Chuyển động từ Tân Hợp trong việc học và làm theo Bác

Từ thị trấn huyện đi theo con đường nhựa gần 40 km, chúng tôi đến xã Tân Hợp, huyện Mộc Châu, vùng đất ven sông Đà. Đón chúng tôi, đồng chí Mùi Văn Nghị, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Tân Hợp, thông tin: Xã có 10 bản, trong đó có 3 bản di dân tái định cư thủy điện Hòa Bình. Cuộc sống của đồng bào nơi đây đang dần khởi sắc nhờ lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, sản xuất theo hướng hàng hóa.

Giọng nữ
Đường về bản Tầm Phế, xã Tân Hợp, huyện Mộc Châu, được bê tông.

Với địa hình chủ yếu đồi núi dốc, đất bạc màu, cùng với khí hậu khắc nghiệt, nên sản xuất nông nghiệp ở Tân Hợp gặp nhiều khó khăn. Học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng bộ xã đã lãnh đạo các chi bộ, ban quản lý bản, lựa chọn những việc làm cụ thể để nâng cao đời sống nhân dân; trong đó, tập trung vận động nhân dân phát triển mô hình kinh tế gắn với xây dựng nông thôn mới, tạo sức bật từ cơ sở. 

Các bản đã tuyên truyền nhân dân chuyển đổi trồng cây ăn quả chất lượng cao thay thế các cây lương thực kém hiệu quả trên nương và phát triển chăn nuôi. Hiện nay, diện tích cây ăn quả của xã đã phát triển lên trên 670 ha nhãn, cam, bưởi da xanh, chuối. Nuôi thả cá trên diện tích 6 ha ao và 135 lồng cá trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình. Bên cạnh đó, vận động nhân dân chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hóa, nuôi nhốt chuồng, gắn với trồng cỏ, phòng chống dịch bệnh.

Đầu năm 2023, xã Tân Hợp được huyện Mộc Châu lựa chọn triển khai mô hình trồng ngô sinh khối ở bản Nà Sánh và Nà Mường, với 47 hộ tham gia trồng gần 35 ha. Trong đó, ngân sách huyện hỗ trợ gần 80 triệu đồng; Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu hỗ trợ 207 tấn phân; Công ty cổ phần ngô sinh khối Việt Nam ứng trước giống, vật tư, hỗ trợ nhân công và máy bay phun phòng trừ sâu keo mùa thu, mô hình bước đầu cho tín hiệu rất khả quan.

Trồng ngô sinh khối tại xã Tân Hợp.

Qua mô hình trồng thử nghiệm năm 2023 cho thấy cây ngô sinh khối có thời gian thu hoạch ngắn, khoảng 3 tháng/vụ, một năm có thể trồng 2 vụ. Ngô sinh khối ít chịu ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết, sâu bệnh, mật độ cây trồng dày hơn, trung bình 1 ha ngô sinh khối cho thu hoạch khoảng 23 tấn, với giá bán bình quân 1.950 đồng/kg, sau khi trừ chi phí người dân thu lợi khoảng 18 triệu đồng/ha, cao hơn 6 triệu đồng/ha so với trồng ngô lấy hạt. Từ hiệu quả mô hình trồng thí điểm, năm 2024 xã phấn đấu trồng 500 ha ngô sinh khối, vượt chỉ tiêu huyện giao 365 ha, hiện nhân dân các bản đang tích cực triển khai làm đất, chuẩn bị xuống giống.

Trong xây dựng nông thôn mới, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, Tân Hợp đã phát huy nội lực, vận động người dân tích cực tham gia đóng góp công làm đường giao thông nông thôn, vệ sinh môi trường, trồng cây xanh dọc các tuyến đường giao thông... Nhờ đó, nhiều công trình, phần việc được nhân dân đồng lòng thực hiện đã góp phần cùng địa phương hoàn thành các tiêu chí quan trọng. Đến nay, nhân dân trong xã đã làm được gần 30 km điện chiếu sáng, trên 12 km đường giao thông nông thôn; 10/10 bản có nhà văn hóa; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7,5%. Qua rà soát, Tân Hợp đạt 9/19 tiêu chí theo bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, có 3 bản đạt chuẩn nông thôn mới, đây là kết quả đáng ghi nhận đối với địa bàn xã vùng 3 còn nhiều khó khăn như Tân Hợp.

Mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ của người dân xã Tân Hợp, huyện Mộc Châu.

Anh Mùi Văn Cường, Bí thư chi bộ, Trưởng bản Tầm Phế, chia sẻ: Bà con trong bản đều nhận thức được việc xây dựng nông thôn mới người hưởng lợi nhiều nhất chính là nhân dân, bởi vậy bà con trong bản tích cực góp công sức, tiền của xây dựng các công trình. Đến nay, bản đã hoàn thành gần 3 km đường bê tông liên bản và nội bản với tổng trị giá hơn 1,6 tỷ đồng; trong đó, nhà nước hỗ trợ gần 600 triệu đồng, nhân dân đóng góp hơn 1 tỷ đồng; giao thông thuận lợi, giúp bà con đi lại, giao thương hàng hóa thuận tiện hơn.

Việc học và làm theo Bác ở xã Tân Hợp đang có sức lan tỏa trong cộng đồng, tạo sự đồng thuận và niềm tin trong nhân dân. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Tân Hợp quyết tâm phát huy tinh thần đoàn kết, thế mạnh của địa phương, lựa chọn mô hình kinh tế phù hợp nâng cao giá trị canh tác; tăng thu nhập cho người dân; tiếp tục củng cố hệ thống chính trị, từng bước xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Bài, ảnh: Việt Anh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tuổi trẻ BĐBP xung kích, sáng tạo, quyết thắng

    Tuổi trẻ BĐBP xung kích, sáng tạo, quyết thắng

    Quốc phòng -
    Những năm qua, tuổi trẻ lực lượng Bộ đội Biên phòng Sơn La đã phát huy vai trò xung kích trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới; tham gia xây dựng “Thế trận biên phòng toàn dân” vững chắc, góp phần phát triển kinh tế, xã hội khu vực biên giới của tỉnh, xây dựng được hình ảnh đẹp người lính quân hàm xanh.
  • 'Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

    Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

    Xã hội -
    Những năm qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh đã phối hợp với các đơn vị triển khai chương trình phẫu thuật miễn phí cho trẻ bị khuyết tật khe hở môi, khe hở vòm miệng trên địa bàn tỉnh, mang lại nụ cười và cho các em một tương lai tốt đẹp hơn.
  • 'Người giữ nghề rèn truyền thống ở bản Pặt Pháy

    Người giữ nghề rèn truyền thống ở bản Pặt Pháy

    Gương sáng bản làng -
    Là thế hệ thứ 3 trong gia đình có nghề rèn truyền thống, lò rèn của gia đình ông Vì Văn Xiên, bản Pặt Pháy, xã Dồm Cang, huyện Sốp Cộp, vẫn sớm tối “đỏ lửa” trong gần 40 năm qua. Với những bí quyết gia truyền, sản phẩm rèn có độ tinh xảo, sắc và bền, được nhiều khách hàng ưa chuộng.
  • 'Cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI

    Cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI

    Cải cách hành chính -
    PAPI là Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam nhằm đo lường và so sánh trải nghiệm, cảm nhận của người dân về hiệu quả, chất lượng thực thi chính sách, cung cấp dịch vụ công của chính quyền địa phương. Thời gian qua, chính quyền các cấp trong tỉnh đã đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công vụ, góp phần nâng chỉ số PAPI tỉnh Sơn La năm 2023 vươn lên đứng thứ 30/63 tỉnh, thành phố, tăng 17 bậc so với năm 2022.
  • 'Xây dựng và phát triển các sản phẩm cá sông Đà

    Xây dựng và phát triển các sản phẩm cá sông Đà

    Kinh tế -
    Quỳnh Nhai hiện có hơn 10.000 ha mặt nước lòng hồ, đây là lợi thế để huyện phát triển nuôi cá lồng và đánh bắt thủy sản. Với sản lượng thủy sản nuôi và đánh bắt lớn, các HTX, hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện đã từng bước phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương, xây dựng thương hiệu cá sông Đà của Quỳnh Nhai.
  • 'Chung tay xóa nghèo ở xã đặc biệt khó khăn

    Chung tay xóa nghèo ở xã đặc biệt khó khăn

    Xã hội -
    Những năm qua, huyện Mai Sơn đã huy động hiệu quả các nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn, giúp hộ nghèo từng bước nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
  • 'Nông dân Sơn La tích cực chuyển đổi số

    Nông dân Sơn La tích cực chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp đang được nông dân trong tỉnh tích cực triển khai, áp dụng từ quy trình sản xuất đến quảng bá, kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, nâng cao giá trị sản phẩm, hướng tới hình thành nền sản xuất nông nghiệp hiện đại.
  • 'HTX tiêu biểu trong sản xuất nông nghiệp

    HTX tiêu biểu trong sản xuất nông nghiệp

    Kinh tế -
    Với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hỗ trợ nhau tiêu thụ sản phẩm, liên kết phát triển bền vững, HTX nông nghiệp An Phú, tổ 2, phường Chiềng An, Thành phố, là HTX tiêu biểu của tỉnh, đã tạo việc làm, thu nhập ổn định cho các thành viên và nhiều lao động.
  • 'Ổn định sản xuất, chăm lo đời sống người lao động

    Ổn định sản xuất, chăm lo đời sống người lao động

    Xã hội -
    Những ngày tháng 5 lịch sử, cán bộ, công nhân, người lao động tại các nhà máy trên địa bàn huyện Mai Sơn đang nỗ lực thi đua, sản xuất, phấn đấu lập nhiều thành tích chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ; 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và kỷ niệm 134 năm Ngày Quốc tế lao động 1/5.
  • 'Đẩy mạnh phong trào thi đua trong cán bộ, công chức, viên chức

    Đẩy mạnh phong trào thi đua trong cán bộ, công chức, viên chức

    Xã hội -
    Công đoàn Viên chức tỉnh có 69 công đoàn cơ sở, 3.508 đoàn viên. Những năm qua, phong trào thi đua tại các công đoàn cơ sở được triển khai sâu rộng, góp phần quan trọng hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, khơi dậy ý thức trách nhiệm, sức sáng tạo trong quá trình công tác, học tập của cán bộ, đoàn viên công đoàn.
  • 'Thanh niên xung phong trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh niên xung phong trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    70  năm đã trôi qua, nhưng ký ức của những thanh niên xung phong trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn in đậm về những ngày tháng hào hùng tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ tuyến giao thông huyết mạch lên chiến trường Điện Biên Phủ. Không để một giờ “mạch máu giao thông ngừng chảy”, những thanh niên xung phong đã hiến dâng tuổi thanh xuân, xương máu, góp sức làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
  • 'Lực lượng vũ trang Sơn La trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    Lực lượng vũ trang Sơn La trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, mốc son chói lọi trong lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, là cuộc chiến không cân sức của một dân tộc nhỏ, yếu, mới thoát khỏi ách nô lệ đã đánh thắng đế quốc, thực dân sừng sỏ, hùng mạnh bậc nhất thế giới trong thế kỷ XX. Buộc thực dân Pháp phải ký vào hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 11/7/1954, công nhận nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương.