Huy động nguồn lực đưa điện về nông thôn

Thực hiện mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ hộ gia đình được dùng điện sinh hoạt an toàn đạt 99% theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra. Đây là nhiệm vụ khó khăn, bởi điều kiện của tỉnh miền núi, hầu hết những nơi chưa có điện quốc gia thường nằm rải rác, xa khu dân cư, địa hình thi công phức tạp, đầu tư rất tốn kém. Song với quyết tâm cao nhất, đến nay, toàn tỉnh đã nâng tỷ lệ hộ được sử dụng điện sinh hoạt đạt 98,8%.

Hộ gia đình ở bản Ngoại, xã Chiềng Cọ, Thành phố được cấp điện.

Tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện dự án cấp điện nông thôn, giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố triển khai đồng bộ các giải pháp, đặc biệt là huy động các nguồn vốn từ nhiều chương trình dự án, cân đối ngân sách đầu tư. Ban Dân tộc tỉnh tham mưu UBND tỉnh xem xét, trình HĐND tỉnh ban hành nghị quyết phân bổ vốn ngân sách Trung ương và vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế  - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021-2025; nghị quyết về kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

UBND tỉnh ban hành kế hoạch về thực hiện chương trình giai đoạn 2021-2025 với tổng kế hoạch vốn hơn 8.690 tỷ đồng (trong đó riêng đối với dự án đầu tư công trình điện, điện không an toàn có tổng vốn 200,8 tỷ đồng). Sở NN&PTNT tham mưu UBND tỉnh đầu tư nâng cấp điện từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, đầu tư cho 976 hộ, dự kiến tổng mức đầu tư hơn 43,9 tỷ đồng. Sở LĐ,TB&XH tham mưu thực hiện từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn 2 huyện Thuận Châu và Sốp Cộp đầu tư 2.134 hộ, dự kiến tổng mức đầu tư 97 tỷ đồng. Công ty Điện lực Sơn La xây dựng kế hoạch lắp đặt công tơ mới giai đoạn 2022 - 2025 trên 12.000 hộ dân.

Bà Phạm Thị Doan, Giám đốc Sở Công Thương, cho biết: Ngành tham mưu cho UBND tỉnh triển khai kế hoạch chương trình cấp điện nông thôn 2021-2025; lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia để giao UBND các huyện, thành phố thực hiện mục tiêu cấp điện nông thôn với tổng số vốn 341 tỷ đồng, đầu tư cấp điện cho khoảng 7.394 hộ (nâng cấp điện cho 7.032 hộ và đầu tư mới 362 hộ). Chủ trì triển khai thực hiện tiểu dự án cấp điện nông thôn từ điện lưới quốc gia tỉnh Sơn La.

Các huyện, thành phố rà soát số hộ chưa được sử dụng điện, số hộ đang sử dụng điện chưa an toàn trên địa bàn; huy động các nguồn lực, lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án, triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh chương trình cấp điện nông thôn trên địa bàn; xây dựng kế hoạch cấp điện, nâng cấp điện an toàn cho các hộ giai đoạn 2022 - 2025; lập dự án theo 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Tuyên truyền, vận động nhân dân ủng hộ, hiến đất, giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà thầu thi công công trình trên địa bàn.

Với các giải pháp đồng bộ, từ năm 2021 - 2022, tỉnh Sơn La đầu tư cấp mới điện cho 8.748 hộ chưa được sử dụng điện và đầu tư nâng cấp điện an toàn cho 4.848 hộ. Năm 2023, toàn tỉnh phấn đấu tỷ lệ hộ được sử dụng điện sinh hoạt đạt trên 99,2%, trong đó: Tỷ lệ hộ sử dụng điện sinh hoạt an toàn đạt 95%; đầu tư cấp mới cho 4.395 hộ; nâng cấp điện an toàn cho 5.118 hộ. Cụ thể: Tiểu dự án cấp điện nông thôn từ điện lưới quốc gia tỉnh Sơn La, phấn đấu cấp điện cho 1.283 hộ chưa được sử dụng điện và nâng cấp điện an toàn cho khoảng 3.020 hộ. UBND các huyện lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện các dự án đầu tư cấp điện an toàn cho 2.120 hộ dân (đầu tư mới cho 112 hộ, nâng cấp điện an toàn cho 2.098 hộ). Phát triển công tơ mới cho các hộ dân tại các vùng đã có điện lưới quốc gia khoảng 3.000 hộ. Dự kiến tổng nhu cầu vốn năm 2023 hơn 285,8 tỷ đồng, trong đó: Tiểu dự án cấp điện nông thôn từ điện lưới quốc gia tỉnh Sơn La trên 211,8 tỷ đồng; dự án các huyện làm chủ đầu tư hơn 67,9 tỷ đồng; ngành Điện đầu tư phát triển công tơ mới 6 tỷ đồng.

Hộ gia đình ở bản Ngoại, xã Chiềng Cọ, Thành phố được cấp điện.

Ông Nguyễn Đức Thặng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Châu, thông tin: Trên cơ sở rà soát nhu cầu của các hộ dân và xem xét mức độ ưu tiên, cân đối nguồn vốn, năm 2023, huyện Thuận Châu dự kiến cấp điện cho 1.184 hộ, trong đó đầu tư mới cho 74 hộ, nâng cấp điện an toàn cho 1.110 hộ, tổng nguồn vốn 41 tỷ 440 triệu đồng.

Tại hội nghị triển khai thực hiện chương trình cấp điện nông thôn, ông Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nhấn mạnh: Các sở, ngành, các huyện, thành phố tiếp tục đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt đầu tư các dự án. Tập trung cân đối nguồn vốn, lồng ghép các chương trình, dự án, huy động các nguồn lực, phân kỳ đầu tư cần cấp điện theo quy hoạch vùng dân cư. Ưu tiên đầu tư cho các xã, bản cam kết sớm hoàn thành giải phóng mặt bằng. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện các gói thầu...

Với quyết tâm cao, các cấp, các ngành của tỉnh tập trung chỉ đạo, triển khai, phát huy hiệu quả vốn đầu tư cấp điện nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, gắn với đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng nông thôn mới.

Phạm Đức
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Cần có biện pháp cấp bách ngăn chặn lừa đảo qua điện thoại

    Cần có biện pháp cấp bách ngăn chặn lừa đảo qua điện thoại

    Pháp luật -
    Thời gian gần đây, lợi dụng sự cả tin của người dân, nhiều đối tượng xấu tiếp tục thực hiện hành vi giả danh cơ quan công an, cán bộ công an phường gọi điện hoặc nhắn tin cho người dân, hướng dẫn người dân cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử qua ứng dụng VNeID giả mạo; hoặc yêu cầu, thúc ép người dân tạo tài khoản, điền một số thông tin cá nhân vào đường link do đối tượng cung cấp để bổ sung thông tin dân cư.
  • 'Giá hàng hóa nguyên liệu cuối tuần qua hồi phục mạnh

    Giá hàng hóa nguyên liệu cuối tuần qua hồi phục mạnh

    Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc tuần 6-10/5, với 21 trên tổng số 31 mặt hàng đóng cửa trong sắc xanh, lực mua hoàn toàn áp đảo trên cả 4 nhóm hàng hóa nguyên liệu đang được giao dịch liên thông thế giới tại MXV, kéo chỉ số MXV-Index chốt tuần hồi phục mạnh 1,61% lên 2.302 điểm, cao nhất kể từ đầu tháng 5.
  • 'Luồng gió mới cho sản phẩm văn hóa bản địa

    Luồng gió mới cho sản phẩm văn hóa bản địa

    Văn hoá - Xã hội -
    Thay vì tiêu thụ sản phẩm văn hóa ngoại lai, các trò chơi du nhập từ nước ngoài, thế hệ trẻ Việt Nam đã và đang nhanh chóng bắt nhịp tiến trình sáng tạo sản phẩm lấy cảm hứng từ văn hóa bản địa, tạo nên một cộng đồng giải trí mới, đầy tự hào và hứng khởi.
  • 'Chuyển đổi số trong hoạt động Đội

    Chuyển đổi số trong hoạt động Đội

    Gương sáng bản làng -
    “Sinh hoạt Đội số”; “Không gian đọc sách và trải nghiệm sinh hoạt Đội số”; “Cẩm nang đội viên thông minh”; “Cùng em khám phá Mộc Châu qua ô cửa số”... Đó là những công trình được cô giáo Đỗ Thu Thảo, tổng phụ trách Đội, Trường tiểu học Mộc Lỵ, huyện Mộc Châu, đam mê, sáng tạo đã tạo bước đột phá trong chuyển đổi số các hoạt động Đội của nhà trường.
  • 'Đoàn kết, nỗ lực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi ở bản Mạt

    Đoàn kết, nỗ lực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi ở bản Mạt

    Kinh tế -
    Trước đây, bản Mạt là bản khó khăn nhất của xã biên giới Mường Lèo, huyện Sốp Cộp. Nhưng với sự hỗ trợ của Nhà nước, quyết tâm của cấp ủy, Ban quản lý bản và sự đoàn kết, nỗ lực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi của nhân dân, đời sống của 111 hộ trong bản từng ngày thay đổi.
  • 'Phòng, chống bệnh dại từ vật nuôi

    Phòng, chống bệnh dại từ vật nuôi

    Xã hội -
    Theo thống kê, huyện Yên Châu có khoảng 13.350 con chó, mèo trong diện phải tiêm phòng. Hiện nay, đang bước vào mùa nắng nóng dễ phát sinh dịch bệnh dại, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các xã, thị trấn chủ động thực hiện việc phòng, chống bệnh dại và tổ chức tiêm vắc xin cho đàn chó, mèo.
  • 'Dân vận khéo gắn với lợi ích của nhân dân

    Dân vận khéo gắn với lợi ích của nhân dân

    Xây dựng Đảng -
    “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, khắc ghi lời Bác dạy, Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể huyện Vân Hồ chú trọng thực hiện công tác dân vận với nhiều mô hình thiết thực, hiệu quả, góp phần thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.
  • 'Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu

    Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu

    Nông nghiệp -
    Trên địa bàn tỉnh, tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra phức tạp và khó dự đoán. Chủ động ứng phó, tỉnh Sơn La ban hành kế hoạch, triển khai nhiều hoạt động, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và nhân dân trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
  • 'Mai Sơn nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP

    Mai Sơn nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP

    Nông nghiệp -
    Mai Sơn là huyện có nhiều lợi thế về đất đai, khí hậu để phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Những năm gần đây, huyện đã tập trung phát triển các sản phẩm OCOP, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường và tăng thu nhập cho người nông dân.
  • 'Thành phố mở rộng hợp tác đối ngoại

    Thành phố mở rộng hợp tác đối ngoại

    Đối ngoại -
    Cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của tỉnh, thành phố Sơn La triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp tăng cường công tác đối ngoại trên tất cả các lĩnh vực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.