Măng rừng trong văn hóa ẩm thực của đồng bào miền núi

Nói đến văn hóa ẩm thực của đồng bào các dân tộc Sơn La - Tây Bắc không thể không kể đến những món ăn được chế biến từ măng rừng. Món “rau của 4 mùa” này là món quà thiên nhiên ban tặng cho những người con của núi rừng, đã đi vào tiềm thức, hiện hữu từng ngày và trở thành văn hóa ẩm thực dân tộc.

Bà con đi hái măng rừng.

Hiếm có loại rau rừng nào lại có mặt quanh năm như măng. Đồng bào miền núi tính mùa măng bắt đầu từ sau Tết Nguyên đán, khi những cơn mưa xuân lất phất bay và tiếng sấm đầu mùa gọi những búp măng nhú lên khỏi mặt đất. Cứ thế, mùa măng gối nhau, hết măng đắng lại đến măng hốc, măng ngọt, măng lay, măng bương, măng mai, măng dê, măng sặt, măng bát độ... quanh năm suốt tháng, mùa nào cũng có măng. Ấy vậy nên măng mới gần gũi và gắn bó mật thiết với đời sống và văn hóa ẩm thực của đồng bào các dân tộc ở Sơn La đến vậy. Ngày xưa, khi còn vụ no, vụ đói, chỉ cần vài búp măng vùi bếp củi, vỏ cháy đen mà cùi măng trắng nõn, thơm mùi nướng bày lên mâm với bát muối ớt là đủ bữa. Bây giờ, là đặc sản của các nhà hàng, quán ăn và khách thập phương

Trong cuộc sống thường nhật, măng xuất hiện thường xuyên trong bữa cơm mỗi gia đình, nhưng được chế biến đa dạng, hương vị phong phú, kích thích vị giác người ăn. Mỗi loại măng sẽ có những cách chế biến riêng tạo nên nét đặc trưng. Ví như măng đắng thường được luộc kỹ hơn, bát “chẳm chéo’cũng nhiều ớt, mắc khén hơn để vị cay nồng của đồ chấm át đi vị đắng của búp măng. Những loại măng nhỏ, như lay, măng dê, măng sặt, vốn luôn được ưu ái đưa lên các bàn tiệc đãi khách bởi hương vị cuốn hút, dễ chế biến thành những món xào kết hợp với thịt hay những loại thực phẩm khác. Măng bương, măng hốc thường được hái về thái mỏng, ngâm ủ làm măng chua, măng ớt, để ăn quanh năm, hoặc luộc chín phơi dưới ánh nắng, hay hong trên gác bếp làm măng khô.

Dù cách chế biến đơn giản hay đa dạng, măng rừng vẫn luôn có hương vị đặc biệt mà không loại rau củ nào có được. Nhất là măng ngọt, như măng bát độ, măng bói (tiếng Thái gọi là nó bói), chỉ cần luộc sơ là có thể thưởng thức và cảm nhận vị giòn, ngọt của thức quà núi rừng này.

Măng rừng cứ vậy đi vào văn hóa ẩm thực truyền đời của đồng bào miền núi. Nếu đồng bào dân tộc Thái coi măng là một trong những lễ vật không thể thiếu trên mâm cơm dâng cúng trong lễ hội “Xên Lẩu nó”, thì dân tộc Dao cũng chẳng thể bỏ sót đĩa măng luộc trong bữa cơm cúng gia tiên ngày Tết Thanh minh đầu tháng 3 âm lịch. Còn dân tộc La Ha lại tính thời điểm măng đắng bắt đầu nhú khỏi mặt đất để tổ chức lễ hội “Dâng Hoa măng” và lấy măng đắng cùng với hoa mạ rệ làm biểu tượng cho lễ hội này. Đây là việc làm ý nghĩa để con cháu thể hiện lòng biết ơn với mẹ thiên nhiên, nơi cho họ nguồn sống và nhắc nhớ nhau về cội nguồn dân tộc. Măng rừng xuất hiện trong những nghi lễ truyền thống cũng phản ánh sâu sắc tập tục sinh sống, tín ngưỡng và văn hóa của các dân tộc thiểu số gắn bó lâu đời với đại ngàn Tây Bắc, trở thành một phần quen thuộc trong đời sống.

Cuộc sống ngày càng đổi thay, bữa cơm mỗi gia đình dù đạm bạc hay sung túc, dù giản đơn hay đủ sơn hào hải vị thì măng rừng vẫn khó thay đổi trong thói quen ẩm thực của những người Tây Bắc, hay những người từng một thời gắn bó với núi rừng. Miếng măng giòn ngọt, hay nhằn nhặn đắng, quyện với vị cay tê của “chẳm chéo” trong bữa cơm luôn là dư vị ấn tượng khó phai nhòa trong ký ức, đi vào đời sống và văn hóa ngàn đời của đồng bào các dân tộc miền núi.

 

Thảo Nguyên

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Bản tin Podcast ngày 2/5/2024

    Bản tin Podcast ngày 2/5/2024

    Audio -
    Tin tức đáng chú ý có trong Bản tin thời sự, thứ 5, ngày 2/5/2024: • Trao thưởng thành tích xuất sắc trong đấu tranh với tội phạm ma túy • Mường La mưa to, gió lốc gây thiệt hại trên 330 triệu đồng • Vòng sơ khảo Hội thi tìm kiếm tài năng nhí • Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ • Chính phủ Nhật Bản trao tặng huân chương cao quý cho nguyên Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương
  • 'Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Quốc hội đã thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026, phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Vương Đình Huệ.
  • '“Tượng đài mừng công” – khẳng định chiến thắng của quân và dân ta

    “Tượng đài mừng công” – khẳng định chiến thắng của quân và dân ta

    Cùng với di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, cụm Tượng đài tại di tích Bãi họp các quân binh chủng tuyên bố chiến thắng, mô tả Ðại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp với bộ đội các binh chủng, dân công hỏa tuyến và đồng bào các dân tộc trong buổi lễ mừng công Chiến dịch Ðiện Biên Phủ toàn thắng, cũng là một điểm dừng chân không thể bỏ qua khi đến với xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ.
  • 'Tuổi trẻ BĐBP xung kích, sáng tạo, quyết thắng

    Tuổi trẻ BĐBP xung kích, sáng tạo, quyết thắng

    Quốc phòng -
    Những năm qua, tuổi trẻ lực lượng Bộ đội Biên phòng Sơn La đã phát huy vai trò xung kích trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới; tham gia xây dựng “Thế trận biên phòng toàn dân” vững chắc, góp phần phát triển kinh tế, xã hội khu vực biên giới của tỉnh, xây dựng được hình ảnh đẹp người lính quân hàm xanh.
  • 'Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

    Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

    Xã hội -
    Những năm qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh đã phối hợp với các đơn vị triển khai chương trình phẫu thuật miễn phí cho trẻ bị khuyết tật khe hở môi, khe hở vòm miệng trên địa bàn tỉnh, mang lại nụ cười và cho các em một tương lai tốt đẹp hơn.
  • 'Người giữ nghề rèn truyền thống ở bản Pặt Pháy

    Người giữ nghề rèn truyền thống ở bản Pặt Pháy

    Gương sáng bản làng -
    Là thế hệ thứ 3 trong gia đình có nghề rèn truyền thống, lò rèn của gia đình ông Vì Văn Xiên, bản Pặt Pháy, xã Dồm Cang, huyện Sốp Cộp, vẫn sớm tối “đỏ lửa” trong gần 40 năm qua. Với những bí quyết gia truyền, sản phẩm rèn có độ tinh xảo, sắc và bền, được nhiều khách hàng ưa chuộng.
  • 'Cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI

    Cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI

    Cải cách hành chính -
    PAPI là Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam nhằm đo lường và so sánh trải nghiệm, cảm nhận của người dân về hiệu quả, chất lượng thực thi chính sách, cung cấp dịch vụ công của chính quyền địa phương. Thời gian qua, chính quyền các cấp trong tỉnh đã đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công vụ, góp phần nâng chỉ số PAPI tỉnh Sơn La năm 2023 vươn lên đứng thứ 30/63 tỉnh, thành phố, tăng 17 bậc so với năm 2022.
  • 'Xây dựng và phát triển các sản phẩm cá sông Đà

    Xây dựng và phát triển các sản phẩm cá sông Đà

    Kinh tế -
    Quỳnh Nhai hiện có hơn 10.000 ha mặt nước lòng hồ, đây là lợi thế để huyện phát triển nuôi cá lồng và đánh bắt thủy sản. Với sản lượng thủy sản nuôi và đánh bắt lớn, các HTX, hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện đã từng bước phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương, xây dựng thương hiệu cá sông Đà của Quỳnh Nhai.
  • 'Chung tay xóa nghèo ở xã đặc biệt khó khăn

    Chung tay xóa nghèo ở xã đặc biệt khó khăn

    Xã hội -
    Những năm qua, huyện Mai Sơn đã huy động hiệu quả các nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn, giúp hộ nghèo từng bước nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
  • 'Nông dân Sơn La tích cực chuyển đổi số

    Nông dân Sơn La tích cực chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp đang được nông dân trong tỉnh tích cực triển khai, áp dụng từ quy trình sản xuất đến quảng bá, kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, nâng cao giá trị sản phẩm, hướng tới hình thành nền sản xuất nông nghiệp hiện đại.