Măng rừng trong văn hóa ẩm thực của đồng bào miền núi

Nói đến văn hóa ẩm thực của đồng bào các dân tộc Sơn La - Tây Bắc không thể không kể đến những món ăn được chế biến từ măng rừng. Món “rau của 4 mùa” này là món quà thiên nhiên ban tặng cho những người con của núi rừng, đã đi vào tiềm thức, hiện hữu từng ngày và trở thành văn hóa ẩm thực dân tộc.

Bà con đi hái măng rừng.

Hiếm có loại rau rừng nào lại có mặt quanh năm như măng. Đồng bào miền núi tính mùa măng bắt đầu từ sau Tết Nguyên đán, khi những cơn mưa xuân lất phất bay và tiếng sấm đầu mùa gọi những búp măng nhú lên khỏi mặt đất. Cứ thế, mùa măng gối nhau, hết măng đắng lại đến măng hốc, măng ngọt, măng lay, măng bương, măng mai, măng dê, măng sặt, măng bát độ... quanh năm suốt tháng, mùa nào cũng có măng. Ấy vậy nên măng mới gần gũi và gắn bó mật thiết với đời sống và văn hóa ẩm thực của đồng bào các dân tộc ở Sơn La đến vậy. Ngày xưa, khi còn vụ no, vụ đói, chỉ cần vài búp măng vùi bếp củi, vỏ cháy đen mà cùi măng trắng nõn, thơm mùi nướng bày lên mâm với bát muối ớt là đủ bữa. Bây giờ, là đặc sản của các nhà hàng, quán ăn và khách thập phương

Trong cuộc sống thường nhật, măng xuất hiện thường xuyên trong bữa cơm mỗi gia đình, nhưng được chế biến đa dạng, hương vị phong phú, kích thích vị giác người ăn. Mỗi loại măng sẽ có những cách chế biến riêng tạo nên nét đặc trưng. Ví như măng đắng thường được luộc kỹ hơn, bát “chẳm chéo’cũng nhiều ớt, mắc khén hơn để vị cay nồng của đồ chấm át đi vị đắng của búp măng. Những loại măng nhỏ, như lay, măng dê, măng sặt, vốn luôn được ưu ái đưa lên các bàn tiệc đãi khách bởi hương vị cuốn hút, dễ chế biến thành những món xào kết hợp với thịt hay những loại thực phẩm khác. Măng bương, măng hốc thường được hái về thái mỏng, ngâm ủ làm măng chua, măng ớt, để ăn quanh năm, hoặc luộc chín phơi dưới ánh nắng, hay hong trên gác bếp làm măng khô.

Dù cách chế biến đơn giản hay đa dạng, măng rừng vẫn luôn có hương vị đặc biệt mà không loại rau củ nào có được. Nhất là măng ngọt, như măng bát độ, măng bói (tiếng Thái gọi là nó bói), chỉ cần luộc sơ là có thể thưởng thức và cảm nhận vị giòn, ngọt của thức quà núi rừng này.

Măng rừng cứ vậy đi vào văn hóa ẩm thực truyền đời của đồng bào miền núi. Nếu đồng bào dân tộc Thái coi măng là một trong những lễ vật không thể thiếu trên mâm cơm dâng cúng trong lễ hội “Xên Lẩu nó”, thì dân tộc Dao cũng chẳng thể bỏ sót đĩa măng luộc trong bữa cơm cúng gia tiên ngày Tết Thanh minh đầu tháng 3 âm lịch. Còn dân tộc La Ha lại tính thời điểm măng đắng bắt đầu nhú khỏi mặt đất để tổ chức lễ hội “Dâng Hoa măng” và lấy măng đắng cùng với hoa mạ rệ làm biểu tượng cho lễ hội này. Đây là việc làm ý nghĩa để con cháu thể hiện lòng biết ơn với mẹ thiên nhiên, nơi cho họ nguồn sống và nhắc nhớ nhau về cội nguồn dân tộc. Măng rừng xuất hiện trong những nghi lễ truyền thống cũng phản ánh sâu sắc tập tục sinh sống, tín ngưỡng và văn hóa của các dân tộc thiểu số gắn bó lâu đời với đại ngàn Tây Bắc, trở thành một phần quen thuộc trong đời sống.

Cuộc sống ngày càng đổi thay, bữa cơm mỗi gia đình dù đạm bạc hay sung túc, dù giản đơn hay đủ sơn hào hải vị thì măng rừng vẫn khó thay đổi trong thói quen ẩm thực của những người Tây Bắc, hay những người từng một thời gắn bó với núi rừng. Miếng măng giòn ngọt, hay nhằn nhặn đắng, quyện với vị cay tê của “chẳm chéo” trong bữa cơm luôn là dư vị ấn tượng khó phai nhòa trong ký ức, đi vào đời sống và văn hóa ngàn đời của đồng bào các dân tộc miền núi.

 

Thảo Nguyên

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Sông Mã quản lý mã số vùng trồng cây ăn quả xuất khẩu

    Sông Mã quản lý mã số vùng trồng cây ăn quả xuất khẩu

    Kinh tế -
    Mở rộng thị trường tiêu thụ, hướng đến xuất khẩu nông sản cho nhân dân, huyện Sông Mã đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động các HTX, doanh nghiệp và nhân dân phát triển sản xuất theo hướng hữu cơ, VietGAP; tập trung xây dựng mã số vùng trồng cho các vùng chuyên canh cây ăn quả, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản.
  • 'Thắp sáng ngọn lửa tri thức nơi vùng cao

    Thắp sáng ngọn lửa tri thức nơi vùng cao

    Văn hóa - Xã hội -
    Là một trong những xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Sông Mã, với nhiệt huyết và trách nhiệm thắp sáng ngọn lửa tri thức nơi vùng cao, thầy và trò Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Pú Bẩu luôn thực hiện tốt phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.
  • 'Đăng nhập trái phép vào tài khoản khách hàng để chiếm đoạt tiền

    Đăng nhập trái phép vào tài khoản khách hàng để chiếm đoạt tiền

    Pháp luật -
    Ngày 11/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Sơn La đã tống đạt các quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với Lò Minh Phương, sinh năm 1991, trú tại tổ 2, phường Chiềng Cơi, thành phố Sơn La, nguyên là nhân viên một ngân hàng trên địa bàn thành phố Sơn La, về hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
  • '“Mái nhà” của những yêu thương

    “Mái nhà” của những yêu thương

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Chung tay thực hiện mục tiêu “Vì người nghèo- không để ai bị bỏ lại phía sau”, Công an Sơn La đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực vì an sinh xã hội. Một trong số hoạt động nhân văn đó là thực hiện Đề án “Tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Sơn La”, đưa các em có hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa về nuôi dưỡng dưới “mái nhà” của Công an tỉnh, giúp cho các em viết tiếp ước mơ về một tương lai tươi sáng, ấm áp tình người.
  • 'Phản bác một số quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận chống phá Đại hội XIV của Đảng

    Phản bác một số quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận chống phá Đại hội XIV của Đảng

    Nhận diện và đấu tranh phản bác một số quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận hiện nay là biện pháp quan trọng hàng đầu trong bảo vệ nền tảng tư tưởng, đường lối, chủ trương của Đảng, đặc biệt chỉ rõ nội dung, âm mưu, thủ đoạn của chúng tập trung chống phá vào thời điểm Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng là vấn đề cấp thiết hiện nay. Trên cơ sở đó xác định một số nhiệm vụ Quân đội tham gia đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới.
  • 'Bảo tồn và phát huy văn hóa dân gian dân tộc La Ha

    Bảo tồn và phát huy văn hóa dân gian dân tộc La Ha

    Văn hoá - Xã hội -
    Đồng bào dân tộc La Ha có nhiều nét văn hóa dân gian đặc sắc, đa dạng từ các điệu múa, dân ca, các nghi lễ mang bản sắc riêng biệt. Thời gian qua, huyện Mường La đã quan tâm khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của người La Ha, tránh bị mai một.
  • 'Bản tin Podcast ngày 10/5/2024

    Bản tin Podcast ngày 10/5/2024

    Audio -
    Tin tức đáng chú ý có trong Bản tin thời sự ngày 10/5/2024 Tăng cường phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn • Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Mộc Châu • Tổng kết 30 năm hoạt động khuyến nông tỉnh Sơn La • Dự báo nắng nóng gay gắt, công suất thiêu thụ điện tháng 5 có thể vượt đỉnh • Hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024
  • 'Hội nghị chuyên đề công tác kiểm tra, giám sát

    Hội nghị chuyên đề công tác kiểm tra, giám sát

    Xây dựng Đảng -
    Ngày 10/5, Huyện ủy Mường La đã tổ chức Hội nghị chuyên đề công tác kiểm tra, giám sát. Đồng chí Lường Thị Vân Anh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy dự, chỉ đạo và quán triệt, hướng dẫn các chuyên đề tại hội nghị.