Gia đình Hà Nội nghiện 'ngủ rừng ăn suối', chụp ảnh 'vạn người mê'

Vợ chồng chị Hà My đã đưa con trai 6 tuổi, con gái gần 3 tuổi tham gia hàng chục chuyến dã ngoại, cắm trại khác nhau. Cuộc sống của gia đình nhỏ hoàn toàn thay đổi từ khi... "nghiện ngủ trong rừng, ăn bên suối".

Gần 2 năm nay, kể từ khi dịch Covid 19 bùng phát phức tạp tại Hà Nội, thay vì các chuyến đi tới trung tâm thương mại, cà phê dạo phố,... vào cuối tuần, vợ chồng chị Hà My (30 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) lại cùng hai con “xách balo lên và đi” cắm trại ở những nơi rừng núi vắng vẻ, hiu quạnh. Gia đình nhỏ này đã trải nghiệm “ngủ trong rừng, ăn bên suối” ở hàng chục tỉnh thành khác nhau như Hòa Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Đà Lạt,...

Điều đặc biệt, trong mỗi chuyến đi, vợ chồng chị My đều chụp và quay lại những hình ảnh rất đẹp, vừa để lưu kỉ niệm cho con, vừa để chia sẻ địa điểm cắm trại ấn tượng cho mọi người. Không ít cư dân mạng đã bày tỏ sự ngưỡng mộ với “cuộc sống trong mơ” của gia đình Hà Nội này.

Gia đình Hà Nội nghiện 'ngủ rừng ăn suối', chụp ảnh 'vạn người mê'

Mới đây nhất, gia đình chị My có chuyến đi tới thảo nguyên Đồng Lâm, Lạng Sơn - địa điểm cắm trại “hot” nhất dịp đầu năm

 Gia đình Hà Nội nghiện 'ngủ rừng ăn suối', chụp ảnh 'vạn người mê'

Một tuần trước đó, gia đình nhỏ đến thác Thăng Thiên, Hòa Bình để trải nghiệm “ngủ trong rừng, ăn ven suối”

Gia đình Hà Nội nghiện 'ngủ rừng ăn suối', chụp ảnh 'vạn người mê' 

Gia đình nhỏ trải nghiệm tại Mộc Châu, Sơn La

Gia đình Hà Nội nghiện 'ngủ rừng ăn suối', chụp ảnh 'vạn người mê'

Cắm trại ngay đồi chè Mộc Châu

Đi thật xa, đi thật nhiều… để giúp con trai bớt nhút nhát

Chị Hà My chia sẻ, trước đây, cậu con trai 6 tuổi của anh chị khá nhút nhát, chậm nói. Không muốn con quanh quẩn trong nhà hay thành phố chật chội, anh chị quyết định dành toàn bộ thời gian cuối tuần để đưa con ra ngoại ô, khám phá thiên nhiên, làm quen cuộc sống dân dã.

 Gia đình Hà Nội nghiện 'ngủ rừng ăn suối', chụp ảnh 'vạn người mê'

Một thời gian sau, vợ chồng chị My tìm hiểu và cùng con thử trải nghiệm cắm trại. “Ban đầu khi mới cắm trại, gia đình mình thường chọn các địa điểm an toàn, đông người, như Ba Vì chẳng hạn. Lúc đó, chưa có kinh nghiệm nên gia đình mình đi cùng hai người bạn nước ngoài. Họ giúp vợ chồng mình chia sẻ kinh nghiệm cắm trại còn mình thì giới thiệu họ về cảnh đẹp Việt Nam”, chị My chia sẻ.

“Hồi đó đồ đạc còn thiếu nhiều lắm nên cứ khi nào thiếu, mình và con trai lại lon ton chạy sang mượn các lều “hàng xóm”. Tuy ngại nhưng vui. Sau này khi dịch diễn biến phức tạp thì gia đình mình chuẩn bị kĩ lưỡng để hạn chế tiếp xúc”, chị My kể thêm.

 Gia đình Hà Nội nghiện 'ngủ rừng ăn suối', chụp ảnh 'vạn người mê'

Con trai chị My trò chuyện cùng hai người bạn nước ngoài của bố mẹ

Được theo bố mẹ đi đó đây, con trai chị My ngày càng trở nên dạn dĩ, vui vẻ. Cậu bé thích nghi rất tốt với các môi trường khác nhau, thích thú với hoạt động ngoài trời. Con gái thứ 2, tuy mới chỉ gần 3 tuổi nhưng vô cùng hoạt bát, lém lỉnh. Cứ cuối tuần, hai đứa trẻ lại háo hức chuẩn bị đồ để theo bố mẹ đi khám phá.

Gia đình Hà Nội nghiện 'ngủ rừng ăn suối', chụp ảnh 'vạn người mê'

Khi có nhiều kinh nghiệm hơn, gia đình chị Hà My tự đi khám phá những địa điểm mới, mỗi chuyến cách nhau 1-2 tuần. Tiêu chí chọn nơi cắm trại của vợ chồng trẻ là hoàn toàn thiên nhiên, nhiều cây cối, có sông, hồ, suối,... để các con trải nghiệm.

Mỗi chuyến đi, chị Hà My lên kế hoạch trước 1-2 ngày, chủ yếu là tìm địa điểm, còn lại ăn uống, sinh hoạt đã quen nên không cần chuẩn bị quá nhiều. Chi phí thường rơi vào khoảng 400.000 đồng tiền xăng, 300.000 đồng tiền ăn cho cả gia đình.

Gia đình Hà Nội nghiện 'ngủ rừng ăn suối', chụp ảnh 'vạn người mê'Gia đình Hà Nội nghiện 'ngủ rừng ăn suối', chụp ảnh 'vạn người mê'

Các đồ cắm trại như lều, thảm, ghế được ông xã chị My gấp gọn trong cốp xe nên việc chuẩn bị không hề mất thời gian. “Mình dùng chủ yếu là các vật dụng thân thiện môi trường, dùng được nhiều lần, bền bỉ. Thời điểm dịch, mình luôn chuẩn bị thêm nước rửa tay cho các bé”, chị My cho biết.

Mỗi chuyến đi là một “khóa học làm cha mẹ” 

Vợ chồng chị My luôn cố gắng giúp các con vừa học vừa chơi. Chị My thường xuyên nghĩ ra các trò chơi như “tìm kho báu” để các bé luyện từ vựng tiếng Anh về các món đồ hay thử thách lên danh sách đồ cá nhân cho buổi cắm trại… Những trò chơi này giúp hai bé hào hứng hơn.

“Mỗi nơi đặt chân tới, vợ chồng mình thường cho các con lưu lại dấu chân đầu tiên trước khi bố cắm lều. Dấu chân sẽ phai đi nhưng kỷ niệm và tình cảm của hai anh em sẽ lưu giữ mãi. Hai bé luôn đi cùng nhau, anh lớn cũng biết chăm sóc và bảo vệ em gái”, chị nói.

Gia đình Hà Nội nghiện 'ngủ rừng ăn suối', chụp ảnh 'vạn người mê'

Gia đình nhỏ đặt bàn ăn ngay trên con suối ở Hòa Bình

Gia đình Hà Nội nghiện 'ngủ rừng ăn suối', chụp ảnh 'vạn người mê'

Một chuyến cắm trại ngay ngoại ô thành phố Hà Nội

Vợ chồng anh chị rất chú trọng dạy con dọn rác, bảo vệ môi trường.

“Mỗi chuyến đi không chỉ là khóa học dành tặng con mà còn là khóa học làm bố mẹ cho vợ chồng mình”, chị My tâm sự. Hồi đầu, anh chị vụng về từ dựng trại, nấu nướng, sắp xếp đồ dùng nhưng càng đi nhiều, các công việc này càng trở nên thuần thục, dễ dàng. Chị My cũng biết cách bình tĩnh, xử lý các tình huống nôn, trớ, mệt mỏi cho con. 

“Có khi đang đi đường thì vướng đinh, thủng lốp hay háo hức tới địa điểm nào đó mà thực tế lại không giống tưởng tượng… Nhưng thay vì thất vọng, vợ chồng mình bình tĩnh tìm cách khắc phục”, chị My chia sẻ. 

Gia đình Hà Nội nghiện 'ngủ rừng ăn suối', chụp ảnh 'vạn người mê'

Theo mocchautourism.com
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tuổi trẻ BĐBP xung kích, sáng tạo, quyết thắng

    Tuổi trẻ BĐBP xung kích, sáng tạo, quyết thắng

    Quốc phòng -
    Những năm qua, tuổi trẻ lực lượng Bộ đội Biên phòng Sơn La đã phát huy vai trò xung kích trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới; tham gia xây dựng “Thế trận biên phòng toàn dân” vững chắc, góp phần phát triển kinh tế, xã hội khu vực biên giới của tỉnh, xây dựng được hình ảnh đẹp người lính quân hàm xanh.
  • 'Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

    Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

    Xã hội -
    Những năm qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh đã phối hợp với các đơn vị triển khai chương trình phẫu thuật miễn phí cho trẻ bị khuyết tật khe hở môi, khe hở vòm miệng trên địa bàn tỉnh, mang lại nụ cười và cho các em một tương lai tốt đẹp hơn.
  • 'Người giữ nghề rèn truyền thống ở bản Pặt Pháy

    Người giữ nghề rèn truyền thống ở bản Pặt Pháy

    Gương sáng bản làng -
    Là thế hệ thứ 3 trong gia đình có nghề rèn truyền thống, lò rèn của gia đình ông Vì Văn Xiên, bản Pặt Pháy, xã Dồm Cang, huyện Sốp Cộp, vẫn sớm tối “đỏ lửa” trong gần 40 năm qua. Với những bí quyết gia truyền, sản phẩm rèn có độ tinh xảo, sắc và bền, được nhiều khách hàng ưa chuộng.
  • 'Cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI

    Cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI

    Cải cách hành chính -
    PAPI là Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam nhằm đo lường và so sánh trải nghiệm, cảm nhận của người dân về hiệu quả, chất lượng thực thi chính sách, cung cấp dịch vụ công của chính quyền địa phương. Thời gian qua, chính quyền các cấp trong tỉnh đã đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công vụ, góp phần nâng chỉ số PAPI tỉnh Sơn La năm 2023 vươn lên đứng thứ 30/63 tỉnh, thành phố, tăng 17 bậc so với năm 2022.
  • 'Xây dựng và phát triển các sản phẩm cá sông Đà

    Xây dựng và phát triển các sản phẩm cá sông Đà

    Kinh tế -
    Quỳnh Nhai hiện có hơn 10.000 ha mặt nước lòng hồ, đây là lợi thế để huyện phát triển nuôi cá lồng và đánh bắt thủy sản. Với sản lượng thủy sản nuôi và đánh bắt lớn, các HTX, hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện đã từng bước phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương, xây dựng thương hiệu cá sông Đà của Quỳnh Nhai.
  • 'Chung tay xóa nghèo ở xã đặc biệt khó khăn

    Chung tay xóa nghèo ở xã đặc biệt khó khăn

    Xã hội -
    Những năm qua, huyện Mai Sơn đã huy động hiệu quả các nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn, giúp hộ nghèo từng bước nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
  • 'Nông dân Sơn La tích cực chuyển đổi số

    Nông dân Sơn La tích cực chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp đang được nông dân trong tỉnh tích cực triển khai, áp dụng từ quy trình sản xuất đến quảng bá, kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, nâng cao giá trị sản phẩm, hướng tới hình thành nền sản xuất nông nghiệp hiện đại.
  • 'HTX tiêu biểu trong sản xuất nông nghiệp

    HTX tiêu biểu trong sản xuất nông nghiệp

    Kinh tế -
    Với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hỗ trợ nhau tiêu thụ sản phẩm, liên kết phát triển bền vững, HTX nông nghiệp An Phú, tổ 2, phường Chiềng An, Thành phố, là HTX tiêu biểu của tỉnh, đã tạo việc làm, thu nhập ổn định cho các thành viên và nhiều lao động.
  • 'Ổn định sản xuất, chăm lo đời sống người lao động

    Ổn định sản xuất, chăm lo đời sống người lao động

    Xã hội -
    Những ngày tháng 5 lịch sử, cán bộ, công nhân, người lao động tại các nhà máy trên địa bàn huyện Mai Sơn đang nỗ lực thi đua, sản xuất, phấn đấu lập nhiều thành tích chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ; 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và kỷ niệm 134 năm Ngày Quốc tế lao động 1/5.
  • 'Đẩy mạnh phong trào thi đua trong cán bộ, công chức, viên chức

    Đẩy mạnh phong trào thi đua trong cán bộ, công chức, viên chức

    Xã hội -
    Công đoàn Viên chức tỉnh có 69 công đoàn cơ sở, 3.508 đoàn viên. Những năm qua, phong trào thi đua tại các công đoàn cơ sở được triển khai sâu rộng, góp phần quan trọng hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, khơi dậy ý thức trách nhiệm, sức sáng tạo trong quá trình công tác, học tập của cán bộ, đoàn viên công đoàn.
  • 'Thanh niên xung phong trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh niên xung phong trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    70  năm đã trôi qua, nhưng ký ức của những thanh niên xung phong trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn in đậm về những ngày tháng hào hùng tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ tuyến giao thông huyết mạch lên chiến trường Điện Biên Phủ. Không để một giờ “mạch máu giao thông ngừng chảy”, những thanh niên xung phong đã hiến dâng tuổi thanh xuân, xương máu, góp sức làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
  • 'Lực lượng vũ trang Sơn La trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    Lực lượng vũ trang Sơn La trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, mốc son chói lọi trong lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, là cuộc chiến không cân sức của một dân tộc nhỏ, yếu, mới thoát khỏi ách nô lệ đã đánh thắng đế quốc, thực dân sừng sỏ, hùng mạnh bậc nhất thế giới trong thế kỷ XX. Buộc thực dân Pháp phải ký vào hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 11/7/1954, công nhận nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương.