Món ngon từ hoa ban ở Mộc Châu

Đến Tây Bắc tháng 3-4, nhất là Mộc Châu, bạn nên tìm thử món ăn chế biến từ hoa ban, không chỉ đẹp mà còn ngon.

Không chỉ mang vẻ đẹp tinh khôi của núi rừngTây Bắc, hoa ban còn được các cô gái Thái chế biến thành nhiều món ăn ngon từ xa xưa. Đến nay, các nhà hàng, homestay ở Mộc Châu vẫn duy trì vốn văn hóa ấy với đôi chút biến tấu để đưa vào thực đơn nhà hàng, làm nức lòng các tín đồ ẩm thực.

Hoa ban, nụ ban sẽ được khéo léo bứt khỏi cành, chọn bông lành lặn, không thối, nát đem về chần sơ để ráo. Nhiều người tỉ mỉ bỏ cuống để bớt chát nhưng cũng có người thích ăn cả cuống vì thích vị chát, bùi mà giòn. Thành phẩm hoa ban sẽ tùy theo các món ăn mà chế biến. Dưới đây là một vài món ăn từ hoa ban ở Mộc Châu khách du lịch có thể thưởng thức vào mùa này.

Nộm hoa ban rau rừng

Tháng 3-4 cũng là lúc các loại rau ruộng, rau rừng có nhiều, người dân thường hái tầm bóp, mùi tàu, rau cải, rau má, măng rừng... và nhiều loại rau không tên khác đem về rửa sạch, bắc lên chõ và đồ. Rau chín, trộn với hoa ban chần sẵn, nêm gia vị, trộn cùng chút lạc rang giã nhỏ là thành món nộm hoa ban rau rừng, vừa mát, vừa ngọt, thơm.

Hoa ban nộm rau rừng. Ảnh: Nhà hàng Đông HảiHoa ban nộm rau rừng. Ảnh: Nhà hàng Đông Hải

Hoa ban xào măng đắng, thịt bò

Người Thái có truyền thuyết về chuyện tình của đôi trai gái yêu nhau nhưng không lấy được nhau, đi tìm nhau và chết hóa thành cây ban, cây măng đắng. Kỳ lạ là măng này ăn một mình thì đắng nhưng ăn cùng hoa ban lại bớt đắng hẳn và ngọt, bùi hơn. Măng thái mỏng theo chiều dọc, xào chín rồi đổ thịt bò xào sơ, sau đó cho hoa ban vào đảo qua, thêm chút tỏi, mùi tàu. Bày ra đĩa, mùi măng, mùi thịt quyện rào nhau thơm đến ngẩn ngơ. Món này rất hợp để ăn vào những ngày Mộc Châu mưa lạnh, mịt mù sương khói.

Canh xương nấu hoa ban

Món canh này cũng được người Thái sáng tạo từ lâu. Hoa ban hái về được rửa sạch, nhặt từng nhành hoa thả vào nồi nước hầm xương đã ninh nhừ, có một ít măng thái mỏng, rau rừng và không thể thiếu chút gạo nếp ngâm giã nhỏ. Người Thái ít ăn canh suông và đồ luộc, chủ yếu họ làm các món đồ, nướng, vùi tro, gác bếp nên canh cũng phải nấu sền sệt không để lõng bõng nước như nơi khác. Vì thế nồi canh hoa ban bắc xuống nghi ngút khói, sôi lúc búc, sánh quyện giữa gạo, hoa ban và măng đắng, trông rất hấp dẫn.

Salad hoa ban

Ở Mộc Châu ngày nay, dân địa phương và một số nhà hàng còn làm thêm salad hoa ban dâu tây. Hoa ban trộn với rau sống, dâu tây và nêm gia vị vừa ăn là trở thành một đĩa salad mát, ngọt, đẹp mắt. Đây là món phù hợp để ăn chơi, khai vị và chống nóng cho tháng 3-4, thời điểm bắt đầu có những cơn gió Lào nắng nóng tràn về.

Ban nở dọc quốc lộ 6 ở đoạn xã Chiềng Hắc vào dịp tháng 3. Ảnh: Thành ĐạoHoa ban nở dọc quốc lộ 6 ở đoạn xã Chiềng Hắc vào dịp tháng 3. Ảnh: Thành Đạo

Du khách đến Mộc Châu cũng như vùng nhiều hoa ban khác sẽ phải ngỡ ngàng về sức sáng tạo trong ẩm thực của người Thái. Ngoài các món trên, loại hoa của núi rừng còn được chế biến thành nhồi cá nướng, nhúng lẩu, xôi... và vô số cách phối trộn với thực phẩm khác để tạo ra các món ngon, bổ, đẹp mắt khác cuốn hút thực khách.

Lưu ý:

Khi du lịch Mộc Châu mùa hoa ban, tránh chặt hoa, bẻ cành, nhổ cây để những rừng ban ngày càng dày và thêm đẹp, tô điểm cho núi rừng Tây Bắc. Trước kia, hoa ban ai cũng lấy được, nhiều homestay và nhà hàng đều có món ăn từ hoa ban. Nhưng từ năm 2021, hoa ban bị hạn chế thu hái, chỉ một vài đơn vị lấy được và ban trồng ở sân, vườn của các gia đình trong bản xa mới đủ hoa ban để phục vụ khách du lịch. Nếu muốn thưởng thức món ăn từ hoa ban có thể đến các homestay ở bản Vặt, bản Áng hoặc nhà hàng Đông Hải Mộc Châu.

Theo mocchautourism.com
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tuổi trẻ BĐBP xung kích, sáng tạo, quyết thắng

    Tuổi trẻ BĐBP xung kích, sáng tạo, quyết thắng

    Quốc phòng -
    Những năm qua, tuổi trẻ lực lượng Bộ đội Biên phòng Sơn La đã phát huy vai trò xung kích trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới; tham gia xây dựng “Thế trận biên phòng toàn dân” vững chắc, góp phần phát triển kinh tế, xã hội khu vực biên giới của tỉnh, xây dựng được hình ảnh đẹp người lính quân hàm xanh.
  • 'Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

    Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

    Xã hội -
    Những năm qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh đã phối hợp với các đơn vị triển khai chương trình phẫu thuật miễn phí cho trẻ bị khuyết tật khe hở môi, khe hở vòm miệng trên địa bàn tỉnh, mang lại nụ cười và cho các em một tương lai tốt đẹp hơn.
  • 'Người giữ nghề rèn truyền thống ở bản Pặt Pháy

    Người giữ nghề rèn truyền thống ở bản Pặt Pháy

    Gương sáng bản làng -
    Là thế hệ thứ 3 trong gia đình có nghề rèn truyền thống, lò rèn của gia đình ông Vì Văn Xiên, bản Pặt Pháy, xã Dồm Cang, huyện Sốp Cộp, vẫn sớm tối “đỏ lửa” trong gần 40 năm qua. Với những bí quyết gia truyền, sản phẩm rèn có độ tinh xảo, sắc và bền, được nhiều khách hàng ưa chuộng.
  • 'Cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI

    Cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI

    Cải cách hành chính -
    PAPI là Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam nhằm đo lường và so sánh trải nghiệm, cảm nhận của người dân về hiệu quả, chất lượng thực thi chính sách, cung cấp dịch vụ công của chính quyền địa phương. Thời gian qua, chính quyền các cấp trong tỉnh đã đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công vụ, góp phần nâng chỉ số PAPI tỉnh Sơn La năm 2023 vươn lên đứng thứ 30/63 tỉnh, thành phố, tăng 17 bậc so với năm 2022.
  • 'Xây dựng và phát triển các sản phẩm cá sông Đà

    Xây dựng và phát triển các sản phẩm cá sông Đà

    Kinh tế -
    Quỳnh Nhai hiện có hơn 10.000 ha mặt nước lòng hồ, đây là lợi thế để huyện phát triển nuôi cá lồng và đánh bắt thủy sản. Với sản lượng thủy sản nuôi và đánh bắt lớn, các HTX, hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện đã từng bước phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương, xây dựng thương hiệu cá sông Đà của Quỳnh Nhai.
  • 'Chung tay xóa nghèo ở xã đặc biệt khó khăn

    Chung tay xóa nghèo ở xã đặc biệt khó khăn

    Xã hội -
    Những năm qua, huyện Mai Sơn đã huy động hiệu quả các nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn, giúp hộ nghèo từng bước nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
  • 'Nông dân Sơn La tích cực chuyển đổi số

    Nông dân Sơn La tích cực chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp đang được nông dân trong tỉnh tích cực triển khai, áp dụng từ quy trình sản xuất đến quảng bá, kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, nâng cao giá trị sản phẩm, hướng tới hình thành nền sản xuất nông nghiệp hiện đại.
  • 'HTX tiêu biểu trong sản xuất nông nghiệp

    HTX tiêu biểu trong sản xuất nông nghiệp

    Kinh tế -
    Với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hỗ trợ nhau tiêu thụ sản phẩm, liên kết phát triển bền vững, HTX nông nghiệp An Phú, tổ 2, phường Chiềng An, Thành phố, là HTX tiêu biểu của tỉnh, đã tạo việc làm, thu nhập ổn định cho các thành viên và nhiều lao động.
  • 'Ổn định sản xuất, chăm lo đời sống người lao động

    Ổn định sản xuất, chăm lo đời sống người lao động

    Xã hội -
    Những ngày tháng 5 lịch sử, cán bộ, công nhân, người lao động tại các nhà máy trên địa bàn huyện Mai Sơn đang nỗ lực thi đua, sản xuất, phấn đấu lập nhiều thành tích chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ; 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và kỷ niệm 134 năm Ngày Quốc tế lao động 1/5.
  • 'Đẩy mạnh phong trào thi đua trong cán bộ, công chức, viên chức

    Đẩy mạnh phong trào thi đua trong cán bộ, công chức, viên chức

    Xã hội -
    Công đoàn Viên chức tỉnh có 69 công đoàn cơ sở, 3.508 đoàn viên. Những năm qua, phong trào thi đua tại các công đoàn cơ sở được triển khai sâu rộng, góp phần quan trọng hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, khơi dậy ý thức trách nhiệm, sức sáng tạo trong quá trình công tác, học tập của cán bộ, đoàn viên công đoàn.
  • 'Thanh niên xung phong trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh niên xung phong trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    70  năm đã trôi qua, nhưng ký ức của những thanh niên xung phong trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn in đậm về những ngày tháng hào hùng tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ tuyến giao thông huyết mạch lên chiến trường Điện Biên Phủ. Không để một giờ “mạch máu giao thông ngừng chảy”, những thanh niên xung phong đã hiến dâng tuổi thanh xuân, xương máu, góp sức làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
  • 'Lực lượng vũ trang Sơn La trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    Lực lượng vũ trang Sơn La trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, mốc son chói lọi trong lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, là cuộc chiến không cân sức của một dân tộc nhỏ, yếu, mới thoát khỏi ách nô lệ đã đánh thắng đế quốc, thực dân sừng sỏ, hùng mạnh bậc nhất thế giới trong thế kỷ XX. Buộc thực dân Pháp phải ký vào hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 11/7/1954, công nhận nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương.