Đảng bộ xã Tường Phong thực hiện các khâu đột phá

Đẩy mạnh trồng rừng, gắn với bảo vệ rừng; phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, kết hợp với nuôi trồng và khai thác thủy sản có giá trị kinh tế cao, là hai khâu đột phá được Đảng bộ xã Tường Phong, huyện Phù Yên lựa chọn, lãnh đạo, chỉ đạo trong nhiệm kỳ 2020-2025, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân và giảm nghèo bền vững.

Giọng nữ
Mô hình trồng rừng kinh tế tại bản Suối Lốm, xã Tường Phong, huyện Phù Yên.

Đảng bộ xã Tường Phong có 11 chi bộ trực thuộc; trong đó, 5 chi bộ bản, 6 chi bộ cơ quan, với 169 đảng viên. Đồng chí Hà Văn Du, Bí thư Đảng ủy xã, chia sẻ: Trên cơ sở điều kiện thực tế của địa phương, Đảng ủy xã thống nhất chọn hai khâu đột phá trên để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, với mục tiêu mỗi năm giảm 3% hộ nghèo theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra. Đảng bộ xã đã xây dựng kế hoạch toàn khóa và từng năm, đề ra chỉ tiêu cụ thể; tạo điều kiện cho cấp ủy, ban quản lý các bản đi tham quan, học tập kinh nghiệm một số mô hình trồng rừng, chăn nuôi trong và ngoài huyện.

Thực hiện khâu đột phá về trồng rừng, gắn với bảo vệ rừng, Đảng ủy xã chỉ đạo chi bộ, ban quản lý các bản vận động nhân dân thực hiện tốt việc khoanh nuôi bảo vệ, PCCC trên 2.960 ha rừng. Đồng thời, rà soát các diện tích đất có thể trồng rừng, xây dựng kế hoạch, đề nghị với huyện hỗ trợ cây giống và kỹ thuật trồng rừng cho nhân dân; khuyến khích người dân tự phát triển trồng rừng kinh tế. Từ năm 2020 đến nay, nhân dân trong xã trồng mới hơn 107 ha cây tếch, tỷ lệ che phủ rừng của xã đạt 56%. Bên cạnh đó, các bản đã củng cố, kiện toàn 6 tổ, đội bảo vệ, PCCC rừng, thường xuyên phối hợp với kiểm lâm địa bàn, tuần tra bảo vệ diện tích rừng hiện có, kịp thời phát hiện các trường hợp vi phạm Luật Lâm nghiệp; hơn 4 năm qua, trên địa bàn xã không xảy ra tình trạng cháy rừng.

Ông Lý Văn Quyền, Bí thư chi bộ, Trưởng bản Suối Lốm, chia sẻ: Thực hiện nội dung đột phá về trồng rừng, gắn với bảo vệ rừng, Chi bộ chỉ đạo rà soát các diện tích đất trống, đất lâu năm bạc màu chuyển sang trồng rừng kinh tế, chủ yếu là trồng cây tếch, các đảng viên gương mẫu thực hiện trước, để nhân dân học và làm theo. Từ năm 2020 đến nay, nhân dân trong bản trồng mới 30 ha cây tếch, nâng tổng diện tích rừng của bản lên 300 ha. Nghề trồng rừng từng bước trở thành nguồn sinh kế bền vững của nhân dân trong bản.

Thực hiện khâu đột phá về phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, kết hợp với nuôi trồng và khai thác thủy sản có giá trị kinh tế cao, Đảng ủy xã chỉ đạo UBND xã hướng dẫn nhân dân các bản tập trung nâng cao chất lượng đàn vật nuôi, gắn với phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh. Chú trọng tiêm các loại vắc xin phòng bệnh, từ đầu năm đến nay, xã đã tiêm 1.500 liều vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng, viêm da nổi cục cho đàn vật nuôi; kịp thời xử lý dập dịch không để lây lan trên diện rộng. Toàn xã đã trồng được 15 ha cỏ làm thức ăn chăn nuôi gia súc. Hiện nay, Tường Phong có trên 92.500 con gia súc, gia cầm. Chăn nuôi đang từng bước trở thành ngành sản xuất chính của xã.

Bên cạnh đó, khai thác lợi thế có trên 330 ha mặt nước lòng hồ thủy điện Hòa Bình, Đảng ủy xã đã tập trung lãnh đạo phát triển nuôi trồng và khai thác thủy sản trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình. Hiện nay, nhân dân trong xã nuôi gần 200 lồng cá, sản lượng trên 150 tấn, trừ chi phí, cho thu lãi từ 60-70 triệu đồng/lồng/năm.

Ông Cầm Văn Thống, Bí thư Chi bộ, Giám đốc HTX Thủy sản Tường Phong, cho biết: Hiện nay, HTX có 15 thành viên, quy mô 150 lồng cá. Thực hiện nội dung làm theo Bác của Đảng ủy xã, Chi bộ đã chỉ đạo HTX hướng dẫn các thành viên đầu tư nuôi các loại cá có khả năng thích nghi nhanh khi thay đổi môi trường sống, như cá trắm, cá mè... Đồng thời, kết nối với các doanh nghiệp, các khách sạn, nhà hàng trong huyện, trong tỉnh và ngoài tỉnh để hỗ trợ tiêu thụ cá thương phẩm, bảo đảm thu nhập ổn định cho thành viên HTX và nhân dân trên địa bàn.

Việc lựa chọn đúng, trúng nội dung mang tính đột phá của Đảng bộ xã Tường Phong, đã góp phần nâng cao đời sống nhân dân, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 26,5 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 30,53%. Đảng bộ xã tiếp tục lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao đời sống nhân dân.

Bài, ảnh: Khải Hoàn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Động đất có độ lớn 3.3 độ richter tại huyện Mộc Châu

    Động đất có độ lớn 3.3 độ richter tại huyện Mộc Châu

    Huyện Mộc Châu -
    Theo thông tin từ Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu, vào hồi 7 giờ 36 phút, ngày 23/9, tại huyện Mộc Châu đã xảy ra trận động đất có độ lớn 3.3 độ richter tại vị trí có tọa độ (20.926 độ vĩ Bắc, 104.765 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 10 km. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0.
  • 'Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri -
    Đề nghị có hướng dẫn kinh phí quản lý, nghiệm thu rừng; Ban hành thông tư thay thế Thông tư số 01/2021/TT-BKHCN; Đẩy nhanh giải phóng mặt bằng Dự án Cục dự trữ Quốc gia; Ban hành nghị quyết thay thế Nghị quyết số 128/2020/NQ-HĐND
  • 'Vai trò của tổ bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

    Vai trò của tổ bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

    An ninh trật tự -
    Mặc dù mới đi vào hoạt động, nhưng lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở trên địa bàn huyện Mường La đã tích cực tham gia hỗ trợ công an các xã, thị trấn trên địa bàn thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự, giữ bình yên cho cuộc sống của nhân dân.
  • 'Trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi

    Trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi

    Pháp luật -
    Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người cao tuổi, những năm qua, các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tốt công tác chăm sóc người cao tuổi và triển khai hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi.
  • 'Trường Cao đẳng Y tế Sơn La nâng cao chất lượng giảng dạy

    Trường Cao đẳng Y tế Sơn La nâng cao chất lượng giảng dạy

    Khoa Giáo -
    Trường Cao đẳng Y tế Sơn La có nhiệm vụ đào tạo cán bộ y tế từ sơ cấp đến cao đẳng đã trở thành địa chỉ tin cậy trong việc đào tạo nhân lực y tế chất lượng cao cho các tỉnh khu vực Tây Bắc và 9 tỉnh Bắc Lào. Nhà trường không ngừng đổi mới chương trình đào tạo, đồng thời hợp tác chặt chẽ với các cơ sở y tế để sinh viên có thể phát triển toàn diện về kiến thức và kỹ năng chuyên môn.
  • 'Quy hoạch, đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số

    Quy hoạch, đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số

    Xã hội -
    Với trên 80% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, những năm qua, tỉnh ta luôn quan tâm xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.