Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc

Những ngày tháng 5 lịch sử, thành phố Sơn La tràn ngập cờ hoa, không khí phấn khởi, khắp phố phường nhân dân chào đón sự kiện Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Tây Bắc tại Sơn La (7/5/1959 -7/5/2019 và khánh thành Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Công trình tầm vóc có ý nghĩa đặc biệt về chính trị, lịch sử văn hóa và xã hội, thỏa lòng ước mong của đồng bào các dân tộc Tây Bắc nói chung, Sơn La đối với Vị Cha già kính yêu của dân tộc.

Quảng trường Tây Bắc tại thành phố Sơn La.

Quảng trường Tây Bắc tọa lạc ngay Trung tâm thành phố Sơn La với không gian khoáng đạt, phía trước là dòng suối Nậm La uốn lượn giữa lòng Thành phố. Nằm giữa vị trí trung tâm Quảng trường, Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc là điểm nhấn quan trọng, trung tâm, kết nối với các công trình khác như: Khu di tích Nhà tù Sơn La, Trung tâm Hành chính tỉnh, tạo nên một tổng thể trang trọng, hài hòa mang nhiều ý nghĩa. Từ quốc lộ 6 qua cầu Trắng hay đi dọc đường Nguyễn Văn Linh đều có thể thấy rõ Tượng Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Phía sau tượng Bác là bức phù điêu lớn. Nằm trên đồi cảnh quan phía sau bức phù điêu là Đền thờ Bác Hồ, đây là nơi để đồng bào các dân tộc đến dâng hương tưởng nhớ, tỏ lòng thành kính với Bác. Quảng trường được xây dựng quy mô với hệ thống đường đi ô bàn cờ và cây xanh, thảm cỏ, đảm bảo đủ điều kiện để tổ chức các hoạt động chính trị - văn hóa của khu vực Tây Bắc và tỉnh Sơn La trong các ngày lễ lớn; đồng thời là nơi sinh hoạt cộng đồng của nhân dân, nhất là nhân dân thành phố Sơn La.

Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc tại Quảng trường Tây Bắc, thành phố Sơn La.

Nhìn lại toàn bộ quá trình xây dựng Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc, mới thấy được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự quyết tâm, tập trung triển khai thực hiện của tỉnh Sơn La cùng các tỉnh Tây Bắc. Đây là công trình có ý nghĩa đặc biệt về chính trị, lịch sử văn hóa và tâm linh, Tỉnh ủy Sơn La đã thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ công tác thực hiện Đề án xây dựng tượng đài; đồng thời chỉ đạo UBND tỉnh giao Chủ đầu tư thực hiện dự án, thành lập Hội đồng Nghệ thuật, tổ chức cuộc thi sáng tác mẫu tượng đài và  lựa chọn tác phẩm xuất sắc nhất. Theo đó, bức Tượng phải khắc họa được hình ảnh, khuôn dung của Bác Hồ vào thời điểm lịch sử Bác lên thăm Khu tự trị Thái – Mèo; Tượng Bác cao 7,9 m, bệ tượng cao 4,7 m; chất liệu Tượng Bác được đúc bằng đồng, bệ tượng bằng đá; bức phù điêu theo hình tượng bông hoa ban cách điệu có 5 cánh, loài hoa đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Mặt trước chạm khắc hình ảnh nhân dân các dân tộc Tây Bắc; các nét đặc trưng văn hóa, lịch sử, lễ hội, quá trình chiến đấu, xây dựng và phát triển của 6 tỉnh Tây Bắc. Mặt sau khắc họa một số hoạt động văn hóa, kiến trúc, cảnh quan nổi bật của tỉnh Sơn La. Chất liệu bằng đá xanh Thanh Hóa; kích thước chiều cao 18 m, chiều dài 54 m.

Lãnh đạo tỉnh Sơn La nhận kim loại đồng do tỉnh Lào Cai trao tặng

để đúc Tượng Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc.

Tỉnh Sơn La đã tổ chức trưng bày mẫu phác thảo để cán bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đến tham quan, tham gia ý kiến; tổ chức xin ý kiến của các đồng chí lãnh đạo các tỉnh Tây Bắc, Quân Khu II, một số đồng chí lãnh đạo trung ương, lãnh đạo tỉnh đã nghỉ hưu, một số văn nghệ sỹ của tỉnh Sơn La.

Lễ đúc Tượng Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc an vị tại thành phố Sơn La.

Việc xây dựng Tượng đài đáp ứng lòng mong mỏi, niềm khát khao của đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Vì vậy, Dự án Tượng đài Bác Hồ gắn với Quảng trường Tây Bắc không những nhận được sự ủng hộ và đồng thuận cao của không chỉ người dân Sơn La nói chung, Tây Bắc nói riêng, mà còn cả sự đóng góp của các tổ chức, tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để xã hội hóa xây dựng công trình. Tại Trung tâm thành phố Sơn La, nơi xây dựng công trình, hàng chục ha đất đã nhanh chóng được người dân bàn giao để giải phóng mặt bằng. Bức Tượng Bác được đúc nguyên khối cao nhất từ trước đến nay. Cùng với đúc tượng, bức phù điêu được làm bằng những phiến đá quý ở Thanh Hóa, dưới bàn tay chạm trổ tài hoa của những người thợ, những nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần và cả những công trình thế kỷ, những danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử đặc trưng của các tỉnh Tây Bắc dần được hiện hữu trên mặt đá mang đậm chất nghệ thuật. Tỉnh ta đã phối hợp với Công ty Mỹ thuật Việt Nam và các đơn vị chức năng khác tổ chức trang trọng, an toàn Lễ rước Tượng Bác và bức Phù điêu về Sơn La trong niềm tự hào, phấn khởi của các cấp chính quyền cùng nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La đón, rước Tượng Bác Hồ về an vị tại Quảng trường Tây Bắc.

Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với Quảng trường Tây Bắc đặt tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La thể hiện tấm lòng biết ơn sâu nặng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc khu vực Tây Bắc nói chung; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La nói riêng đối với tình cảm to lớn mà Bác Hồ dành cho đồng bào Tây Bắc. Công trình mang ý nghĩa chính trị, lịch sử văn hóa và xã hội vô cùng to lớn, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết dân tộc, truyền thống yêu nước của các thế hệ hôm nay và mai sau, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” và quyết tâm mãi mãi đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Công trình còn là địa chỉ đỏ về du lịch cho du khách trong và ngoài nước đến thăm quan, chiêm ngưỡng, tưởng nhớ Bác Hồ vĩ đại, Vị Cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.

Duy Tùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2024 - 2025

    Đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2024 - 2025

    Kinh tế -
    Thực hiện Công văn số 2770/BNN-KN ngày 16/4/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai “Năm tăng cường, thực hiện hiệu quả đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản”, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2024 - 2025.
  • 'Phổng Lập chuyển đổi cơ cấu cây trồng

    Phổng Lập chuyển đổi cơ cấu cây trồng

    Kinh tế -
    Khai thác hiệu quả tiềm năng, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, cấp ủy, chính quyền xã Phổng Lập, huyện Thuận Châu, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp tốt, có giá trị kinh tế để nhân rộng, tăng thu nhập.
  • 'Mai Sơn vào vụ thu hoạch na

    Mai Sơn vào vụ thu hoạch na

    Kinh tế -
    Mai Sơn là huyện có diện tích na lớn của tỉnh, với trên 790 ha, tập trung tại các xã Cò Nòi, Nà Bó và thị trấn Hát Lót; trong đó, hơn 500 ha đã cho thu hoạch. Năm nay na được mùa, được giá, người trồng na rất phấn khởi, hồ hởi bước vào vụ thu hoạch.
  • 'Tập trung ứng phó với sạt lở đất

    Tập trung ứng phó với sạt lở đất

    Xã hội -
    Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh xảy ra hàng chục vụ sạt lở đất, làm 8 người chết, 12 người bị thương và thiệt hại nhiều tài sản, hoa màu. Bảo vệ tính mạng, giảm thiểu tổn thất tài sản của nhân dân, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã chỉ đạo các địa phương khảo sát những khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở, di dời người dân và tài sản đến nơi an toàn.
  • 'Tháo gỡ khó khăn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

    Tháo gỡ khó khăn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

    Xã hội -
    Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được triển khai trên địa bàn tỉnh Sơn La đang tạo động lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện vươn lên thoát nghèo. Hơn 3 năm triển khai thực hiện, Chương trình đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các dự án thuộc chương trình còn gặp nhiều vướng mắc.
  • 'Giúp dân thu hoạch lúa sau bão ở Ngọc Chiến

    Giúp dân thu hoạch lúa sau bão ở Ngọc Chiến

    Bạn cần biết -
    Do ảnh hưởng cơn bão số 3, tại xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, có 150 ha lúa đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch đã bị ngập, vùi lấp; thiệt hại nặng nhất là diện tích lúa ở các bản Pú Dảnh, Mường Chiến, Mường Chiến 2, Nà Tâu, Bản Lướt, bản Phày, Đông Xuông và Khua Vai.
  • 'Bữa cơm Công đoàn - gắn bó tình đoàn kết

    Bữa cơm Công đoàn - gắn bó tình đoàn kết

    Xã hội -
    “Bữa cơm Công đoàn” được các cấp công đoàn tổ chức trong dịp cao điểm Chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam. Không chỉ là một bữa ăn đơn thuần, “Bữa cơm Công đoàn” mang ý nghĩa sâu sắc về sự đoàn kết, chia sẻ và thấu hiểu giữa đoàn viên, người lao động với tổ chức công đoàn, hướng tới xây dựng các chương trình phúc lợi dài hạn cho đoàn viên, người lao động.