀ HÔM NAY -
    Hôm nay 7/5, cùng với cả nước, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La hân hoan kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Niềm tự hào, niềm vui được nhân lên khi đúng ngày này, trên mảnh đất Sơn La anh hùng, còn ghi dấu một mốc son quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt: Kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ và Đoàn công tác của Trung ương về thăm, nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ và đồng bào các dân tộc Tây Bắc tại Sơn La (7/5/1959-7/5/2024); 5 năm Khánh thành Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đang hăng hái thi đua lập thành tích xuất sắc chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Bác kính yêu.
  • 'Yên Châu khắc ghi lời Bác dạy

    Yên Châu khắc ghi lời Bác dạy

    Xã hội -
    Cứ mỗi dịp tháng 5 về, Khu di tích Bác Hồ nói chuyện với nhân dân các dân tộc huyện Yên Châu lại trở thành điểm đến của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện để tưởng nhớ đến vị cha già kính yêu của dân tộc. Từng đóa hoa tươi, từng nén nhang thơm dâng Bác là tấm lòng của mỗi người con Yên Châu tỏ lòng thành kính tri ân công đức, cũng là dịp báo công dâng Bác những thành quả đã đạt được.
  • 'Mộc Châu vươn lên như Bác hằng mong muốn

    Mộc Châu vươn lên như Bác hằng mong muốn

    Xã hội -
    Mộc Châu, 65 năm về trước Chủ tịch Hồ Chí Minh và đoàn công tác đã về thăm. Khắc ghi lời Bác dặn Mộc Châu luôn phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, xây dựng vùng đất cao nguyên ngày càng phát triển.
  • 'Thuận Châu ngày ấy - bây giờ

    Thuận Châu ngày ấy - bây giờ

    Xã hội -
    Chúng tôi về Thuận Châu, nơi cách đây 65 năm, Bác Hồ cùng Đoàn công tác của Chính phủ lên thăm và nói chuyện với đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Dù đã hơn 6 thập niên trôi qua, những lời Người căn dặn đồng bào năm xưa vẫn mãi khắc sâu trong trái tim các thế hệ người dân nơi đây.