Niềm vui từ những vườn cây ăn quả hữu cơ

Những ngày cuối năm, trên các sườn đồi trải dài màu xanh cây ăn quả, các thành viên Hợp tác xã Đoàn Kết, xã Mường Bú, huyện Mường La cần mẫn chăm sóc vườn cây theo hướng hữu cơ, tạo sản phẩm nông sản sạch, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Thành viên Hợp tác Đoàn Kết, xã Mường Bú, huyện Mường La chăm sóc vườn cây ăn quả.

Phấn khởi chia sẻ về những thành quả đã đạt được, chị Lò Thị Thủy, Giám đốc Hợp tác xã Đoàn Kết, cho biết: Thành lập năm 2017, HTX hiện có 10 thành viên; quy mô sản xuất là 30 ha cây ăn quả, gồm táo đại, xoài Đài Loan, nhãn, cam, bưởi; tổng sản lượng đạt hơn 400 tấn quả các loại/năm. Chúng tôi luôn cùng nhau học hỏi, trao đổi kinh nghiệm chăm sóc cây ăn quả, nâng cao năng suất cây trồng, đặc biệt là tạo ra sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng và sức khỏe người làm vườn. Trừ chi phí đầu tư, các thành viên có thu nhập bình quân 200 triệu đồng/năm. Ngoài ra, còn tạo việc làm thời vụ cho 30 lao động địa phương, với tiền công 200.000 đồng/người/ngày.

Các thành viên HTX luôn quan tâm sản xuất sản phẩm sạch, an toàn với người tiêu dùng, với 100% diện tích được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Dùng phế phẩm cà phê, vỏ sắn, phân chuồng ủ hoai mục và phân vi sinh để bón cho cây; chủ yếu dùng thuốc sinh học để phòng sâu bệnh hại cây trồng, không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và sức khỏe người làm vườn. Các thành viên còn đầu tư xây dựng bể chứa nước và hàng nghìn mét ống nước làm hệ thống tưới ẩm nhỏ giọt, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt. HTX còn đầu tư kho lạnh bảo quản sản phẩm hoa quả sau thu hoạch, trị giá 800 triệu đồng, với sức chứa 10 tấn quả. Sản phẩm quả không tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, có nhãn mác, có tem truy xuất nguồn gốc rõ ràng, nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Sản phẩm được xuất bán tại các chợ đầu mối một số tỉnh như Lai Châu, Lào Cai, Hà Nội, Thanh Hóa... và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà khang trang, anh Đào Đức Dương, thành viên có diện tích cây ăn quả lớn nhất HTX, chia sẻ: Gia đình tôi trồng 10 ha xoài, táo đại, chuối, bơ, mít, bưởi, cam, chanh, mận, đào, sản lượng năm vừa qua đạt 80 tấn quả các loại, trừ chi phí thu 600 triệu đồng. Gia đình tôi đã tạo việc làm cho 5 - 7 lao động địa phương. Từ vườn cây ăn quả, gia đình tôi đã có “của ăn, của để” mua sắm đầy đủ các tiện nghi phục vụ sinh hoạt trong gia đình, xây dựng được ngôi nhà kiên cố.

Dẫn chúng tôi đi thăm vườn cây ăn quả rộng 4 ha, anh Cà Văn Chôm, thành viên HTX Đoàn Kết, kể: Trước đây, tôi cũng như nhiều hộ gia đình khác chỉ trồng các loại cây lương thực ngắn ngày, thu nhập khoảng 10 triệu đồng/ha/năm. Năm 2017, gia đình tôi tham gia HTX và chuyển 4 ha trồng ngô, sắn sang trồng các loại cây xoài, nhãn, táo. Vụ năm 2022, sản lượng đạt trên 30 tấn quả, trừ chi phí lãi 200 triệu đồng. So với trồng cây ngắn ngày, cây ăn quả có lợi ích kinh tế cao hơn hẳn. Để cây phát triển tốt, gia đình tôi đã đầu tư xây bể chứa nước và 2.000 m đường ống dẫn nước về tưới cho cây; mua phân chuồng về ủ hoai mục và phân hữu cơ bón cho cây. Sản phẩm quả luôn đạt chất lượng tốt, giúp chúng tôi có cuộc sống khá giả hơn.

Ngoài tập trung trồng cây ăn quả, HTX còn mở thêm dịch vụ thu mua các mặt hàng nông sản như: ngô, sắn, các loại quả cho bà con trên địa bàn huyện và các huyện Sông Mã, Sốp Cộp. Trung bình một năm thu mua từ 4.000 đến 5.000 tấn sản phẩm, tăng thu nhập cho các thành viên. Với hướng trồng cây ăn quả theo hướng hữu cơ của HTX Đoàn Kết, đã mang lại thu nhập cao, cuộc sống của các thành viên thêm đủ đầy.

Lò Luận
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đảm bảo an toàn giao thông mùa mưa lũ

    Đảm bảo an toàn giao thông mùa mưa lũ

    An toàn giao thông -
    Hằng năm, mưa lũ gây thiệt hại, hư hỏng nhiều công trình giao thông trên địa bàn tỉnh. Chủ động ứng phó với thiên tai, Sở Giao thông vận tải đã xây dựng kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; phối hợp chặt chẽ với các địa phương và các cơ quan, lực lượng chức năng bảo đảm giao thông luôn thông suốt trong mùa mưa lũ.
  • 'Chăm lo đời sống cho phụ nữ và trẻ em

    Chăm lo đời sống cho phụ nữ và trẻ em

    Xã hội -
    Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt gồm 10 dự án thành phần. Trong đó, Hội LHPN Việt Nam chủ trì Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”. Tại tỉnh Sơn La, các hoạt động của dự án đã và đang được Hội LHPN tỉnh chỉ đạo triển khai, góp phần hỗ trợ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho phụ nữ và trẻ em.
  • 'Diện mạo nông thôn mới Mường Chiên

    Diện mạo nông thôn mới Mường Chiên

    Nông thôn mới -
    Nằm cách trung tâm huyện Quỳnh Nhai 40 km, xã Mường Chiên có 3 bản với hơn 400 hộ, hơn 1.700 nhân khẩu. Bà con nơi đây luôn đoàn kết, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, đặc biệt là phát huy nội lực chung sức xây dựng nông thôn mới.
  • 'Tập trung khắc phục hạn chế trong chuyển đổi số ở Mường La

    Tập trung khắc phục hạn chế trong chuyển đổi số ở Mường La

    Chuyển đổi số -
    Năm 2023, huyện Mường La đã tập trung đẩy mạnh các giải pháp triển khai thực hiện chuyển đổi số; trong đó, tỷ lệ giải quyết hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến của huyện Mường La đạt 70,2%, tỷ lệ văn bản phát hành trên hệ thống đạt 98,3%. Tuy nhiên, theo kết quả đánh giá xếp loại của tỉnh về chuyển đổi số, huyện Mường La đạt mức trung bình, với 503,9 điểm và xếp cuối cùng trong các huyện, thành phố của tỉnh.
  • 'Sản xuất nông nghiệp theo lợi thế vùng

    Sản xuất nông nghiệp theo lợi thế vùng

    Nông nghiệp -
    Là huyện có nguồn đất đai phì nhiêu, khí hậu phù hợp với nhiều loại cây trồng, huyện Mai Sơn đã quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, chuỗi liên kết, tăng giá trị sản phẩm, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở xã Chiềng Đen

    Phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở xã Chiềng Đen

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” giai đoạn 2021-2025, xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La đã xây dựng nhiều mô hình sáng tạo, phù hợp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an trật tự và xây dựng, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh.
  • 'Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người lính quân hàm xanh

    Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người lính quân hàm xanh

    Đồn Biên phòng Chiềng Tương có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ hơn 26 km đường biên giới, 11 mốc quốc giới, thuộc địa bàn các xã Chiềng Tương, Lóng Phiêng, huyện Yên Châu. Những năm qua, cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị luôn đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trọng tâm là xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.
  • 'Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã gương mẫu

    Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã gương mẫu

    Gương sáng bản làng -
    Hơn 13 năm qua, anh Tòng Văn Thắng, Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, luôn năng động, tận tụy với công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện hiệu quả công tác quân sự, quốc phòng địa phương.
  • 'Người hâm mộ mong đợi gì ở Huấn luyện viên Kim Sang-sik?

    Người hâm mộ mong đợi gì ở Huấn luyện viên Kim Sang-sik?

    Thể thao -
    Chiều 6/5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã ký hợp đồng và công bố huấn luyện viên (HLV) trưởng đội tuyển bóng đá quốc gia và đội tuyển U23 Việt Nam là ông Kim Sang-sik (Hàn Quốc). Sau thời kỳ thành công của bóng đá Việt Nam dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang-seo, chất lượng cầu thủ không còn được như trước là nguyên nhân chính dẫn tới thất bại của HLV người Pháp Philippe Troussier. Sự góp mặt của tân HLV Kim Sang-sik được kỳ vọng sẽ lấy lại niềm tin của người hâm mộ bóng đá Việt Nam.
  • 'Nông trường Mộc Châu khắc ghi lời Bác

    Nông trường Mộc Châu khắc ghi lời Bác

    Thời sự - Chính trị -
    Trong suốt 65 năm qua, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, luôn tự hào khi được Bác Hồ về thăm vào ngày 8/5/1959. Những lời căn dặn ân cần của Bác luôn là “kim chỉ nam” dẫn đường, soi lối để đồng bào các dân tộc đoàn kết một lòng, phát huy tinh thần cần cù sáng tạo, xây dựng thảo nguyên ngày càng trù phú, văn minh.
  • 'Bản tin Podcast ngày 7/5/2024

    Bản tin Podcast ngày 7/5/2024

    Audio -
    Tin tức đáng chú ý có trong Bản tin thời sự, thứ Ba, ngày 7/5/2024: Lễ kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) • Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Mường Cai, Mường Hung • Chuẩn bị tốt công tác thông tin, tuyên truyền các hoạt động tại Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu • Yên Châu: 96,1% số cử tri đồng ý với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã • Bảng xếp hạng futsal lần đầu tiên được FIFA công bố: Việt Nam xếp thứ 33
  • 'Họp giải quyết vướng mắc thực hiện chương trình phát triển cây cao su

    Họp giải quyết vướng mắc thực hiện chương trình phát triển cây cao su

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 7/5, đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì họp giải quyết vướng mắc liên quan đến thực hiện chương trình phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh. Dự cuộc họp có lãnh đạo một số sở, ngành liên quan, các huyện trồng cây cao su của tỉnh và Công ty cổ phần cao su Sơn La.
  • 'Hội thi tìm hiểu lịch sử “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

    Hội thi tìm hiểu lịch sử “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

    Văn hoá - Xã hội -
    Ngày 7/5, Huyện đoàn Mai Sơn tổ chức Hội thi tìm hiểu lịch sử “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông” chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 07/5/2024); 65 năm ngày Bác Hồ và Đoàn công tác của Trung ương về thăm, nói chuyện với đồng bào các dân tộc Tây Bắc tại tỉnh Sơn La (7/5/1959 - 7/5/2024) và Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam các cấp, nhiệm kỳ 2024-2029.