Co Mạ phát triển thương mại, dịch vụ

Là trung tâm cụm 6 xã vùng cao của huyện Thuận Châu, những năm qua, xã Co Mạ đã khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển hoạt động thương mại, dịch vụ đa dạng, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn xã và các xã lân cận.

Bà con mua sắm tại chợ phiên xã Co Mạ ngày Quốc khánh 2/9.
Ảnh: Nguyễn Thư. 

Hiện nay, xã Co Mạ có gần 100 hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ, tập trung chủ yếu một số lĩnh vực, như: Hàng khô, thực phẩm tươi sống, quần áo; hàng tiêu dùng, tạp hóa; dịch vụ xay xát, sửa chữa xe máy, xây dựng, quán ăn, cơ sở lưu trú... tại khu vực ngã ba bản Pha Khuông, bản Co Mạ. Định kỳ thứ 5 hằng tuần, tại khu vực trung tâm xã diễn ra chợ phiên, các thương lái vận chuyển đủ loại hàng hóa đến phục vụ bà con. Nhân dân trong xã cũng mang theo các loại nông sản đến trao đổi, mua bán…

Thúc đẩy thương mại - dịch vụ phát triển, xã đã tuyên truyền, khuyến khích, tạo thuận lợi cho các tiểu thương mở rộng đầu tư kinh doanh. Tuyên truyền, vận động các hộ dân kinh doanh tuân thủ quy định của Luật Giao thông đường bộ, không lấn chiếm hành lang an toàn giao thông làm nơi kinh doanh. Tổ chức tập huấn, phòng cháy chữa cháy; tạo điều kiện cho các hộ tham gia kinh doanh tại khu vực đông dân cư, khu vực có lợi thế trên trục tỉnh lộ 108.

Bà con bản Cửa Rừng mua điện thoại tại cửa hàng khu trung tâm xã.

Ông Thào A Súa, Phó Chủ tịch UBND xã, cho biết: Hằng năm, xã đã tuyên truyền các hộ kinh doanh chấp hành nghiêm quy định pháp luật kinh doanh hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm. Nâng cao nhận thức cho nhân dân về nhận biết hàng giả, hàng nhái và tác hại của sử dụng hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng, đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức cho các hộ kinh doanh ký cam kết chấp hành quy định về sản xuất, kinh doanh, chế biến; kiểm tra chất lượng hàng hóa vào các dịp cao điểm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa.

Gia đình anh Lò Văn Đức, bản Pha Khuông, xã Co Mạ, kinh doanh các thiết bị đồ gia dụng. Anh Đức cho biết: Chúng tôi nhập hàng tại các đại lý phân phối chính hãng của công ty, doanh nghiệp; thường xuyên cập nhật mẫu mã mới, đảm bảo chất lượng, không kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng. 

Khách hàng mua đồ dùng gia đình tại trung tâm xã Co Mạ. 

Đa dạng các loại hình kinh doanh, dịch vụ đã thu hút đông đảo nhân dân các xã Long Hẹ, É Tòng, Mường Bám, Co Tòng, Pá Lông đến mua sắm, vui chơi vào các ngày lễ, tết, Quốc khánh 2/9… Từ đó, giúp các hộ kinh doanh nâng cao thu nhập, doanh thu bình quân đạt từ 70 triệu đồng - 300 triệu đồng trở lên/hộ/năm. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được cải thiện. 

Gia đình chị Vừ Thị Tùng, bản Pha Khuông, sản xuất và kinh doanh đồ thổ cẩm dân tộc Mông để phục vụ nhu cầu mua sắm và sử dụng của phụ nữ. Chị Tùng cho biết: Gia đình có 6 máy may, thực hiện may các họa tiết, hoa văn, áo, váy, trang phục… theo yêu cầu của khách hàng. Mỗi năm, gia đình bán hơn 1.000 sản phẩm thủ công, thu nhập khoảng 300 triệu đồng. Đồng thời, tạo việc làm cho 6 lao động địa phương, với mức tiền công là 4,5 triệu đồng/người/tháng.

Còn chị Vàng Thị Xế, bản Cửa Rừng, cho biết: Trước đây, khi sửa chữa điện thoại hoặc mua phân bón, ngô giống, gia đình tôi thường phải về trung tâm huyện cách nhà gần 40km. Những năm gần đây, trung tâm xã có nhiều cửa hàng buôn bán vật tư nông nghiệp và sửa chữa điện tử, điện lạnh, gia đình tôi lựa chọn mua tại đây, vì giá cả hợp lý, chất lượng đảm bảo, quãng đường đi ngắn và thuận tiện hơn.

Hiện nay, xã Co Mạ tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng, như đường giao thông, hệ thống điện chiếu sáng, nâng cấp chợ, thu hút tiểu thương, doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn. Phát triển thêm các loại mặt hàng điện tử, điện lạnh, xe máy quy mô lớn; khuyến khích và tạo điều kiện cho các hộ mở rộng kinh doanh, tăng thu nhập, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Huyền Trăng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng

    Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ huyện Mường La có 18 đảng bộ sở, 39 chi bộ cơ sở, với 6.497 đảng viên. Đảm bảo nghiêm kỷ cương, kỷ luật của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Mường La đã phát huy vai trò, tham mưu cấp ủy chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng, phòng ngừa sai phạm trong tổ chức đảng và đảng viên.
  • 'Quỳnh Nhai xây dựng xã không có ma túy

    Quỳnh Nhai xây dựng xã không có ma túy

    An ninh trật tự -
    Địa bàn huyện Quỳnh Nhai tuy không phải trọng điểm về ma túy, không có điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy, nhưng tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy vẫn tiềm ẩn nguy cơ phức tạp, khó lường. Thực hiện Đề án “Chuyển hóa, xây dựng xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Sơn La không có ma túy, giai đoạn 2023 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”, huyện Quỳnh Nhai đã quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, góp phần bảo đảm an ninh trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
  • 'Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương

    Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương

    Xã hội -
    Chủ đề của Tháng nhân đạo năm nay “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” với mục đích phát huy truyền thống tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam, lan tỏa sâu rộng phong trào “Người tốt, việc thiện - Chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái” vận động nguồn lực, xây dựng quỹ nhân đạo để hỗ trợ các đối tượng yếu thế trong xã hội, giúp họ có cuộc sống tốt hơn.
  • 'Chăm lo cho học sinh bán trú

    Chăm lo cho học sinh bán trú

    Xã hội -
    Đến Trường tiểu học và THCS Tà Hộc, huyện Mai Sơn vào cuối buổi sáng, ấn tượng đầu tiên của chúng tôi không gian trong lành, sạch, đẹp và thân thiện. Tại khu vực bếp ăn, do cơ sở vật chất còn thiếu, các em học sinh được chia ca, ngồi ngay ngắn để nhận phần ăn của mình.
  • 'Phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững

    Phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững

    Kinh tế -
    Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, nông dân huyện Bắc Yên phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng tập trung, quy mô trang trại, gia trại, mang lại hiệu quả kinh tế cao, hạn chế rủi ro dịch bệnh, góp phần thúc đẩy phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững.
  • 'Duy trì hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã

    Duy trì hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã

    Kinh tế -
    Những năm qua, các hợp tác xã trên địa bàn huyện Phù Yên đã phát huy tốt vai trò tiên phong trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm; kết nối tiêu thụ, giải quyết đầu ra sản phẩm nông nghiệp cho thành viên và nông dân; tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương.
  • 'Bản tin Podcast ngày 9/5/2024

    Bản tin Podcast ngày 9/5/2024

    Audio -
    Tin tức đáng chú ý có trong Bản tin thời sự ngày 9/5/2024: Đảm bảo các điều kiện tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu • Giám sát thực hiện chế độ học sinh bán trú • Phổ biến, triển khai Luật Đất đai năm 2024 • Xăng RON95-III giảm hơn 1.400 đồng/lít • Bắt tạm giam Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
  • 'Chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù

    Chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù

    Ảnh -
    Tà Chì Nhù nằm trên địa bàn xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, là một phần của khối núi Pú Luông, thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn. Tà Chì Nhù có độ cao 2.979m, là đỉnh núi đứng thứ bảy trong 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam, cảnh quan hùng vĩ, hệ sinh thái rừng đa dạng. Hiện nay tuyến trải nghiệm từ xã Ngọc Chiến, huyện Mường La đi qua bản Nậm Nghẹp leo tới đỉnh cao nhất là một cung đường hấp dẫn, đang thu hút đông đảo du khách trải nghiệm.